Tổ chức phân tán

Một phần của tài liệu Hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của viễn thông Hải Phòng (Trang 67 - 68)

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG

4.1.1.3Tổ chức phân tán

Việc thực hiện các chức năng quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra ở hai phạm vi: Một phần tại Trung tâm điều hành toàn công ty, và một phần tại các đài viễn thông khu vực. Nhiều hoạt động cập nhật dữ liệu và xử lý được thực hiện theo từng khu vực mà một đài viễn thông quản lý. Vì thế có thể tổ chức hệ thống dữ liệu theo nguyên tắc một hệ thống đồng nhất. Với hệ thống này, tất cả các bảng dữ liệu của trung tâm và các đài địa phương là một. Nhưng ở trung tâm lưu tất cả dữ liệu cần thiết phải tìm kiếm, tổng hợp và xử lý cho các báo cáo và quản lý thường xuyên. Ở các cơ sở dữ liệu thuộc các đài khu vực cũng lưu dữ liệu đó nhưng chỉ gồm dữ liệu thuộc phạm vi khu vực sử dụng và quản lý. Những dữ liệu cập nhật và phát sinh trong quá trình xử lý của các đài khu vực sẽ được cập nhật định kỳ về trung tâm nhờ công cụ cập nhật đồng bộ hóa của Oracle.

Với nội dung phân tán như vậy, ở mỗi đài khu vực chỉ lưu các dữ liệu chính thuộc các quan hệ nằm trong đường nét đứt ở hình 4.2. mà tương ứng với khu vực của mình và sơ đồ phân tán dữ liệu định vị cho một “khu vưc A” có lược đồ tổng quát như sau:

QUANHE“khu vuc k” = SELECT khu vuc = “khu vuc k”QUANHE

Trong đó, QUANHE là bảng dữ liệu tổng thể của CSDL trung tâm, QUANHE“khu vuc k” là bảng dữ liệu tương ứng định vị cho “khu vuc k”, nếu bảng QUANHE có chứa thuộc tính khu vuc và ta cũng có QUANHE tổng thể là hợp nhất của các quan hệ bộ phận:

QUANHE = QUANHE“khu vuc 1”QUANHE“khu vuc n”

Nếu bảng quan hệ QUANHE không chứa thuộc tính “khu vuc” thì theo mô hình liên kết ở hình 4.2, nó phải chứa khóa của một quan hệ nào đó mà có chứa đặc trưng thuộc về khu vực này. Ví dụ, trong hình 4.2 giả sử quan hệ NHAN_VIEN không chứa thuộc tính khu vực, nhưng chắc chắn nó chứa thuộc tính khóa ma_to của TO_QL và TO_QL chắc chắn chứa thuộc tính khóa ma_dai của DAI_QL quản lý khu vuc k. Khi đó có thể xác định phân quan hệ NHAN_VIEN định vị ở “khu vuc k” bằng biểu thức phức tạp hơn như sau:

NHAN_VIEN“khu vuc k” = SELECT *

FROM NHANVIEN

WHERE (NHAN_VIEN.ma_to =TO_QLY.ma_to) AND TO_QLY.ma_dai =”ma_dai khu vuc k”

Khi đó ta cũng có quan hệ NHAN_VIEN tổng thể là hợp nhất của quan hệ NHAN_VIEN của các khu vực

NHAN_VIEN = NHAN_VIEN“khu vuc 1”  NHAN_VIEN“khu vuc n”

Các biểu thực trên đây cho phép ta định vị được dữ liệu của mỗi quan hệ theo từng khu vực cũng như khi cập nhật về trung tâm dữ liệu từ các khu vực mỗi khi cần đồng bộ hóa đảm bảo bổ sung các dữ liệu mới được phát sinh qua mỗi chu kỳ.

Một phần của tài liệu Hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của viễn thông Hải Phòng (Trang 67 - 68)