Số lượng người lao động trong công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải và Thương mại TRANSCO (Trang 37)

Tại thời điểm 12/2008, tổng số lao động trong Công ty là 114 người. Trong đó có 10 lao động nữ và 104 lao động nam.

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty Transco

LOẠI LAO ĐỘNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Phân theo trình độ học vấn: Đại học

Cao đẳng Trung cấp

Công nhân kỹ thuật

57 2 3 52 50% 1,75% 2,63% 45,62% Tổng số lao động 114 100%

(Nguồn: Phòng nhân chính Công ty Transco) b. Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp

* Chế độ làm việc:

Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Công ty thực hiện chế độ làm việc 5 ngày làm việc/tuần và 8 giờ/ngày.

* Chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân lực:

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty, Công ty đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn của cán bộ công nhân viên và thuyền viên.

Đối với thuyền viên: Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ sỹ quan

thuyền viên, Công ty thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên trực tiếp ngay tại Công ty và trên các phương tiện vận tải biển, gửi thuyền viên tham dự các khoá đào tạo cập nhất kiến thức, kỹ năng thực hành tại các cơ sở đạo tạo thuyền viên chuyên nghiệp trong nước. Các sỹ quan thuyền viên mới tuyển dụng phải trải qua các khoá huấn luyện ngắn hạn trước khi đưa xuống các phương tiện vận tải.

Đối với lao động gián tiếp: Công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả

trong và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc, tham gia các khoá tập huấn các chế độ chính sách mới của Nhà nước.

* Chính sách lương, thưởng, phúc lợi:

Công ty áp dụng chính sách trả lương theo năng suất và hiệu quả làm việc của từng lao động. Có chính sách khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến và giải pháp kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

khen thưởng Kỷ luật họp đánh giá mức độ cống hiến của từng nhân viên trong Công ty, trên cở sở đó đề ra mức khen thưởng lợi ích cụ thể với từng người, điều này đã khuyến khích Cán bộ công nhân viên Công ty nỗ lực làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty.

Hằng năm, Công ty tổ chức cho Cán bộ Công nhân viên đi tham quan, du lịch nhằm khuyến khích động viên người lao động gắn bó với Công ty.

2.2.1.7. Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết trong năm 2008

Bảng 2: Danh sách các hợp đồng vận tải lớn của TRANSCO

STT Đối tác Sản phẩm cung cấp Giá trị

(triệu đồng) Ngày ký hợp đồng

1 McCoy (Thailand) Co.,ltd Hợp đồng vận tải 30.347 28/11/2007

2 Constrexim Hợp đồng vận tải 19.057 14/02/2008

3 Teparak Inter Marine Ltd Hợp đồng vận tải 13.631 01/02/2008

4 C/ty Xi măng ChinFon Hợp đồng vận tải 17.657 15/03/2008

5 C/ty cổ phần Hoà Phát Hợp đồng vận tải 11.070 18/01/2008

6 C/ty thép Vinausteel Hợp đồng vận tải 11.036 11/05/2007

7 C/ty thép SSE Hợp đồng vận tải 12.083 13/05/2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 C/ty TNHH Vĩnh Thành Hợp đồng vận tải 11.881 01/01/2007

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Transco)

Các hợp đồng có giá trị lớn nhất của Công ty là Hợp đồng ký với McCoy (Thailand) Co.,ltd và Teparak Inter Marine Ltd. Hàng năm, Công ty thường có 30 - 32 chuyến chở than từ cảng Cẩm Phả - Việt Nam sang cảng Koshichang Thái Lan, sau đó Công ty lại chuyên chở thạch cao về Việt Nam. Các hợp đồng này chiếm khoảng 60% doanh thu, lợi nhuận Công ty, tạo

nguồn hàng ổn định hai chiều, giảm thiểu khả năng chạy rỗng và tăng hệ số khai thác vận doanh của tàu. Ngoài ra Công ty còn ký các hợp đồng chở gạo, klinker, phân bón, cám dừa với các bạn hàng truyền thống chuyên chở giữa các cảng Đông Nam Á.

Các hợp đồng vận tải giữa Công ty và khách hàng thường là các hợp đồng nguyên tắc dài hạn, ổn định đã được triển khai trong suốt nhiều năm qua. Các hợp đồng nguyên tắc này có ý nghĩa ghi nhận cam kết hợp tác giữa hai bên và có thể coi như hợp đồng vô thời hạn, còn trên thực tế, lượng hàng được xếp và thời gian xếp hàng được ghi nhận theo từng hợp đồng cụ thể phát sinh. Bên cạnh đó, Công ty cũng ký kết các hợp đồng lẻ ngắn hạn với các bạn hàng khác nhằm tăng doanh thu, mở rộng quan hệ khách hàng và làm bước đệm để có thể hợp tác thực hiện các hợp đồng dài hạn trong tương lai .

2.2.2. Thực trạng hoạt động vận tải biển của TRANSCO trong một số năm gần đây

Từ khi được thành lập cho đến nay Công ty đã có sự biến đổi đáng kể cả về chất và lượng. Qua mỗi năm, Công ty đã phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức hai và năm 2008 là ba con số. Thực tế đã chứng minh hiệu quả hoạt động của Công ty khi vốn điều lệ tăng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng, đồng thời doanh thu liên tục tăng đáng kể.

Bảng 3: Bảng tổng hợp doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế qua các năm

(đơn vị: triệuđồng)

STT DIỄN GIẢI NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

1. HOẠT ĐỘNG

VẬN TẢI 57.187 50.634 61.059 143.181

1.1.Vận tải

biển nội địa 2.046 8.102 5.746 10.745

1.2.Vận tải biển quốc tế 55.141 42.532 55.312 59.142 +Vận chuyển hàng xuất khẩu 17.498 11.647 21.380 26.104 +Vận chuyển hàng nhập khẩu 36.380 27.014 27.471 39.041 +Chở thuê 1.262 3.870 6.460 8.148 2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 17.481 21.420 28.414 143.181 3. TỔNG DOANH THU 74.668 72.054 89.473 189.023 4. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 10.613 6.624 6.745 19.352

Biểu đồ 1: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Transco (2005 - 2008)

Giai đoạn 2000- 2005 là chu kỳ đi lên của thị trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng. Khối lượng và quy mô vận chuyển tăng trưởng liên tục, vượt xa khả năng đáp ứng của số tấn trọng tải tàu hiện có khiến giá cước vận

của Công ty trong năm 2005 có sự tăng trưởng rất ấn tượng, các hệ số vận doanh cao do đội tàu không có chiếc nào đến kỳ lên đà sửa chữa lớn. Từ cuối năm 2005 sang nửa đầu năm 2006, xu thế đi xuống của thị trường thể hiện rõ nét qua các chỉ số giá cước bình quân thị trường giảm từ 5-10%, thậm chí có thời điểm mức suy giảm thực tế còn lớn hơn. Trong thời gian này, Công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định: thời gian vận doanh của đội tàu giảm mạnh do thời gian sửa chữa khắc phục sự cố hệ trục của tàu Hùng Vương 03 kéo dài gần 3 tháng, khiến tàu không thể đưa vào khai thác. Đồng thời, giá dầu thô thế giới tăng đột biến, theo tính toán giá dầu năm 2006 tăng khoảng 60-65% so với cuối năm 2004. Việc tăng giá dầu này đã ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải nói chung và của Công ty nói riêng do chi phí nhiên liệu có tỷ trọng lớn nhất (khoảng 30-32%) trong cơ cấu giá thành của Công ty. Do vậy, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2006 đều thấp hơn so với năm 2005.

Sang năm 2007, thị trường vận tải trong nước và quốc tế trên đà tăng trưởng, tuy giá cước tại khu vực Đông Nam Á mức tăng so với khu vực khác không nhiều nhưng cũng đã tạo điều kiện tốt cho đội tàu của Công ty. Tàu Hà Tây phải đưa vào sửa chữa nhưng sau đó được khai thác hiệu quả, chi phí sửa chữa thường xuyên giảm. Tàu Hùng Vương 03 được chuyển hướng sang chạy tuyến xa hơn và chở một số loại hàng cước cao hơn như gạo, phân bón, sắt thép. Tuy nhiên, đến cuối năm tàu Hùng Vương do sự cố chân vịt phải vào đà sửa chữa, làm giảm 1 chuyến khai thác trong năm 2007, giảm doanh thu và lãi của tàu. Giá nhiên liệu và vật tư liên tục tăng và ngày càng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành nhưng công tác khai thác của Công ty luôn nắm bắt tốt thị trường, nghiên cứu thay đổi cơ cấu mặt hàng tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, do vậy Công ty vẫn hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lãi và chia cổ tức.

Chân hàng nội địa tuy dồi dào hơn so với năm trước nhưng vẫn không ổn định, các tàu vận tải hàng khô tham gia vận chuyển nội địa thường khan hiếm, đặc biệt trong mùa mưa bão, việc thuê vỏ container và tàu vận chuyển container cũng rất khó khăn. Giá cước khoán dịch vụ có tăng nhẹ nhưng các chi phí như thuê phương tiện, giao nhận đều tăng do ảnh hưởng của việc tăng giá chung của nhiều hàng hoá khác. Tuy nhiên công tác dịch vụ đã tìm được nhiều nguồn hàng mới, hợp lý hoá các cung đoạn dịch vụ, tiết kiệm các chi phí, nên doanh thu và lãi dịch vụ năm 2007 tăng so với năm trước.

Năm 2008, tàu Transco Star được đưa vào khai thác hợp lý đã làm tăng đáng kể sản lượng khai thác cũng như doanh thu của Công ty. Thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế nửa đầu năm diễn ra sôi động nhưng nửa cuối năm lại bắt đầu có chiều hướng đi xuống do tác động tiêu cực từ sự đi xuống của nền kinh tế thế giới. Chân hàng vận chuyển khan hiếm, giá cước thuê tàu liên tục giảm mạnh đặc biệt với nhóm hàng khô. Giá dầu thô thế giới tăng cao trong nửa đầu năm 2008, giá nhiên liệu trong nước đã điều chỉnh với mức tăng trên dưới 30%, cao nhất từ trước đến nay đã tác động không nhỏ đến các yếu tố đầu vào của Công ty. Tuy nhiên Transco vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng khá ấn tượng ( doanh thu tăng 211%, lợi nhuận trước thuế tăng 270%) bất chấp những khó khăn, bất ổn và biến động của nền kinh tế trong nước và khu vực hiện nay. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ đó là do: 1) định hướng kinh doanh đúng đắn, tập trung vào phân khúc thị trường hàng khô mà doanh nghiệp có kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh; 2) Chiến lược đầu tư phát triển đội tàu đúng thời điểm, phù hợp với quy mô vốn và khả năng quản lý của doanh nghiệp; 3) Kiểm soát tốt chi phí giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm vận tải, cụ thể giá cước thuê tàu tăng nhanh hơn mức độ tăng của giá thành vận tải nên giá nhiên liệu và lạm phát cao chưa tác động nhiều đến hoạt

Bảng 4: Cơ cấu doanh thu thuần của Công ty theo từng lĩnh vực kinh doanh

(đơn vị: triệuđồng)

Lĩnh vực

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vận tải 50.634 70,27 61.059 68,24 143.181 75,75 Dịch vụ 21.420 29,73 28.414 31,76 45.842 24,25 Tổng cộng 72.054 100 89.473 100 189.023 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Transco)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ lĩnh vực vận tải chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ tổng doanh thu thuần của Công ty (hơn 70%) và ngày càng tăng. Điều này cho thấy vận tải là lĩnh vực hoạt động chủ yếu mang lại nguồn doanh thu chính cho Công ty. Trong năm 2007 tỷ trọng của vận tải trong tổng doanh thu thuần có giảm một chút so với tỷ trọng vận tải của năm 2006 do công tác dịch vụ của Công ty đã tìm được nhiều nguồn hàng mới, hợp lý hoá các cung đoạn dịch vụ, tiết kiệm các chi phí, nên doanh thu và lãi dịch vụ năm 2007 tăng so với năm trước. Giá trị vận tải cũng tăng lên đáng kể qua từng năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả và ngày càng phát triển (vận tải tăng 135% và dịch vụ tăng 61,33%). Ta có thể nhìn thấy rõ tỷ trọng doanh thu thuần của vận tải và dịch vụ của công ty qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu thuần trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ - 2007

Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu thuần trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ - 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 doanh thu thuần từ hoạt động vận tải của Công ty cổ phần TRANSCO chiếm tỷ trọng cao là 68,24%, đạt 61.059 triệu đồng và tỷ trọng

năm 2007 tỷ trọng của vận tải trong tổng doanh thu thuần có giảm một chút so với tỷ trọng vận tải của năm 2006 do công tác dịch vụ của Công ty đã tìm được nhiều nguồn hàng mới, hợp lý hoá các cung đoạn dịch vụ, tiết kiệm các chi phí, nên doanh thu và lãi dịch vụ năm 2007 tăng so với năm trước. Giá trị vận tải cũng tăng lên đáng kể qua từng năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả và ngày càng phát triển.

Doanh thu thuần tư hoạt động vận tải của TRANSCO năm 2008 (đạt 143.181 triệu đồng) đã tăng lên so với năm 2007 (61.059 triệu đồng), tương ứng tăng lên 135%. Nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ tổng doanh thu thuần của Công ty từ hoạt động vận tải và dịch vụ (chiếm 75,75%) và có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy vận tải là lĩnh vực hoạt động chủ yếu mang lại nguồn doanh thu chính cho Công ty. Cùng với sự phát triển của hoạt động vận tải, công ty cũng quan tâm và phát triển các hoạt động dịch vụ và doanh thu của hoạt động này cũng đã tăng lên so với năm 2007(năm 2008 đạt 45.842 triệu đồng, tăng 61,33%)

Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận toàn Công ty

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Công ty Cổ phần Transco)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy mức tăng trưởng lợi nhuận từ các hoạt động vận tải, dịch vụ và các hoạt động khác của công ty trong năm 2008 so

Lĩnh vực HĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Vận tải 5.463 82,47% 5.672 84,08% 16.886 87,26%

Dịch vụ 154 2,32% 415 6,16% 996 5,15%

HĐ khác 1.007 15,21% 658 9,76% 1.468 7,59%

với 2007 tăng lên rõ rệt về mặt giá trị. Lợi nhuận từ hoạt động vận tải của công ty năm 2006 đạt 5.463 triệu đồng, năm 2007 đạt 5.672 triệu đồng (tăng 38,30%), năm 2008 đạt 16.886 triệu đồng (tăng 197,7%). Tỷ trọng của mức lợi nhuận của hoạt động vận tải và dịch vụ của công ty cũng đã tăng lên (tương ứng năm 2006 là 82,47% và 2,32%, năm 2007 là 84,04% và 6,16%, năm 2008 là 87,26% và 5,15%) còn tỷ trọng lợi nhuận thu từ các hoạt động khác đã giảm đi tương đối (năm 2006 chiếm 15,21%, năm 2008 chiếm 7,59%). Điều này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: Cơ cấu lợi nhuận của TRANSCO 2007 - 2008

2008 đạt 16.886 triệu đồng, tăng 197,7%. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác cũng có mức tăng trưởng cao, tương ứng là 139,98% và 123,13%. Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng công ty đã rất chú trọng việc phát triển các hoạt động vận tải hơn các hoạt động khác. Để có được sự tăng trưởng lớn như vậy là do việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh doanh, mở rộng và nâng cao năng lực kinh doanh của công ty đúng đắn, có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, công ty cũng có kế hoạch thực hiện tăng trưởng mạnh hơn và đồng bộ hơn các hoạt động kinh doanh của mình. TRANSCO phần đấu đạt mục tiêu đầu tư, phát triển và tăng doanh thu, lợi nhuận từ cả hoạt động vận tải và dịch vụ của công ty cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Các hoạt động khác sẽ vẫn được duy trì và

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải và Thương mại TRANSCO (Trang 37)