Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán (Trang 57 - 66)

II. Phân tích tình hình tài chính của công ty XNK thiết bị điện ảnh truyền

1. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của công ty

2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

Trong những năm gần đây, mặc dù công ty gặp phải nhiều khó khăn nhưng với những cố gắng không ngừng Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình đã hình được một số vị thế nhất định so với các Công ty khác trong cùng ngành và trong nền kinh tế quốc dân. Công ty luôn có những đổi mới trong cách tổ chức và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác nhau trên nhiều phương diện, Công ty đã đề ra những phương hướng chiến lược kinh doanh nhằm thay đổi diện mạo của Công ty. Với vị trí như hiện nay, Công ty đang cố gắng đầu tư, cải tạo và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát huy thế mạnh trên nhiều góc độ sao cho phù hợp với những yếu tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của mình.

Từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, khi chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường thì vấn đề lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh chính là mục tiêu hàng đầu mà Công ty theo đuổi. Nắm bắt được vai trò quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, Công ty luôn cố gắng bằng mọi biện pháp để cải thiện chỉ tiêu này, làm cho lợi nhuận kỳ sau cao hơn năm trước. Từ những báo cáo kết quả kinh doanh trong những năm trước đây cho đến các báo cáo kết quả kinh doanh mấy năm gần đây, đặc biệt là trong hai năm : 2001 - 2002 cho thấy Công ty đã có những cố gắng đáng kể. Tuy kết quả kinh doanh chưa thực sự là cao nhưng nó cũng chứng tỏ rằng Công ty thực sự có tiềm năng và nếu được khai thác đúng hướng thì sẽ còn đạt kết quả cao hơn nữa.

Theo số liệu trong BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Công ty,ta thấy rằng tổng tài sản (hoặc nguồn vốn) cuối kỳ so với đầu năm tăng lên 1.146.915.370 VNĐ (= 17.813.404.514-16.666.489.144) tương đương tăng 10.68%:

Từ đó cho thấy mức độ sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của Công ty nói chung đã tăng lên và cũng cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung được mở rộng. Trong năm 2001, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn như công ty phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác, cùng với sự phát triển đột phá của ngành truyền hình trong nước nên nhu cầu thiết bị ngành này đòi hỏi cao hơn, Công ty đã vượt qua được những khó khăn đó và làm ăn bắt đầu có lãi. Năm 2001, Công ty đã bị lỗ 117.587.364 VNĐ nhưng nhờ sự nỗ lực và cố gắng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nên sang đến năm 2002, Công ty đã đưa tổng mức lợi nhuận trước thuế lên đến 68.728.424 VNĐ, đạt mức kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, để thấy rõ được tình hình tài chính của Công ty ta cần phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản( vốn) và cơ cấu nguồn vốn của Công ty, trên cơ sở đó có thể kết luận cơ cấu đó có hợp lý hay không.

2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

Căn cứ vào BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình, ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 7 : Cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm/ đầu năm

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH 4.580.193.665 27,5% 4.262.632.457 24% 311.561.370 3,5% TSLĐ và ĐTNH 12.086.295.479 13.550.772.057 76% 1.454.476.654 3.5

Nhìn vào bảng trên ta thấy đầu năm TSCĐ và ĐTDH chiếm 27,5%; TSLĐ và ĐTNH chiếm 72,5%;, cuối năm TSCĐ và ĐTDH chiếm 24% còn TSLĐ và ĐTNH chiếm 76%. Điều này chứng tỏ hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng lên

1.146.915.370 VNĐ, với số tương đối tăng 10,68%( đạt 110,68%) đã chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng lên, thể hiện:

* TSCĐ và ĐTDH giảm so với đầu năm 317.561.208 VNĐ tức là giảm 6,94% và tỷ trọng cuối kỳ so với đầu năm giảm 3,5% là do:

+ TSCĐ: Dựa vào báo cáo tăng, giảm TSCĐ năm 2002 và Bảng Cân đối kế toán của Công ty ta thấy TSCĐ trong năm được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn do Ngân sách cấp còn các nguồn khác không có.

TSCĐ : của công ty bao gồm đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý và một số TSCĐ khác. TSCĐ giảm là do lượng mua sắm mới là không đáng kể. Giá trị mua sắm là 49.761.362 VNĐ trong đó bao gồm 15.714.300 VNĐ là giá trị máy móc thiết bị và 34.047.062 VNĐ là giá trị thiết bị dụng cụ quản lý. Giá trị mua sắm mới so với hao mòn của hai loại tài sản này là quá lớn, cụ thể là hao mòn 5.8822.145.839 VNĐ đối với máy móc thiết bị, 144..230.592 VNĐ đối với thiết bị dụng cụ quản lý. Mặc dù trong năm TSCĐ không giảm nhưng lượng hao mòn quá lớn dẫn đến giá trị TSCĐ giảm hơn so với năm trước. Điều này cho thấy việc đầu tư mới TSCĐ của Công ty là bị hạn chế do vậy có sự giảm TSCĐ. Tuy nhiên, các loại TSCĐ của Công ty về máy móc thiết bị được bảo dưỡng tốt cho nên vẫn đảm bảo hoạt động bình thường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho Công ty là phải nghiên cứu tìm giải pháp đầu tư sắm mới hoặc trang bị hiện đại hơn nữa cho phương tiện chủ yếu của hoạt động kinh doanh.

+ Các khoản ĐTDH và chi phí XDCB của Công ty hầu như là không có, vì thế việc giảm tài sản chủ yếu là do giảm TSCĐ và do đó, ngoài việc quan tâm đầu tư sắm mới TSCĐ Công ty cần nỗ lực hơn trong việc ĐTDH, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đầu tư cho XDCB.

Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu sau:

TSCĐ và ĐTDH

Tỷ suất đầu tư = *100%

4.580.193.665 Năm 2001 = * 100% =27,48% 16.666.489.144 4.262.632.457 Năm 2002 = * 100% =23,93% 17.813.404.514

Như vậy, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 3,55% và như đã phân tích trên vì TSCĐ bị giảm so với kỳ trước do đó có thể thấy được rằng Công ty vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ.

* Về TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ tăng 1.454.476.578 VNĐ với số tương đối là 12,03% và tỷ trọng của nó trong tổng tài sản cũng tăng 3,5% so với đầu kỳ là do:

+ Vốn bằng tiền của Công ty giảm 252.008.380 VNĐ tương đương giảm 50,80% so với đầu kỳ. Vốn bằng tiền giảm chủ yếu là do tiền gửi Ngân hàng giảm 275.266.217 VNĐ (= 197.616.762- 472.882.979).

+ Các khoản phải thu của Công ty năm 2002 giảm so với đầu kỳ là 9.635.307 VNĐ tương đương giảm 1,34%. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản đầu năm là 17,0% cuối năm là 15,95% chủ yếu là giảm các khoản ứng trước cho người bán:

- Các khoản phải thu của khách hàng cuối kỳ tăng 51.583.493 VNĐ tương đương tăng lên 2,37%. Khoản phải thu khách hàng tăng lên chứng tỏ thị phần của Công ty đã được mở rộng ít nhiều. Tuy nhiên, công ty cần phải có những biện pháp thu hồi các khoản nợ đúng thời hạn để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều.

- Các khoản trả trước cho người bán giảm so với đầu kỳ 57.517.469 VNĐ tương đương với giảm 9,33%, điều này chứng tỏ uy tín của Công ty với khách hàng và nhà cung cấp đã được nâng cao.

+ Hàng tồn kho của Công ty tăng 1.884.622.780 VNĐ tương đương tăng 22%. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. Tuy nhiên, mức tăng này mức tăng này chứng tỏ mức dự trữ hàng tồn kho chiếm quá nhiều so với mức

tăng tổng doanh thu hàng bán ra trong năm 2002 so với năm 2001 là 1.767.321.421 VNĐ (= 13.703.0810117- 11.935.759.696). Do vậy, Công ty cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu và giảm mức tồn kho xuống cho hợp lý.

+ TSLĐ khác giảm 158.502.885 VNĐ tương đương giảm 91,04% và tỷ trọng của nó so với tổng tài sản cũng giảm 0,97% ( từ 1,05% xuống 0,08%), điều này có thể được đánh giá là tốt. Khoản mục này giảm là do các khoản tạm ứng, các khoản chi phí trả trước giảm so với đầu năm.

Qua phân tích về cơ cấu tài sản của Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình ta thấy TSLĐ tăng mạnh hơn TSCĐ, nhưng do TSCĐ của Công ty vẫn hoạt động có hiệu quả, cho sản phẩm đạt chất lượng theo định mức và yêu cầu đặt ra cho nên tỷ lệ đầu tư giảm xuống không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của Công ty được phân bổ như vậy chưa tật hợp lý, song điều đó chưa thể hiện được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay không, do đó phải kết hợp với việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 8: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn: Đơn vị VN

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Đầu năm so với cuối kỳ

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ Trọng A- Nợ phải trả 8.179.423.367 49,0 9.334.290.136 52,5 1.154.866.769 114,20 I- Nợ ngắn hạn 8.179.423.367 49,0 9.334.290.136 52,5 1.154.866.769 114,20 II- Nợ dài hạn III- Nợ khác B- Nguồnvốnchủ sở hữu 8.487.065.777 51 8.479.114.378 47,5 -8.951.399 99,90 I- Nguồn vốn quỹ 8.487.065.777 51 8.479.114.378 47,5 -8.951.399 99,90 II- Nguồn kinh

phí

Tổng cộng nguồn vốn

16.666.489.144 100 17.813.404.514 100 110,68

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh

doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Số liệu dùng để phân tích được thể hiện trong bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn được lập từ số liệu trên BCĐKT của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2002.

Để phân tích trước hết ta phải xác định tỷ suất tự tài trợ theo công thức sau: Nguồn vốn Chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = * 100% Tổng nguồn vốn 8.487.065.777 Đầu năm = * 100% = 50,92% 16.666.489.144 8.479.114.378 Cuối năm = * 100% = 47,60% 17.813.404.514

Để khẳng định khả năng tự tài trợ của Công ty là tốt hay không ta phải đặt chỉ tiêu trong điều kiện đặc thù của Công ty là doanh nghiệp thương mại. Đầu năm tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 50,92% là tương đối tốt, khả năng độc lập về mặt tài chính là tương đối cao, song cuối kỳ tỷ suất này lại giảm xuống còn 47,60% thấp hơn so với đầu năm 3,32% chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty giảm xuống, Công ty đang thiếu vốn để hoạt động kinh doanh.

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống cả về số tương đối và số tuyệt đối. Số tuyệt đối giảm 8.951.399 VNĐ tương đương với số tương đối giảm 0,1%. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn từ 51% ở đầu năm đã giảm xuống 47,5% ở cuối kỳ, tức là giảm 3,5%. Điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo về mặt tài chính và khả năng độc lập trong kinh doanh của Công ty đã bị giảm xuống, Công ty thực sự đang thiếu vốn để hoạt động.

Trong nguồn vốn Chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn vốn quỹ giảm 8.951.399 VNĐ tương đương giảm 0,1% làm cho nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm tương ứng một lượng 8.951.399 VNĐ và 0,1%. Khi xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn ta thấy tỷ trọng các khoản nợ phải trả tăng 3,5% ( từ 49% đầu năm tăng lên 52,5% cuối năm), tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm từ 51% đầu năm xuống

47,5% cuối kỳ. Tỷ trọng của nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 1.154.866.769 VNĐ tương đương 14,20%. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng chủ yếu là do:

+ Vay ngắn hạn tăng lên 960.189.143 VNĐ tương đương tăng 15,7%. Chỉ tiêu này tăng cho phép đánh giá Công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tư trang trải cho TSLĐ và ĐTNH làm cho tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản tăng lên.

+ Phải trả cho người bán tăng lên 187.716.155 VNĐ (= 444.707.133- 256.990.978) nhưng cho thấy Công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị cung cấp không nhiều so với tổng nguồn vốn tự có của mình. Việc chiếm dụng vốn này với tỷ lệ vừa phải không mang tính tiêu cực vì đó là mối quan hệ tín dụng luôn tồn tại trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, mặt khác các khoản phải trả này đã được Công ty đảm bảo thanh toán theo đúng thời hạn. + Các khoản tiền người mua ứng trước, phải trả cho công nhân viên và các khoản phải trả, phải nộp khác cuối kỳ cũng tăng lên so với đầu năm làm cho nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên.

Để đánh giá chính xác hơn nữa tình hình tài chính của Công ty, ta sẽ tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

2.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

Để xem xét nguồn vốn Chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty hay không, dựa vào BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình ta lập bảng phân tích sau đây:

Đơn vị VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ

1- Vốn bằng tiền (I.A.TS) 496.107.455 244.099.175 2- Hàng tồn kho (IV.A.TS) 8.564.323.617 10.448.946.397 3- Tài sản cố định (I.B.TS) 4.580.193.665 4.262.632.557 4- Tổng (1)+(2)+(3) 13.640.624.737 14.955.678.029 5- Nguồn vốn Chủ sở hữu (B.NV) 8.487.065.777 8.479.114.378

6- Chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản (4)-(5)

-5.153.558.960 -4.476.563.651

Qua số liệu trên bảng ta thấy nguồn vốn đầu kỳ và cuối kỳ của Công ty đều không đủ để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là năm 2001 Công ty đã thiếu 5.153.558.960 VNĐ , năm 2002 Công ty thiếu 4.476.563.651 VNĐ( số thiếu của năm sau giảm hơn so với năm trước). Do đó, cả đầu năm và cuối kỳ công ty đã phải huy động vốn từ các nguồn tài trợ, các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với kỳ thanh toán. Như vậy, do thiếu vốn để bù đắp cho tài sản buộc Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị, cá nhân khác để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình.

Giả sử nguồn vốn cần thiết để bù đắp cho tài sản của Công ty bao gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, có nghĩa là Công ty không đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác và cũng không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do đó, ta lập bảng phân tích sau:

Đơn vị VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ

1. Vốn bằng tiền (I.A.TS) 496.107.455 244.099.175 2. Các khoản ĐTNH (II.A.TS) 3. Hàng tồn kho (IV.A.TS) 8.564.323.617 10.448.946.397 4. TSCĐ (I.B.TS) 4.580.193.665 4.262.632.457 5. Các khoản ĐTDH 6. Chi phí XDCB dở dang 7. Ký cược, ký quỹ dài hạn

8. Tổng (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+ (6)+(7) 13.640.624.737 14.955.678.029 9.Nguồn vốn Chủ sở hữu (I.B.NV) 8.487.065.777 8.479.114.378 10. Nguồn vốn vay 6.114.839.417 7.075.028.560 * Vay ngắn hạn 6.114.839.417 7.075.028.560 * Vay dài hạn 11. Tổng (9)+(10) 14.601.905.194 15.554.142.938 12. Chênh lệch (8)-(11) -961.280.457 -598.464.909

Từ số liệu trên bảng cho ta thấy khi nguồn vốn để bù đắp cho các tài sản của Công ty là nguồn vốn Chủ sở hữu và các nguồn vốn vay thì Công ty đã bị thiếu vốn cả ở đầu kỳ và cuối năm, tức là nguồn vốn của Công ty không đủ để sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu năm công ty thiếu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)