TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)

- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:

Chương 3 đã tập trung nêu ra một số phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quan điểm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như nâng cao đầu tư cho giáo dục, hoàn thiện nhận thức và thực tiễn xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa chương trình hình thức đào tạo… Qua các phân tích ở trên giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những yêu cầu mới cao hơn. Việc hợp tác, phối hợp giữa các bên tham gia thị trường lao động (các xí nghiệp có nhu cầu về lao động, các cơ quan đào tạo bồi dưỡng tay nghề) có thể làm cho hoạt động đào tạo xích gần hơn với nhu cầu thực tế của các xí nghiệp và các loại ngành nghề.

KẾT LUẬN

Đề tài: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ỏ nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế- thực trạng và giải pháp ” là một đề tài rất cần được nghiên cứu trong tình hình hiện nay. Có thể khẳng định lại nguồn nhân lực luôn luôn đóng vai trò quan trọng và to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Trong tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, cần có những biện pháp tích cực, phù hợp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không những là vấn đề cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Đảng và nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch đúng đắn với việc sử dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa

học chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Trong thời gian ngắn, đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Làm rõ hơn vai trò của yếu tố con người trong phát triển kinh tế-xã hội và sự cần thiết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời cũng đưa ra một số phương pháp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo kỹ năng cơ bản, đào tạo nâng cao trình độ chính trị và lý luận … và một số kinh nghiệm từ thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản và Hàn Quốc… Qua những kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các nước trên đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam vận dụng và học tập.

Khóa luận đi sâu phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua để thấy rõ những thành tựu và hạn chế, để có những chính sách biện pháp phù hợp phát triền nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, khóa luận cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ sở nhằm tăng cường công tác đào tạo và phát triển của nguồn nhân lực hiện nay.

Do hạn chế về thời gian, nên Khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các Thầy, Cô giáo để giúp em hoàn thiện hơn được khóa luận này.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w