Biện pháp phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại:

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam (Trang 46)

VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1 Phương hướng và mục tiêu phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: mại:

Ban chỉ đạo 127 nhận định, hoạt động buôn lậu qua biên giới sẽ tiếp tục với quy mô và mức độ cao hơn, các đối tượng buôn lậu sẽ tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách và hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý... Trong hoàn cảnh đó, BCĐ 127 chỉ đạo các bộ, ngành và các lực lượng chức năng triển khai đồng loạt các biện pháp trọng yếu trong năm 2011. Cụ thể, các lực lượng chức năng tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường trong nước, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, chống đầu cơ tăng giá quá mức… để bảo đảm ổn định sản xuất, môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và tránh tăng giá, đột biến giá cả cục bộ đối với những mặt hàng thiết yếu;

Lực lượng QLTT chủ trì làm tốt công tác dự báo tình hình, phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm để có giải pháp đối phó, xử lý kịp thời, nhất là tình hình xuất nhập khẩu, biên mậu; Lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới trên biển, trên đất liền, nơi buôn lậu diễn ra phức tạp tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các đường mòn, lối mở nhất là các cửa khẩu phụ.

4.2 Biện pháp phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại: gian lận thương mại:

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w