khiến thị trường CNTT cạnh trạnh ngày càng gay gắt. Do vậy nhà nước cần có các chính sách tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường nhằm ngăn chặn hành vi buôn lậu,
làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể ổn định thị trường nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại sản phẩm CNTT. Nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài vì thế nhà nước nên điều chỉnh tỷ giá ngoại hối theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Nhà nước tiến hành cải cách hành chính, thực hiện mở cửa giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí, đồng thời gia tăng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tranh thủ được các cơ hội phát triển thương mại sản phẩm
Về chính sách thuế: nên xem xét việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách hoãn nộp thuế, hoặc miễn thuế cho các doanh nghiệp thực sự khó khăn, ban hành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh trạnh cao hơn và hoàn thiện hơn.
3.4.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Hiện nay, ngoài những vấn đề nêu trên còn một số vấn đề cần tiếp tục xem xét trong thời gian tới. Cụ thể:
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty: Hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải liên tục nghiên cứu thị trường để xây dựng một kênh phân phối có hiệu quả, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó tìm ra các thế mạnh và điểm yếu của công ty, những cơ hội cũng như các mối nguy hại từ môi trường để ứng dụng vào các hoạt động phát triển thương mại của công ty một cách phù hợp nhất.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm CNTT của công ty còn thấp. Đặc biệt là dòng sản phẩm mang nhãn hiệu Blue Ocean chưa có được thương hiệu trên thị trường. Đặt trong thời đại bùng nổ CNTT như hiện nay thì dòng sản phẩm này rất khó cạnh tranh được với các dòng sản phẩm tên tuổi khác như: Sony, Lenovo, Vaio, DELL,…
- Các vấn đề về nguồn lực:
+ Nguồn vốn: Với nguồn vốn kinh doanh ít ỏi hiện nay công ty liên tục phải quay vòng và tính toán chỉ có thể mở rộng kinh doanh tại các khu vực phía bắc, rất khó
khăn về vốn khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền nam. Do đó công ty cần tìm thêm các nguồn để huy động vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh.
+ Nguồn lực lao động có chất lượng chưa cao: Mặc dù đang nắm trong tay một nguồn lao động có tay nghề cao nhưng nguồn lao động này còn quá ít và công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty cũng còn nhiều tồn tại: chưa có chương trình đào tạo bài bản, cụ thể; các bước tiến hành còn lộn xộn, không bài bản; hình thức đào tạo của công ty chưa đa dạng và phong phú nên chưa thu hút được các đối tượng bên ngoài có nhu cầu được đào tạo chuyên sâu về CNTT. Bên cạnh đó nguồn chi phí phục vụ cho công tác này còn quá ít cần được bổ sung thường xuyên hơn. Với thị trường CNTT liên tục có những sự đổi mới về công nghệ kỹ thuật như hiện nay, công ty cần cập nhật thông tin cho các nhân viên để có thể đuổi kịp với tốc độ phát triển chung của ngành.
MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...1
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm công nghệ thông tin của doanh nghiệp...16
1.3.1.Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô...16
1.3.2.Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành...17
1.3.3.Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp...18
2.2.2.Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh...24
3.3.2.Với nhà nước...36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Hiếu (2009), Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành công nghệ thông tin, Theo TTVN, truy cập ngày 24/03/2012,
<http://biz.cafef.vn/20110929101747138CA49/viet-nam-co-co-hoi-lon-de-phat-trien- nganh-cong-nghe-thong-tin>
2. Lê Tiến Mạnh(08/11/2011), Kích cầu sản phẩm dịch vụ CNTT thương hiệu Việt, Tạp chí ICTNews, truy cập ngày 24/03/2012, <http://vi.shvoong.com/internet-and- technologies/1673676-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-th%C3%B4ng-tin-truy
%E1%BB%81n/#ixzz1qWdEeoe9>
3. Luật thương mại 2005 – số 36/2005/QH11
4. Nguyễn Thị Bích (2010) “ Giải pháp nhằm hạn chế sự biến động của giá đến phát triển thương mại nhóm hàng điện tử, điện lạnh của công ty cổ phần thương mại
điện máy Việt Long trên địa bàn Hà Nội” Luận văn tốt nghiệp - khoa Kinh tế trường
Đại học Thương Mại
5. PGS. TS. Phạm Công Đoàn (2004), Giáo trình kinh tế thương mại dịch vụ – Bộ môn Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Trường Đại học Thương mại.
6. Phạm Đức Sơn (2009) “Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng máy tính tại địa bàn Hà
Nội của công ty Cổ phần truyền thông VINHCOM” Luận văn tốt nghiệp - Bộ môn
Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ, khoa Quản trị - Đại học Thương Mại
7. Ts. Thân Danh Phúc, Ts. Ngô Xuân Bình, Ts. Hà Văn Sự (2006), Đề cương bài
giảng Kinh tế thương mại đại cương, Bộ môn Kinh tế thương mại, Trường Đại học
Thương mại;
8. Ts. Thân Danh Phúc, Ts. Hà Văn Sự (2006), Bài giảng môn học Quản lý nhà
nước về thương mại, Bộ môn Kinh tế thương mại, Trường Đại học Thương mại;
9. Ts. Thân Danh Phúc, Kinh tế thương mại Việt Nam, Bộ môn Kinh tế thương mại, Trường Đại học Thương mại.
10. Trịnh Văn Thắng (2010) “Giải pháp phát triển thương mại mặt sản phẩm điện
tử - điện lạnh ở công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Gia” Luận văn tốt
nghiệp - khoa Kinh tế trường Đại học Thương Mại
11. Website http://thuvienphapluat.vn – trang web thư viện pháp luật.
http://nhandaovadoisong.com.vn/10638/de-thuong-mai-hoacac- san-pham-kh-cn.html/hoi-tro-tachmart-ve-khcn
TÓM LƯỢC
Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm của công ty TNHH
phát triển công nghệ tin học Biển Xanh” được nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện
công tác phát triển thương mại các sản phẩm của công ty. Để làm được điều đó khóa luận tập trung vào nghiên cứu các nội dung sau:
Chương 1: Một số khái quát về phát triển thương mại và phát triển thương mại sản phẩm công ngệ thông tin
Chương 2: Dựa trên cơ sở đã nêu về phát triển thương mại đề tài đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thương mại của công ty. Từ đó rút ra các kết luận về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Chương 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển thương mại các sản phẩm của công ty và kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành có liên quan có những chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương mại.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa em đã gặp phải nhiều khó khăn trước những công việc được giao. Em đã cố gắng hoàn thành công việc cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, các cán bộ thuộc các phòng ban của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh và các bạn học cùng khóa 44 trường Đại học Thương Mại.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là Tiến Sĩ Ngô Xuân Bình đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, sửa bài và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại cùng các thầy cô giáo thuộc khoa Kinh tế và các khoa khác đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt khóa học.
Đồng thời, em cũng xin cám ơn các cán bộ của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh đã tận tình chỉ dạy, cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho em được thực hành các kiến thức đã học để hoàn thành thực tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp.
Bằng sự nhiệt huyết và năng lực của mình em đã hoàn thành khóa luận, tuy nhiên do còn hạn chế về cả kiến thức và kỹ năng nên nội dung bài còn thiếu nhiều. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
CEPT/AFTA: Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT)
GDP: Tổng sản phẩm nội địa
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng doanh thu từ các sản phẩm CNTT của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu theo dòng sản phẩm Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả thương mại