Tác động chính sách tỷ giá TQ tới thương mại một số nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước " ppt (Trang 25 - 28)

Tác động tới Mỹ

Từ năm 1993, Trung Quốc và Mỹ đã mở rộng quan hệ buôn bán. Năm

số một trong xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc, xuất khẩu hàng hoá của

Trung Quốc sang Mỹ đạt 103,3 tỷ USD, chiếm 8,2% giá trị nhập khẩu của

Mỹ. Trung Quốc trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 5 của Mỹ. Thương mại

của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 50%. Tuy nhiên, trong những năm qua Mỹ

chủ yếu bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Năm 2002, thâm hụt thương mại của Mỹ vào khoảng 500 tỷ USD thì có tới 103 tỷ USD là thâm hụt với Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm

2003, xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ lên tới 120 tỷ USD, trong khi nhập

khẩu tăng không đáng kể, chỉ nhích từ 13 lên 19 tỷ USD.

Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kìm giữ tỷ giá giao dịch đồng NDT trong một biên độ hẹp khoảng 8,3 NDT/USD trong một thời gian dài đã giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh không công bằng

trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Mỹ, khiến nhiều việc làm Mỹ trong khu vực sản xuất khàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm

vừa qua, do buôn bán bất lợi với Trung Quốc, Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu công ăn việc làm chiếm 10% trong tổng số người thất nghiệp vì các cơ sở

sản xuất ở Mỹ khó lòng cạnh tranh với chính sách về giá đối với các hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Hơn nữa, có một đồng NDT rẻ đã khiến môi trường đầu tư của Trung Quốc hấp dẫn và các nhà đầu từ Mỹ đã và đang

chuyển sang đầu tư sản xuất ở Trung Quốc.

Do những nguyên nhân trên, Mỹ đang gia tăng sức ép với Trung Quốc

trong vấn đề điều chỉnh chính sách tỷ giá. Một loạt những chuyến viếng thăm, gặp gỡ, bài phát biểu của các quan chức chính quyền ông Bush với

Trung Quốc diễn ra gần đây nhằm gây áp lực để Trung Quốc chấm dứt tình trạng can thiệp vào tiền tề và để thị trường quyết định tỷ giá giữa nhân dân tệ và đô-la. Tuy nhiên, cũng có thể Mỹ chỉ gây sức ép để Trung Quốc điều

chỉnh chút ít giá trị nhân dân tệ để tránh gây thiệt hại lớn về xuất khẩu cho

Trung Quốc. Cong nếu Mỹ buộc Trung Quốc phải nhanh chóng điều chỉnh

giá trị NDT như là một thủ đoạn chính trị thì sẽ dẫn đến cuộc tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Tác động tới Nhật Bản

Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại

hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất khẩu nhằm khôi phục

nền kinh tế. Chỉ chiếm 12% GDP của Nhật, nhưng xuất khẩu hiện là nguồn động lực tăng trưởng duy nhất hữu hiệu hiện nay. Ngoài ra, một đồng yên yếu còn giúp đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hoá từ

Trung Quốc, nhờ đó trợ giúp được các nhà sản xuất trong nước và đẩy chỉ số

giá cả lên cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể làm tổn

hại tới xuất khẩu của Nhật Bản.

Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn một

phần là do thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, chính phủ

Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều này đã khiến cho đồng

Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng USD làm cho hàng hoá xuất khẩu

của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn, cản trở sự phục hối yếu ớt của nền kinh tế

Nhật Bản. Đồng thời với đồng NDT yếu, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập

các thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá Nhật đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật. Theo thống kế do Bộ tài chính của Nhật đưa ra cho thấy

rằng, quan hệ thương mại qua lại Mỹ-Nhật đã giảm đi đột ngột trong 10 tháng đầu năm 2002. Mặc dù thặng dư thương mại của Nhật giảm, nhập

khẩu của họ từ Trung Quốc đã tăng lên 6,31 nghìn tỷ yên trong một năm so

Rõ ràng, cũng như Mỹ, Nhật Bản đang chịu những tác động không

nhỏ từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc hiện nay. Họ cũng đang kêu gọi

Trung Quốc cần tăng giá đồng nhân dân tệ của mình.

Tác động tới EU

Do các nước EU là một liên minh tiền tệ, nên đồng NDT được đánh

thấp so với đồng Euro như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới toàn khối, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở các nước là khác nhau tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các nước. Nói chung, các nước này đều đang phải cạnh tranh gay gắt với

Trung Quốc về giá cả hàng hoá xuất khẩu không chỉ trên thị trường ngoài khối mà còn cả trong khối.

Theo thống kê, thâm hụt thương mại giữa EU và Trung Quốc hiện đã lên tới 47 tỷ euro (tương đương 52 tỷ USD), trong khi đó con số tương đương giữa Mỹ và Trung Quốclà 103 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến

tình trạng này là do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đồng NDT yếu.

Tuy nhiên, không giống như Nhật, Mỹ thúc ép Trung Quốc thả nổi đồng tiền, EU nhấn mạnh việc cải tiến để có một được một hệ thống tỷ giá

linh hoạt hơn là rất cần thiết nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng.

Có thể nhận thấy rằng, hiện nay, không nước muốn có một đồng tiền mạnh và trong bối cảnh đồng USD giảm giá trên thị trường tiền tệ thế giới thì đã làm các đồng tiền đồng loạt tăng giá trong khi đồng NDT vẫn ở mức thấp. Điều này, dấy lên sự phản đối của các nước ở mức độ khác nhau đặc biệt là ba nước lớn trên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước " ppt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)