CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo (Trang 36 - 37)

Chương 4 đã phân tích được các vấn đề xung quanh việc mua quần áo của các bạn sinh viên. Chương 5 này sẽ trình bày tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu được cũng như mô tả sơ lược lại hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang, đồng thời nêu ra một vài kiến nghị để giúp các nhà kinh doanh quần áo có thể kinh doanh tốt hơn.

I/Kết luận.

1.1.Nhận thức nhu cầu.

Đây là bước đầu quan trọng trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng nói chung và hành vi mua sắm quần áo của sinh viên nói riêng.Nhu cầu của các bạn phát sinh đơn thuần ở mức độ “nhu cầu sinh học”(theo tháp nhu cầu của Maslow), các bạn có nhu cầu “đơn giản là để mặc” chiếm đa số. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận quan tâm đến vấn đề thời trang, phong cách và ”khi nhìn thấy đẹp nên các bạn muốn mua cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Nhu cầu mua quần áo để tặng và nhu cầu khác thì rất thấp. Đồng thời, việc mua sắm của các bạn cũng không thường xuyên, ổn định. Đôi lúc bất chợt thấy thích, thấy đẹp nên mua hoặc thường là khi quấn áo đã cũ nên mua quần áo mới, khi tết đến thì không phải bất kỳ một sinh viên nào cũng mua sắm cả. Chỉ có một bộ phận là mua quần áo theo chu kỳ gần như cố định – khi nhận được lương, tiền từ gia đình. Còn một bộ phận có nhu cầu khi đi chơi, đám tiệc.

1.2.Tìm kiếm thông tin.

Phần lớn trong việc mua sắm quần áo, các bạn không hề thu thập thông tin. Nếu có thì từ bạn bè là chính. Việc thu thập từ các chương trình quảng cáo, khuyến mãi cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, một phần cũng do những người bán quần áo không có những chương trình quảng cáo, quảng bá, thu hút khách hàng. Nếu có thì thường là những chương trình sale off, nhưng những mặt hàng sale off ấy dù giá có rẽ nhưng chất lượng thì lại không được tốt.

1.3.Đánh giá các phương án.

Khi mua quấn áo, các bạn sinh viên cũng quan tâm đến rất nhiều yếu tố. Những yếu tố ấy thường là: giá cả, chất lượng, kiểu dáng, và màu sắc. Trong đó, giá cả là yếu tố các bạn quan tâm nhiều nhất, kế đến là chất lượng và kiểu dáng, mức quan tâm thấp nhất trong những yếu tố ấy là màu sắc. Khi mua các bạn lựa chọn những bộ quần áo phù hợp với túi tiền của mình nhưng đối với chất lượng cũng không kém phần quan tâm, chính vì vậy nên có 53% các bạn có sự nhận xét đối với sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng là hợp lý.

Đối với chất lượng quần áo, các bạn cũng có nhiều yếu tố quan tâm. Trong đó, vải mềm, mát, thoải mái được quan tâm ở mức độ 82%, vải không ra màu là 83%. Và khi mua các bạn mua những sản phẩm có tính chất vải mềm, mát, thoải mái là 65% , vải không ra màu là 47%. Tỷ lệ này không là tối đa là do thu nhập cảu các bạn không đủ để mua những sản phẩm tốt hoặc do không mua được những sản phẩm như mong muốn. Yếu tố độ co giãn vừa phải cũng được quan tâm ở mức độ 70% và các bạn cũng đã mua được quần áo có chất lượng như thế với tỷ lệ 42%. Yếu tố không nhăn chỉ được quan tâm ở mức trung bình.

Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.

Kế đến là mức độ quan tâm của các bạn đối với nơi bán. Buồng thử quần áo; nhân viên phục vụ; sự thoáng mát, rộng rãi được các bạn quan tâm nhiều nhất. Bước vào nơi bán cũng như buồng thử quần áo thoáng mát, rộng rãi sẽ không gây cho khách hàng sự bứt rứt, khó chịu. Còn đối với nhân viên phục vụ thì các bạn quan tâm nhiều nhất đối với vui vẻ, nhiệt tình và để cho khách hàng tự do lựa chọn, không đi theo sau như thế sẽ đem lại cho khách hàng cảm giác dễ chịu, thoải mái.

1.4.Ra quyết định.

Nơi mà các bạn mua nhiều nhất là chợ, kế đến là shop, tiếp theo là siêu thị, cuối cùng là quần áo bán bên đường. Quần áo ở chợ được bày bán với rất nhiều kiểu mẫu, có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với rất nhiều mức thu nhập khác nhau, việc so sánh giá cả giữa các nơi bán, đi tìm những kiểu mẫu ưng ý nhất cũng dễ dàng nên được các bạn đến mua nhiều nhất.

Khi mua, các bạn cũng mua các loại quấn áo không có nhãn hiệu là nhiều nhất 62%. Kế đến là BLUE EXCHANGE” có 28% sinh viên lựa chọn, Còn lại các nhãn hiệu khác chiếm tỷ lệ rất thấp:TCM: 20%, NINO MAX: 13%, WOW: 10% , DX MAX: 10%, VIET TIEN: 8%, TOMMY: 5%, BLOOK: 3%.

Đối với các kiểu mẫu quần áo mà các bạn mua chủ yếu là tươi sáng, năng động, phong cách; đơn giản, kín đáo, lịch sự. Các yếu tố khác các bạn không yêu thích nhiều, tỷ lệ đối với các yếu tố rất thấp.

Khi mua quần áo, các bạn chịu ảnh hưởng từ bạn bè và tự bản thân là chính. Còn người bán và người thân thì rất thấp. Đồng thời, các bạn thường thấy thích và mua ngay, một phần các bạn so sánh giá với những nơi khác, lựa chọn khắp các nơi để tìm cái đẹp hơn.

Chi tiêu thì các bạn thường có mức chi tiêu từ 50.000 đến dưới 150.000 đ ( đồng) và từ 150.000 đến dưới 300.000 đ là đa số, dưới 50.000 và trên 300.000 chỉ ở tỷ lệ thấp.

1.5.Hành vi sau khi mua.

Sau khi mua, các bạn có sự đánh giá cho các sản phẩm mà mình đã mua như sau:Hài lòng là 30%, đánh giá bình thường là: 33%. Còn lại là 37%: có khi không hài lòng. Như vậy ta thấy, mặc dầu rất quan tâm đến chất lượng quần áo, kiểu mẫu, có sự lựa chọn rất kỉ, đắn đo trong quyết định của mình,… nhưng đôi lúc các bạn vẫn không hài lòng về những bộ quần áo ấy.

Sau khi mua có đến 83% các bạn có sự trung thành đối với những nơi mà các bạn đã đến. Tuy nhiên các bạn cũng có đến các nơi khác để mua sắm. Còn không quay lại nữa thì tỷ lệ rất thấp.

Đồng thời, xu hướng chi tiêu của các bạn sẽ có sự thay đổi nếu thu nhập thay đổi. Các bạn cũng có mức quan tâm đối với thời trang, nhưng hiện nay phần lớn các bạn có mức thu nhập không cao nên việc chi tiêu cho việc mua sắm vẫn còn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)