Khảo sát độ đúng của phương pháp 36.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng paracetamol và ibuprophene trong thuốc đa thành phần (Trang 40)

Để xác định tính đúng của phương pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp thêm với cách tiến hành tương tự như phần khảo sát độ lặp lại ( phần 3.3.3.) nhưng được thêm lượng chất chuẩn khoảng 20%.

Kết quả khảo sát được ghi trong bảng 9:

Bảng 9: Kết quả khảo sát độ đúng trên viên Alaxan, SKS:003501.

S'1'1 Paracetamol Ibuprofen Thêm vào (mg) Tim thấy (mg)

% tìm lại Thêm vào (mg) Tìm thấy (mg) % tìm lại 1 6,50 6,32 97,2 4,00 3,95 98,8 2 6,50 6,43 98,9 4,00 3,90 97,6 3 6,50 6,28 96,6 4,00 3,98 99,5 4 6,50 6,43 98,9 4,00 3,87 96,8 5 6,50 6,46 99,4 4,00 4,02 100,5 Độ đúng ( % ) 98,2 98,6

Nhận xét: Phương pháp có độ đúng cao 98,2 - 98,6%. Như vậy các kết quả định lượng chấp nhận được.

3.4. SO SẢNH HAI PHƯƠNG PHÁP

3.4.1. So sánh về kết quả định lượng của hai phương pháp:

Các tính toán được thực hiện trên các kết quả thu được khi định lượng viên nén Alaxan, SKS: 003501.

• Paracetamol:

- Phương pháp HPLC:

x= 332,3; n = 5 ; S^I = 7,62.

- Phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại:

ĩ =330, 8; n = 7 ; 522 = 5,2 9. • Ibuprofen:

- Phương pháp HPLC:

x= 204,9; n = 5 ; S^I = 1,80. - Phương pháp chuẩn độ acỉd - base:

x= 203,8; n = 7 ; 522 = 5,2 0.

3.4.2. So sánh về độ chính xác của hai phương pháp:

• Cồng thức tính:

S ^ = ^ E ( X j - ĩ Ý

n-1

F’ = i

So sánh F ’ với giá trị tới hạn của F với mức tin cậy 95%. • Paracetamol:

F ’ = 1,44 < Fq5(57) = 3,97, như vậy kết quả so sánh không có ý nghĩa thống kê.

• Ibuprofen:

F ’ = 1,12 < Fo5(5J) = 3,97, như vậy kết quả so sánh không có ý nghĩa thống kê.

3.4.3. So sánh về hai giá trị trung bình:• Cổng thức tính: • Cổng thức tính: S i = t X Sd Sd = (^1 - l ) S f + ( ^ 2 - l ) S | N, 1 1 - + ■ N , N , • Paracetamol:

X1- X 2 = 1,5 < 8j = 2,64 vói mức tin cậy 99%. Như vậy sự

khác nhau không có ý nghĩa thống kê. • Ibuprofen:

X1- X 2 = 1,1 < 81 = 2,08 vói mức tin cậy 99%. Như vậy sự

khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

3.4.4. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp:

• Phương pháp đo quang phổ hấp thu tử ngoai:

ưu điểm:

- Kỹ thuật đơn giản, thao tác dễ dàng, - Dung môi kiềm sẵn có.

- Kết quả định lượng tin cậy.

Nhược điểm:

- Không định lượng được đồng thời các thành phần trong hỗn hợp, do đó phải qua quá trình tách chiết rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, dung môi hoá chất.

- Dễ xảy ra sai số trong quá trình chiết tách, cần có tay nghề ổn định.

• Phương pháp chuẩn đỏ acid - base:

ưu điểm:

- Kỹ thuật đofn giản, không cần trang thiết bị hiện đại. - Dung môi sẵn có.

- Kết quả định lượng cho kết quả tốt.

Nhược điểm:

- Phưcmg pháp phải qua quá trình chiết tách tốn nhiều thời gian, tốn dung môi.

- Do phải chiết tách nên dễ xảy ra sai số. - Dung môi là ether dễ gây cháy.

• Phương pháp sác ký lỏng hỉêu năng cao (H PLQ :

ưu điểm:

- Tiến hành nhanh,

- Kết quả định lượng chính xác.

- Định lượng đồng thời được các thành phần trong hỗn hợp mà không qua giai đoạn chiết tách.

- Tránh được các sai số hệ thống do máy móc có thể chuẩn hoá được.

Nhược điểm:

Hiện nay trang thiết bị HPLC giá thành vẫn còn cao.

Các dung môi dùng trong HPLC thưòfng dùng loại tinh khiết sắc ký do đó giá thành cao.

3.4.5. Lựa chọn phương pháp:

Các kết quả thu được qua xử lý thống kê cho thấy cả 2 phương pháp trên đều cho kết quả định lượng nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn cơ sở, độ lặp lại và độ đúng cao với sai số tương đối từ 0,2 2% - 1,1 2%, tỷ lệ hoạt chất tìm thấy được từ 98,0% - 98,8%. Độ chính xác và hàm lượng trung bình của các thành phần hoạt chất trong hỗn hợp tương đối gần nhau, các sai số không có ý nghĩa thống kê. Cả 2 phương pháp đều cho kết quả tin cậy có sai số trong phạm vi cho phép.

Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy việc định lượng đồng thời các hoạt chất trên bằng phưoíng pháp HPLC giúp người thực hiện tiết kiệm được thời gian và tránh được các sai sót trong quá trình làm do không phải qua giai đoạn chiết tách, đồng thời các thao tác cũng đơn giản hơn. Tuy giá thành trang thiết bị cho HPLC còn cao, nhưng vói thực tế hiện nay khi mà các xí nghiệp đều đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn GMP thì việc trang bị máy HPLC không còn là vấn đề quá khó khăn.

Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng: để định lượng hỗn hợp Paracetamol và Ibuprofen trong các chế phẩm như trên nên sử dụng phương pháp HPLC.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Sau khi hoàn thành khoá luận này, tôi đã thực hiện được các việc sau: • Vận dụng được các kiến thức đã học để tiến hành nghiên cứu một đề tài,

nâng cao kỹ năng thực hành và khả năng tra cứu tài liệu.

• Khảo sát 2 phưcmg pháp định lượng Paracetamol và Ibuprofen trong hỗn hợp thuốc. Kết quả khảo sát cho thấy:

- Đinh lương theo tiêu chuán cơ sở: hàm lượng Paracetamol trong viên Alaxan ( SKS : 003501) là 330,8 ± 2,2mg. Hàm lượng Ibuprofen trong viên là 203,8 ± 2,3mg với độ tin cậy 95%.

- Đinh lương theo chương trình sác ký lòng hiêu năng cao: hàm lượng Paracetamol trong viên là 332,3 ± l,03mg. Hàm lượng Ibuprofen trong viên là 204,9 ± l,7mg vói độ tin cậy 95%.

• So sánh hai phương pháp: qua xử lý thống kê, kết quả cho thấy:

- So sánh đổ chính xác của hai phương pháp: các kết quả so sánh sự khác nhau đều không có ý nghĩa thống kê.

+ Với Paracetamol F ’ = 1,44 < Fq5(57) = 3,97. + Với Ibuprofen F ’ = 1,12 < Fo 5(57) = 3,97 .

- So sánh vé giá tri trung bình: các kết quả so sánh sự khác nhau đều không có ý nghĩa thống kế.

+ Với Paracetamol ^ 1- ^ 2 = 1,5 < 8i = 2,64 với mức tin cậy 99%.

Hai phương pháp đều có thể áp dụng được. Tuy nhiên qua phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp, chúng tôi cho rằng: việc định lượng hỗn hợp Paracetamol và Ibuprofen nên sử dụng phuofng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao nếu điều kiện cho phép.

ĐỂ XUẤT

• Với các cơ sở sản xuất: chúng tôi thấy rằng cả hai phương pháp đều có thể áp dụng được, tuy nhiên nếu điều kiện cho phép thì các cơ sở nên sử dụng phương pháp HPLC để định lượng các chế phẩm hỗn hợp như trên trong các tiêu chuẩn cơ sở.

Với Hội đồng Dược điển: hiện nay, các thuốc hạ nhiệt giảm đau đa thành phần có chứa Paracetamol đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Việc đưa một số chuyên luận về các dạng hỗn hợp tương tự như trên vào Dược điển Việt Nam ( như Dược điển Mỹ ) là cần thiết. Chúng tôi có ý kiến đề xuất nên sử dụng phương pháp HPLC để định lượng đồng thòi các thành phần trong chế phẩm hỗn hợp như trên cho các tiêu chuẩn Ngành và chuyên luận trong Dược điển Việt Nam trong lần xuất bản tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dược lý học - Trường Đại học Dược Hà Nội - 1996.

2. Dược điển Việt Nam III - nhà xuất bản Y học - 2002 - trang 208.

3. Bùi Thị Hoà - Định tính và định lượng đồng thời các thành phần trong một số chế phẩm hạ nhiệt giảm đau bằng phưotig pháp HPLC - Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ - 1998.

4. Phạm Gia Huệ - Trần Tử An - Hoá phân tích - tập 1,2 - trưòỉng đại học Dược Hà Nội - 1997.

5. Phạm Luận - Giáo trình cơ sở lý thuyết sắc ký lỏng cao áp - HPLC - 1989.

6. Từ Văn Mặc - Phân tích hoá lý - nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội - 1995 -tra n g 293-316.

7. Đoàn Thanh Thanh - Nguyễn Thị Thu Liên - Dưoíng Văn Trung: định lượng đồng thòi Paracetamol và Ibuprofen trong viên hỗn hợp bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao - Thông báo kiểm nghiệm số 1 - 1998 - trang 14.

8. Thái Duy Thìn - Nguyễn Văn Thục - Hoá dược - Tập 1 - trường đại học Dược Hà Nội - trang 90, 98.

9. Tiêu chuẩn cơ sở viên nén Pi-Antalvic của công ty dược phẩm Trà Vinh. 10.Tiêu chuẩn cơ sở viên nén Alaxan của United Pharma.

11.Tiêu chuẩn kỹ thuật ngành y tế 52 TCN 328 - 87 - NXB Y học - trang 106. 12.Hoàng Tùng - Góp phần xây dựng tiêu chuẩn định lượng Paracetamol -

khoá luận tốt nghiệp Dược sỹ 2000.

13.British Pharmacopoeia - 1998 - trang 713, 994, 1747.

14.Clarke's Isolation and Identification of Drug ( 2nd Edition - 1996 ) - trang 677, 849.

15.European Pharmacopoeia II - 1997 - trang 1001, 1288. ló.The Japanese Pharmacopoeia XIII - 1996 - trang 141, 343. 17.The United States Pharmacopoeia 24 - trang 17,18, 854.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng paracetamol và ibuprophene trong thuốc đa thành phần (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)