Tính chất bùn đáy tại rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn

Một phần của tài liệu đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh rạch chính ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 46 - 48)

a. Tỉ lệ cát trong nền đáy

4.4Tính chất bùn đáy tại rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn

Bảng 4.4: Biến động giá trị của các chỉ tiêu lý, hóa bùn đáy tại các rạch khảo sát

Cái Khế Đầu Sấu Cái Sơn Sa cấu Thịt trung bình pha sét Thịt trung bình pha sét Thịt trung bình pha sét

pH 6,26 - 7,34 6,40 - 6,82 6,06 - 6,44

CHC (%C) 2,87 - 7,40 3,12 - 8,86 2,47 - 5,90

TN (%N) 0,07 - 0,29 0,11 - 0,22 0,09 - 0,16

TP (% P2O5) 0,09 - 0,31 0,11 - 0,41 0,13 - 0,26

Theo kết quả phân tích thành phần cơ giới của nền đáy tại rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn cho thấy tính chất nền đáy của cả 3 rạch khá giống nhau và có thành phần cơ giới nền đáy là thịt trung bình pha sét.

pH tại các rạch khảo sát cao nhất ở rạch Cái Khế và thấp nhất ở rạch Cái Sơn. pH bùn đáy của các rạch nằm trong giới hạn pH thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật (6- 9). Nhìn chung, giá trị pH bùn đáy của các rạch khảo sát là trung tính, chưa bị ảnh hưởng của chất ô nhiễm lên chỉ tiêu này.

Kết quả phân tích bùn đáy của 3 rạch cho thấy hàm lượng chất hữu cơ biến động từ 2,47% đến 8,86%. Bùn đáy ở rạch Đầu Sấu có hàm lượng chất hữu cơ cao nhất so với rạch Cái Khế và rạch Cái Sơn. Lượng chất hữu cơ cao trong bùn đáy ảnh hưởng khá nhiều đến sự phân bố các loài động vật đáy trong thủy vực, đa số là các loài sống chui rút trong bùn như giun và các loài 2 mảnh vỏ và thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ. Nguyên nhân gây ra sự tích tụ chất hữu cơ do các rạch nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống ven rạch, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp làm tăng hàm lượng hữu cơ tích tụ dưới bùn đáy, xác của thực vật sinh sống trong rạch chết đi và lắng xuống đáy bùn tạo thành trầm

tích cũng góp phần làm gia tăng lượng chất hữu cơ trong bùn đáy của thủy vực. Bùn đáy ở 3 rạch khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ do các thủy vực này tiếp nhận chất thải và nước thải từ các cống xả thải trong địa bàn thành phố Cần Thơ có hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Cần có biện pháp xử lý lượng nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường sông rạch, thu gom chất thải rắn không để phát tán tràn lan xuống sông rạch gây ô nhiễm thủy vực.

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng TN cao nhất là ở rạch Đầu Sấu và thấp nhất là ở rạch Cái Sơn. Kết quả này cũng tương tự hàm lượng chất hữu cơ tại các rạch khảo sát. Điều này cho thấy hàm lượng TN và hàm lượng chất hữu cơ trong bùn đáy thủy vực có liên quan mật thiết với nhau. Hàm lượng TN cao nhất ở rạch Đầu Sấu do lượng nước thải sinh hoạt và nông nghiệp thải ra nguồn nước của rạch chứa nhiều nito, lòng rạch Đầu Sấu rất nông do ít được nạo vét, càng vào sâu trong rạch càng có nhiều thực vật thủy sinh, xác của chúng sau khi chết sẽ lắng xuống đáy rạch làm tăng hàm lượng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác như nito, photpho.

Hàm lượng TP có xu hướng giảm về cuối mùa mưa và cao nhất ở rạch Đầu Sấu (0,25 ± 0,09 %), thấp nhất ở rạch Cái Sơn. Nguồn photpho cao ở bùn đáy rạch Đầu Sấu vì ngoài việc tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống ven rạch, rạch còn phải tiếp nhận lượng lớn chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia cầm trên nhà sàn của các hộ dân thải trực tiếp xuống rạch. Chất thải của người và động vật chứa hàm lượng photpho rất cao, ngoài ra việc sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn chính thải nito và photpho ra môi trường.

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh rạch chính ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 46 - 48)