IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài
4.1.1 Thành phần loài
Qua khảo sát vào cả 2 vụ đã phát hiện được 27 loài động vật đáy thuộc 7 lớp: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Amphipoda, Crustace, Bivalvia, Gastropoda. Trong đó lớp Insecta có thành phần loài phong phú nhất với 8 loài chiếm 31%. Lớp Polychaeta, Amphipoda và Crustace có 2 loài, chiếm tỉ lệ thấp nhất 7%. Lớp Oligochaeta có 3 loài chiếm 11%, lớp Bivalvia có 4 loài chiếm 15% và lớp Gastropoda có 6 loài chiếm 22%.
7% 7% 22% 7% 15% 11% 31%
Oligochaeta Polychaeta Insecta Amphipoda Crustace
Bivalvia Gastropoda
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tổng thành phần loài ở 2 vụ thu mẫu
Lớp Oligochaeta có 3 loài thuộc họ Tubificidaelà Branchyura sowebyii, Tubifex
sp, Limnodrilus hoffmeisteri.
Lớp Polychaeta có 2 loài là Namalycastis longiciris thuộc họ Nereidae và họ
Sabellidae.
Lớp Insecta có 8 loài thuộc 5 họ là Metriocnemus knabi, Metriocnemus edwardsi, Tendipes sp, Tendipes riparilus thuộc họ Tendipedidae, Macromia sp thuộc họ Pelaluridae, Ephemerella nymphs thuộc họ Ephemerellinae, Rhyacophila
sp thuộc họ Rhyacophilidae và Dasyhelea grisea thuộc họ Heleidae.
Lớp Amphipoda phát hiện 2 loài là Corophium homoceratum và Corophium japonicum thuộc họ Corophiidae.
Lớp Bivalvia phát hiện 4 loài thuộc 2 họ là Corbicula castanea và Corbicula baudoni thuộc họ Corbiculidae và Nodularia sp và Sinohyriopsis sp thuộc họ Unionidae.
Lớp Gastropoda có 6 loài thuộc 4 họ là Antimelania swinhoel thuộc họ
Thiaridae, loài Sinotaia aeruginosa, Sinotaia sp, Sinotaia quadrata thuộc họ Viviparidae, loài Lymnaea swinhoei thuộc họ Lymnaeidea và loài Pomacea canaliculata thuộc họ Apullariidae.
Như vậy lớp Insecta và Gastropoda có thành phần loài phong phú nhất và chúng quyết định sự đa dạng cho thủy vực.
4.1.2 Sự biến động thành phần loài
a. Tổng thành phần loài Đông Xuân so với Thu Đông
Nhìn chung tổng thành loài biến động không đáng kể giữa 2 mùa điển hình là 22 loài tại vụ Đông Xuân so với 25 loài ở vụ Thu Đông.
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tổng thành phần loài vụ Đông Xuân so với vụ Thu Đông
Các lớp như Oligochaeta, Polychaeta, Amphipoda, Bivalvia và Gastropoda không có sự biến động về thành phần loài giữa hai vụ.
Lớp Crustace biến động nhỏ về thành phần loài. Ở vụ Thu Đông xuất hiện 2 loài thuộc 2 họ Parathelphusidae và Pinnotharidae, trong khi ở vụ Đông Xuân chỉ phát hiện họ Pinnotharidae.
Lớp Insecta cũng có sự biến động nhỏ. Ở vụ Thu Đông phát hiện được 7 loài
Macromia sp, Ephemerella nymphs, Rhyacophila sp trong khi ở vụ Đông Xuân chỉ
phát hiện được 5 loài Metriocnemus knabi, Metriocnemus edwardsi, Tendipes sp,
Rhyacophila sp và Dasyhelea grisea. Đặc biệt có các loài như Tendipes riparilus, Macromia sp, Ephemerella nymphs chỉ xuất hiện ở vụ Thu Đông và loài Dasyhelea grisea chỉ tìm thấy tại vụ Đông Xuân.
Tổng thành phần loài có xu hướng tăng lên từ mùa khô (vụ Đông Xuân) qua mùa mưa (vụ Thu Đông) do mùa mưa là mùa sinh sản của nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật đáy (Nguyễn Đình Chung, 2004). Đồng thời lũ về cũng mang theo những loài sinh vật đáy từ nơi khác đến góp phần làm phong phú thêm thành phần động vật đáy nơi đây (Liess and Von der Ohe, 2005).
b. Thành phần loài vụ Đông Xuân so với vụ Thu Đông
Thành phần loài có sự biến động rất khác biệt giữa 2 vụ.
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động loài tại các khu vực thu mẫu ở 2 mùa
Tại khu vực Mái Dầm, đây là nơi không canh tác nông nghiệp, chỉ chủ yếu là các khu công nghiệp chưa hoạt động hay các chợ nhỏ nên thành phần động vật đáy ít chịu tác động nhiều từ các yếu tố môi trường dẫn đến thành phần động vật đáy cũng không có sự biến động cao giữa 2 vụ thu mẫu. Các loài như Limnodrilus hoffmeisteri, Namalycastis longicirris, Lymnaea swinhoei, Metriocnemus edwardsi
là những loài xuất hiện chủ yếu tại Mái Dầm.
Khu vực kênh Bún Tàu có thành phần ĐVĐ đa dạng vàcó sự biến động nhưng không đáng kể giữa 2 mùa mưa và khô. Thành phần loài tại khu vực này chủ yếu là các loài Corbicula castanea, Nodularia sp, Sinohyriopsis sp thuộc lớp Bivalvia và
khô thành phần loài tại đây cao hơn mùa mưa là do có xuất hiện loài Limnodrilus hoffmeisteri thuộc lớp Oligochaeta và loài Metriocnemus knabi, Metriocnemus edwardsi của lớp Insecta nhưng chỉ với mật độ thưa thớt và không đáng kể.
Nhìn chung ở những nơi canh tác lúa 3 vụ như Xà No, Lái Hiếu và Nàng Mau thành phần loài động vật đáy rất đa dạng và có xu hướng tăng từ vụ Đông xuân qua vụ Thu Đông do có sự xuất hiện của nhiều loài thuộc lớp Bivalvia và Gastropoda có khả năng ít bị mẫn cảm với hóa chất thuốc trừ sâu (Beketov et al., 2008). Mặc khác ở vụ Đông Xuân người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác hơn vụ Thu Đông dẫn đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thải ra sông vào vụ Đông Xuân nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số sinh vật đáy nơi đây. Cộng thêm vào mùa mưa (vụ Thu Đông) lũ về mang theo trầm tích tạo môi trường sống thích hợp cho các loài động vật đáy sinh trưởng và phát triển là điều kiện làm gia tăng thành phần động vật đáy mùa này.
Đồng thời kênh Lái Hiếu là khu vực có thành phần loài phong phú nhất trong tất cả các khu vực khảo sát. Ngoài các loài thường xuất hiện tại các khu vực như
Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp, Branchiura sowerbyi thuộc lớp Oligochaeta hay loài Namalycastis longicirris thuộc họ Neiridae, tại Lái Hiếu còn xuất hiện các loài Metriocnemus knabi, Metriocnemus edwardsi, Macromia sp, Ephemerella
nymphs, Tendipes sp, Rhyacophila sp thuộc lớp Insecta mà lớp Insecta là lớp chiếm
số lượng loài cao nhất trong các lớp nên chúng góp phần lớn trong sự đa dạng của vùng.
Đặc biệt tại Cái Lớn cũng là nơi canh tác lúa 3 vụ nhưng thành phần động vật đáy lại kém đa dạng nhất và có xu hướng giảm từ mùa khô qua mùa mưa, các loài được tìm thấy chủ yếu ở đây là Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp, Branchiura sowerbyi thuộc lớp Oligochaeta. Thực tế khi thu mẫu cho thấy nhánh cây hoặc rác
hữu cơ dưới kênh phân hủy rất chậm, điều này chỉ thị cho sự đa dạng động vật đáy rất thấp bởi vì 2/3 loài động vật đáy chịu trách nhiệm cho phân hủy vật rụn hữu cơ dưới nền đáy và tỷ lệ phân hủy vật rụng hữu cơ tỷ lệ thuận với sự đa dạng thành phần loài động vật đáy (Schafer et al., 2007).
Về chế độ canh tác nông nghiệp, Mái Dầm là khu vực không có canh tác lúa, ở khu vực này chủ yếu là các khu công nghiệp chưa hoạt động hay các chợ nhỏ nên thành phần động vật đáy ở đây không chịu ảnh hưởng bởi các chế độ canh tác hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Mặc khác theo khảo sát thì Mái Dầm có tốc độ dòng chảy nhanh, đều này dẫn đến nền đáy cứng. Cộng thêm trong quá trình thu mẫu chỉ thấy một số nơi ở Mái Dầm nền đáy là bùn, cát, hữu cơ. Tất cả đều này làm cho thành phần loài nên đây thấp.
Khu vực Lái Hiếu và Nàng Mau là nơi canh tác lúa 3 vụ có xen canh màu (chủ yếu là mía). Nhờ vào xen canh mà ở 2 khu vực này có thành phần loài cao hơn ở 2
khu vực Xà No và Cái lớn (2 khu vực canh tác lúa 3 vụ không xen canh). Đều này có thể giải thích do vào vụ xen canh màu sẽ dẫn dụ được nhiều thiên địch, làm giảm đi lượng sử dụng thuốc BVTV nên động vật đáy nơi đay ít bị ảnh hưởng làm cho thành phần loài cao.
Giống như các khu vự canh tác lúa 3 vụ xen canh, khu vực Bún Tàu là nơi canh tác lúa 2 vụ xen canh mía nên thành phần loài động vật đáy nơi đây cao và không có sự khác biệt so với các khu vực canh tác lúa 3 vụ xen canh mía. Đều này được giải thích như 2 khu Lái Hiếu và Nàng Mau.
Nhìn chung, chế độ canh tác nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến thành phần loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát.
c. So sánh thành phần loài giữa các điểm khảo sát
Số lượng loài tìm thấy có sự khác biệt giữa các điểm trong cùng khu vực và giữa các điểm giữa 2 vụ. Sự khác biệt được trình bài cụ thể ở hình 4.4
0 2 4 6 8 10 12 14 16 S ố L o ài Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ1 0 Đ11 Đ12 Đ13 Đ14 Đ15 Đ16 Đ17 Đ18
Đông Xuân Thu Đông
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động loài tại các điểm thu mẫu ở 2 mùa
Qua kết quả phân tích cho thấy lớp Oligochaeta xuất hiện ở tất cả các điểm khảo sát và cả 2 mùa, đặc biệt là loài Limnodrilus hoffmeisteri thuộc họ Tibificidae.
Nhìn chung thành phần loài có xu hướng tăng từ vụ Đông Xuân qua vụ Thu Đông là ở các điểm Đ2,3,7,8,9,10,11,12,18. Các điểm Đ6,16,17 số lượng loài không thay đổi giữa hai mùa. Những điểm còn lại Đ1,4,5,13,14,15 lại có xu hướng giảm về thành phần loài từ Đông Xuân qua Thu Đông.
Điểm có thành phần loài cao nhất là điểm Đ7 với 15 loài tại vụ Thu Đông và điểm có thành phần loài thấp nhất là điểm Đ6 với 3 loài ở cả 2 vụ. Sự biến động số
lượng loài giữa các điểm này có sự khác biệt là do có hay không có sự hiện diện của các loài thuộc lớp Insecta.
Lớp Insecta và Gastropoda luôn có số loài cao ở cả 2 mùa, và ở mùa khô lớp côn trùng (Insecta) xuất hiện với số loài thấp hơn mùa mưa, thay vào đó là lớp Gastropoda. Do Insecta là lớp mẫn cảm với hóa chất bảo vệ thực vậy (Beketov et al., 2008) mà vụ Đông Xuân người dân lại phun thuốc nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài này dẫn đến số lượng loài cũng giảm đi.
Thành phần loài giữa các điểm cũng thay đổi qua 2 đợt khảo sát, có những loài chỉ xuất hiện tại tại vụ Thu Đông và cũng có những loài chỉ xuất hiện tại vụ Đông Xuân (Bảng Phụ Lục)
4.2 Mật độ và sự biến động mật độ
4.2.1 Sự biến động về tổng và giữa các khu vực
Cùng với sự biến động thành phần loài, mật độ cũng có sự biến động giữa 2 vụ cụ thể trong hình 4.5
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ giữa các khu vực ở 2 mùa
Tổng mật độ giữa 2 vụ khác nhau nhưng không lớn và có xu hướng tăng từ vụ Đông Xuân (3858 ct/m2) qua vụ Thu Đông (3968 ct/m2).
Tại khu vực Mái Dầm mật độ tương đối thấp và biến động không lớn giữa 2 mùa. Mật độ nơi đây dao động từ 150-170 (ct/m2) chiếm ưu thế là loài Limnodrilus hoffmeisteri và Metriocnemus edwardsi.
Mật độ thấp nhất là tại khu vực sông Cái Lớn chỉ với hơn 50 (ct/m2) ở mùa mưa và biến động tăng lên 320 cá thể/m2 ở mùa khô. Ở vụ Đông Xuân mật độ cao hơn vụ Thu Đông do lớp Oligochaeta xuất hiện với số lượng khá cao. Lớp này chỉ
thị cho sự ô nhiễm hữu cơ cao chứng tỏ cho việc phát hiện các nhánh cây hoặc rác hữu cơ dưới kênh phân hủy rất chậm khi thu mẫu.
Ở khu vực Bún Tàu mật độ ở mùa khô cũng cao hơn mùa mưa như tại Cái Lớn nhưng Bún Tàu có mật độ cao hơn do xuất hiện loài Corophium japonicum thuộc
lớp Amphipoda với số lượng rất cao. Sự xuất hiện của loài này cũng góp phần làm cho mùa khô có mật độ cao hơn mùa mưa.
Mật độ cao nhất là tại các khu vực Xà No, Lái Hiếu, Nàng Mau với khoảng 1150-1300 (ct/m2). Ở khu vực Xà No và Lái Hiếu có xu hướng tăng từ mùa khô qua mùa mưa, chiếm ưu thế là lớp Oligochaeta và Polychaeta. Do mùa mưa là mùa sinh sản của các loài sinh vật trong đó có động vật đáy nên số lượng các loài thuộc lớp Oligochaeta và Polychaeta tăng rất đáng kể.
Nàng Màu có xu hướng giảm từ vụ Đông Xuân (1181 ct/m2) qua vụ Thu Đông (959 ct/m2) nhưng sự biến động giữa 2 vụ tại đây không cao. Các loài chiếm ưu thế ở đây là Tubifex sp, Branchiura sowerbyi thuộc họ Tubificidae.
Nhìn chung, có sự chênh lệch về mật độ động vật đáy giữa hai mùa mưa và khô tại các lưu vực sông không lớn, mật độ động vật đáy cao hay thấp là do mật độ các loài thuộc họ Tubificidae quyết định do những loài này có khả năng chống chịu cao với môi trường ô nhiễm.
Về tập tính canh tác cũng phần nào ảnh hưởng đến mật độ phân bố động vật đáy nhưng mức độ ảnh hưởng không cao.
Phù hợp với thành phần loài mà những khu vực Bún Tàu (canh tác lúa 2 vụ xen canh mía) và Lái Hiếu và Nàng Mau (canh tác lúa 3 vụ xen canh mía) có thành phần loài cao nên mật độ nơi đây cũng cao hơn các khu vực còn lại như Mái Dầm (không canh tác nông nghiệp) và Cái Lớn (canh tác lúa 3 vụ không xen canh).
Đặc biệt Xà No là nơi canh tác lúa 3 vụ không xen canh có thành phần loài không cao nhưng lại có mật độ cao là do động vật đáy xuất hiện nơi đây chủ yếu là lớp Oligochaeta. Những loài thuộc lớp này có khả năng chống chịu với môi trường ô nhiễm rất tốt và có khả năng chịu thuốc nên làm cho mật độ ở khu vực này cao hơn Cái Lớn (khu vực cùng chế độ canh tác lúa) và tương đương so với các khu vực canh tác lúa 2 hay 3 vụ có xen canh mía.
4.2.2 Sự biến động giữa các điểm
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 C á th ể /m 2 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Đ11 Đ12 Đ13 Đ14 Đ15 Đ16 Đ17 Đ18
Đông Xuân Thu Đông
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ giữa các điểm ở 2 mùa
Nhìn chung sự biến động mật độ giữa các điểm vào 2 mùa không cao ngoại trừ các điểm Đ3 thuộc khu vực Xà No, Đ7,8 thuộc khu vực Lái Hiếu có sự tăng cao từ mùa khô qua mùa mưa và điểm Đ12 thuộc khu vực Nàng Mau, Đ15 thuộc khu vực Bún Tàu lại có xu hướng giảm mạnh từ vụ Đông Xuân qua Thu Đông.
Điểm 17 thuộc khu vực Mái Dầm có mật độ thấp nhất trong các điểm khảo sát vào cả 2 mùa.
Tại điểm Đ3 mật độ cao nhất ở mùa mưa do mùa này số lượng loài
Limnodrilus hoffmeisteri, Namalycastis longicirris, Corophium japonicum tăng rất đáng kể. Tại điểm Đ7,8 vào mùa mưa ngoài có sự góp mặt của các loài thuộc họ Tibificidae, Sabellidae, Neiridae với số lượng cao còn có sự xuất hiện của các loài thuộc lớp Bivalvia góp phần làm mật độ mùa này cao hơn mùa khô rất nhiều.
Với xu hướng ngược lại, điểm Đ12 mật độ mùa khô cao hơn rất nhiều vào mùa mưa do sự xuất hiện của các loài thuộc lớp Oligochaeta mùa này với số lượng rất cao. Điểm Đ15 mùa khô mật độ cũng cao hơn rất nhiều mùa mưa. Loài chiếm ưu thế của điểm Đ15 vào mùa mưa là Sinohyriopsis sp thuộc họ Sinohyriopsis, trong khi tại điểm này vào mùa khô mật độ được quyết định bởi các loài Namalycastis longicirris, Corbicula castanea, Corophium homoceratum, chúng xuất hiện với số
lượng rất lớn.
4.3 Sinh lượng và sự biến động sinh lượng 4.3.1 Sự biến động về tổng và giữa các khu vực 4.3.1 Sự biến động về tổng và giữa các khu vực
Sự biến động sinh lượng giữa hai mùa trong cùng một thủy vực và giữa các lưu vực sông với nhau được thể hiện ở hình 4.7
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sự biến động về sinh lượng giữa các khu vực ở 2 mùa
Tổng sinh lượng xu hướng giảm từ mùa khô 417,869 (gam/m2) qua mùa mưa 333,056 (gam/m2).
Nhìn chung các khu vực Xà No, Lái Hiếu, Mái Dầm sinh lượng có xu hướng tăng từ mùa khô qua mùa mưa. Ở các khu vực còn lại như Cái Lớn, Nàng Mau, Bún Tàu có sinh lượng có xu hướng giảm từ mùa khô qua mùa mưa.
Mái Dầm là nơi có sinh lượng thấp nhất trong các khu vực vào cả 2 mùa với khoảng 0,063 (g/m2), thành phần chủ yếu tại nơi này là các loài thuộc lớp Oligochaeta.
Khu vực có sinh lượng cao nhất là tại kênh Nàng Mau với 226,729 (g/m2), mang tính chất quyết định cho sinh lượng tại khu vực này là các loài Nodularia sp thuộc họ Unionidae và loài Sinotaia sp thuộc họ Viviparidae.
Như vậy sự có mặt hay không có mặt của các loài thuộc lớp Gastropoda và