Tập tính sống của Orius sauteri Poppius

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu tăng trưởng quần thể của bọ xít bắt mồi orius sauteri poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo (Trang 25 - 26)

Cả sâu non và trƣởng thành của Orius sauteri Poppius đều hoạt động rất linh hoạt, rất sợ ánh nắng trực xạ và thích ăn mồi ở các lá bánh tẻ đến lá ngọn của cây. Do đó trong điều kiện nuôi trên môi trƣờng hạt đậu trắng bọ xít

Orius sauteri Poppius thƣờng chui vào giữa hai mảnh của hạt đậu trắng, cũng chính điều kiện này đã giúp Orius sauteri Poppius dễ dàng bắt gặp vật mồi

Thrips palmi Karny trên hạt đậu trắng, vì khi nhân nuôi Thrip palmi Karny trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm Thrip palmi Karny tập trung sống giữa hai mảnh hạt đậu và mầm hạt. Khi gặp vật mồi chúng dùng chân trƣớc giữ lấy con mồi, dùng vòi chích xuyên qua da của cơ thể vật mồi (thƣờng chích vào phần bụng của cơ thể Thrip palmi Karny) để hút dịch cho đến khi con mồi chỉ còn xác khô. Trong điều kiện bóng tối sau 12,5 - 14h liên tục bọ xít Orius sauteri Poppius sẽ đi vào trạng thái Diapause và khi đƣa ra sáng chúng lại tiếp tục hoạt động bình thƣờng [8]. Bọ xít Orius sauteri Poppius rất thích ăn bọ trĩ Thrip palmi Karny và nhện đỏ hại dƣa chuột nhƣng trong điều kiện thiếu thức ăn chúng có thể ăn cả rầy xanh, bọ phấn, rệp muội, sâu non

19

bộ cánh vẩy, sâu non ruồi đục lá. Bọ xít trƣởng thành sau khi giao phối tiến hành đẻ trứng vào phần mầm hạt đậu trắng, tập trung ở gốc mầm thƣờng theo hàng, rải rác ở phía trên mầm và đôi khi trứng đƣợc đẻ ở hai mảnh hạt đậu trắng, một đầu trứng cắm vào mầm hạt đậu, một đầu lồi ra ngoài có nắp trứng lộ rõ. Trên mỗi hạt đậu trắng có thể có từ 1- 14 trứng và trên giá thể hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm với ƣu điểm có thể để đƣợc 8-14 ngày thì tỉ lệ trứng nở và khả năng sống của Orius sauteri Poppius là rất cao. So sánh với giá thể đẻ trứng là lá đậu trạch: khả năng đẻ trứng trên hạt đậu trắng là tƣơng đƣơng, lá đậu trạch chỉ để đƣợc 7 ngày, sau đó lá bị thối hỏng điều này sẽ ảnh hƣởng đến tỉ lệ nở của trứng cũng nhƣ khả năng sống sót của sâu non bọ xít, đặc biệt là sâu non bọ xít tuổi 1khi mới nở con yếu ớt. Tuy nhiên với giá thể đẻ trứng là lá đậu trạch sẽ đơn giản hơn, rẻ tiền hơn khi nhân nuôi bọ xít

Orius sauteri Poppius bằng Thrip palmi Karny sống trên hạt đậu trắng nảy mầm. Nhƣng để tiến hành nhân nuôi Orius sauteri Poppius trên quy mô công nghiệp thì việc nhân nuôi bọ xít bắt mồi trên giá thể hạt đậu trắng nảy mầm là có ƣu điểm nhiều hơn cả: giá thể thích hợp cho Orius sauteri Poppius đẻ trứng, sức sống của sâu non bọ xít là cao, có khả năng nhân nuôi Thrip palmi

Karny cao trên hạt đậu trắng nảy mầm. Kết quả thí nghiệm chúng tôi thể hiện ở các phần sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu tăng trưởng quần thể của bọ xít bắt mồi orius sauteri poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)