Phụ lục kèm theo gồm:
- Sơ đồ bố trí các công trình thăm dò. - Các mặt cắt ĐCCT theo các tuyến
- Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất nền - Hình trụ hố khoan.
Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, làm việc khẩn trương, tích cực bằng những kiến thức đã học tại trường và sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Tô Xuân Vu và các ban bè trong lớp đến nay đồ
án “Địa Chất Công Trình Chuyên Môn” của em đã hoàn thành trong thời hạn
qui định và các yêu cầu đề ra.
Trong thời gian làm đồ án em đã được làm quen với công việc thực tế của
kỹ sư Địa Chất Công Trình. Vì địa chất công trình là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi người khảo sát thiết kế cần nghiên cứu tỉ mỉ, có kinh nghiệm thực tế. Nhưng do những kiến thức đã học còn hạn chế cộng với kinh nghiệm thực tế còn sơ sài cũng như thời gian thực hiện không nhiều đan xen với việc học tại trường, do đó đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong những thầy cô trong bộ môn và các bạn tham khảo, góp ý giúp em nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, rút kinh nghiệm. Đặc biệt sẽ là những kinh nghiệm rất quí báu cho kỳ làm đồ án tốt nghiệp sau này của em. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS
Tô Xuân Vu và các thầy cô giáo trong bộ môn ĐCCT cùng toàn thể các anh chị
trong lớp đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đồ án này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2008
Sinh viên
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Huy Phương. Tạ Đức Thịnh “ Cơ Học Đất” NXB Xây Dựng – Hà Nội 2002
2. Đỗ Minh Toàn- “Đất Đá Xây Dựng” – Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà Nội.năm 2003
3. Lê Đức Thắng , Bùi Anh Định, Phan Trường Phiệt –“Nền và Móng” – NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1998
4. Tô Xuân Vu “ Các Phương Pháp Nghiên Cứu và Khảo Sát Địa Chất Công Trình”
5. Nguyễn Văn Quảng “Nền Móng Nhà Cao Tầng”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật