Xu hướng phát triển TPBĐG trên Thế giới

Một phần của tài liệu thành tựu và triển vọng phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới (Trang 39 - 43)

- Bắt đầu từ năm 1996, sau 13 năm đến 2008 có 125 triệu ha cây trồng biến

đổi gen, năm 2009 là 134 triệu ha tăng 80 lần so với 1996. Hiện trên thế giới có 25 nước trồng cây biến đổi gen trong đó có 16 nước đang phát triển, 9 nước công nghiệp. Có 8 nước đứng đầu danh sách trồng trên 1 triệu ha/năm là Hoa Kỳ 64 triệu ha, Braxin 21,4 triệu, Achentina 21,3 triệu,Canada 8,2 triệu, Trung Quốc 3,7 triệu. Paraquay 2,2 triệu, Nam Phi 2,1 triệu ha.

Tổng diện tích trồng cây biến đổi gen luỹ kế đến 2009 là 949,9 triệu ha. Hàng tỉ sản phẩm đã được làm ra và tiêu thụ.

Năm 2009 diện tích trồng cây biến đổi gen chủ yếu là ngô, bông, đậu tương, cải dầu. GMO đậu tương chiếm tới 75% tổng diện tích đậu tương, bông GMO chiếm 50% tổng diện tích, ngô chiếm 25%, cải dầu 21%.

Các nước khối EU nơi còn nhiều nước không ủng hộ GMO cũng đã trồng 94.750 ha cây trồng chuyển gen (năm 2009), riêng ngô chiếm 22% diện tích.

Năm 2009 có 32 nước cho phép nhập khẩu và sử dụng cây biến đổi gen đưa số nước trồng và sử dụng GMO lên 57.

Trong năm 2009, 3,6 tỷ người sống ở 25 nước trồng GMO, giá trị của thị trường giống GMO khoảng 10,5 tỷ USD.

Cây biến đổi gen mang nhiều lợi ích cho nông dân, nông nghiệp và môi trường.

Giá trị sản phẩm CNSH của thế giới về thuốc BVTV sinh học là 8 tỷ USD, chế biến nông sản là 150 tỷ USD, sản xuất giống cây trồng 120 tỷ USD, phục vụ chăn nuôi 100 tỷ USD. Dự báo tổng giá trị CNSH của thế giới năm 2010 sẽ đạt trên 1000 tỷ USD.

Sử dụng giống cây chuyển gen giảm 50% chi phí và tăng 50% năng suất một cách bền vững số sản phẩm tăng do sử dụng công nghệ biến đổi gen tương đương khối lượng cây trồng của 62,6 triệu ha. GMO làm giảm 365 triệu kg thuốc trừ sâu tương ứng 8,4% tổng sản lượng thuốc trừ sâu. Chỉ tính năm 2008 lượng khí CO2 được cây biến đổi gen hấp thu là 14,4 tỷ kg tương đương với 7 triệu ô tô thải ra. Người ta tính 14 triệu nông dân được hưởng lợi từ công nghệ chuyển gen trong đó 13 triệu là nông dân nghèo.

Người ta dự đoán từ năm 2009 sẽ có một làn sóng phát triển mới của cây trồng biến đổi gen với việc Trung Quốc cho phép thương mại hoá giống lúa GMO BT và giống ngô chuyển gen phytase, điều này sẽ ảnh hưởng tới 1 tỷ người ăn gạo trên thế giới cũng như thức ăn cho 500 triệu con lợn và 13 tỷ con gia cầm. Ấn độ sử dụng bông BT trên 87% tổng diện tích mang lại lợi nhuận từ 2002 đến 2008 là 5,1 tỷ USD, giảm sử dụng 50% thuốc BVTV, năng suất tăng gấp đôi.

- Theo thống kê từ năm 1996 đến 2008, số nước trồng cây trồng biến đổi gen đã lên tới 25 nước, trồng hơn 125 triệu ha cây trồng chuyển gen và tổng diện tích trồng trên toàn thế giới lên 73,5 lần, đã có 61 nước phê chuẩn 677 sản phẩm biến đổi gen và cho xuất hiện trên thị trường, trong đó khoảng 40% sản phẩm được phê

chuẩn từ Châu Á.

- Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác cây trồng chuyển gen đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp). Hiện nay số nước trồng cây chuyển gen đã tăng lên 29 nước, dự đoán xu

hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng cây chuyển gen lên 40 vào năm 2015.

- Một số nước châu Âu đã có quy định cho các sản phẩm biến đổi gen. Theo một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu mong muốn các

sản phẩm biến đổi gen được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn toàn không thích sản phẩm biến đổi gen.

- Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagenea, đã xuất hiện một số xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương mại cây trồng

và sản phẩm biến đổi gene.

- Các nước đều nhất trí là không sử dụng các gene kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc cho cây trồng chuyển gen. Các nước châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm biến đổi gene của Hoa Kỳ, với điều kiện tất cả các sản

phẩm này phải được dán nhãn

- Tính đến nay, tổng diện tích đất trồng cây biến đổi gen trên toàn thế giới đạt mức 800 triệu ha, trong đó nhiều nhất là Mỹ (62,5 triệu ha), Arghentina (21 triệu ha), Brazil (15,8 triệu ha), Ấn độ (7,6 triệu ha), và Canada (7,6 triệu ha)

- - Đậu tương vẫn là giống cây trồng nhiều nhất trong năm 2008 (66 triệu ha), chiếm 53% diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học trên toàn cầu, tiếp theo là ngô (37 triệu ha), bông (15,5 triệu ha) và cải canola (5,9 triệu ha). Ấn

Độ là nước có số người trồng cây biến đổi gen nhiều nhất.

- Cây trồng biến đổi gen phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào đảm bảo an ninh lương thực. Trong số 44 tỷ USD lợi nhuận tăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% giảm

chi phí sản xuất.

KẾT LUẬN

Gen là yếu tố mang đầy đủ các đặc điểm di truyền của một loài sinh vật. Trong tự nhiên, việc biến đổi gen vẫn diễn ra theo quá trình tiến hóa và thích nghi

của từng loài. Qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển, hầu hết các loài sinh vật hiện nay trên trái đất đều đã có một bộ gen khá ổn định. Quá trình thích nghi theo sự biến đổi của môi trường của các loài vẫn diễn ra không ngừng, nhưng để đạt được một bộ gen mới phải mất rất nhiều năm, trải qua rất nhiều thế hệ. Và dù ở bất kỳ thời điểm nào, không một loài sinh vật nào trên trái đất sở hữu một bộ gen cho phép chúng có những đặc điểm sinh học hoàn hảo cả. Tất cả các loài đều tồn tại những điểm yếu nào đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Thực phẩm biến đổi gen. PGS.TS Khuất Hữu Thanh

2. Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học

4. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/ky-thuat-moi/2013/05/ca-chua-tim-ra-doi/ 5. http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/111997/ca-rot-bien-doi-gen-chong-cam- cum.html 6. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/45/69298/10-thanh-tuu- sang-choi-linh-vuc-chuyen-gen.aspx 7. http://suckhoedoisong.vn/20110414052555873p-1c19/nhung-nghien-cuu-ve- gen-lam-thay-doi-the-gioi.htm 8. http://voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/mot-so-thanh-tuu-trong-linh- vuc-tao-thuc-vat-chuyen-gen.html 9. http://voer.vn/content/m37174/latest/

Một phần của tài liệu thành tựu và triển vọng phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w