Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vị thuốc Cóc mẳn

Một phần của tài liệu Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vị thuốc cóc mẳn (Trang 36 - 42)

Tên vị thuốc: Herba Centipedae

Là cây khô của cây Cóc mẳn (Centìpeđa minima L. Asteraceae), còn được gọi là Nga bất thực thảo.

Mô tả

Cóc mẳn là cây thảo, mọc hàng năm, cao 5-20cm, có mùi hôi, mọc lan trẽn mặt đất, phân nhánh nhiều. Ngọn có lông mịn màu trắng nhạt, toàn thân nhẵn.

Lá đơn nhỏ, không cuống, mọc so le, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép lá có răng cưa, lá dài từ 10-18mm, rộng 6-1 0mm, gân chính nổi rõ ở mặt dưói lá, gân phụ không rõ.

Cụm hoa hình đầu, màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên đối diện với một lá, rất bé. Trong đầu có 5 dãy hoa cái ở phía ngoài, ở giữa là hoa lưỡng tính. Hoa cái hình ống, màu trắng, trên có răng cưa. Hoa lưỡng tính ít hơn, tràng hình chuông có 4 răng, hình trứng rộng, màu tím.

Mùa ra hoa vào tháng 2-5. Quả bế có 4 cạnh, có lông mịn. Mùa ra quả vào tháng 4-7. Công thức tính:

Cây mọc hoang ở các vùng đất ẩm (bãi cỏ, ruộng ẩm sau gặt, bờ ao...) trên nước ta như Hải Dương, Hưng Yẽn, Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam... và các nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia, Malaysia...

Đặc điểm giải phẫu thân

Ngoài cùng là lớp biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Tiếp theo là mô mềm vỏ gồm các tế bào hình cầu có màng tế bào mỏng to, nhỏ khác nhau. Rải rác trong mô mềm vỏ là các túi tiết tinh dầu, xát với libe là mô cứng, bó libe-gỗ, trong cùng là mô mềm ruột.

Đặc điểm bột

Bột có màu xanh nhạt, có mùi hắc, quan sát đưói kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì có chứa lỗ khí, mảnh mô mềm, bó sợi, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch điểm, mảnh mô mang ống tiết, các dạng hạt phấn.

Định tính

Saponin

Cân khoảng 20g bột thô dược liệu cho vào cốc có mỏ 250ml. Thêm lOOml cồn 80°. Đun cách thuỷ đến sôi được chừng 10 phút. Lọc, lấy dịch lọc, rồi tiến hành định tính.

Quan sát hiện tượng tạo bọt

Cho vào hai ống nghiệm có kích thước bằng nhau mỗi ống 0,5ml dịch chiết cồn, ống thứ nhất cho thêm 5ml H ơ 0,1N, ống thứ hai cho thêm 5ml NaOH 0 ,1N. Lắc cả hai ống nghiệm trong 5 phút, để yên trong 15 phút. Hiện tượng dương tính với saponin triterpenic khi bọt phải bền vững và chiều cao cột bọt ở hai ống bằng nhau.

Quan sát hiện tượng phá huyết

- Xử lí máu: Lấy máu thỏ cho vào ống nghiệm đã có sẵn Heparin. Rồi pha với N a ơ 0,9% để có nồng độ 2%.

- Xử lí dịch chiết: Cô cạn 20 ml dịch chiết cồn rồi hoà tan vào lml NaG 0,9% (dịch A).

Lấy hai ống nghiệm mỗi ống cho 1 ml dung dịch máu đã pha loãng ống 1: cho thêm lml dịch A

ống 2: cho thêm lml NaCl 0,9%

Lắc nhẹ trong 1 phút. Sau đó để yến 3 tiếng. Quan sát tế bào mầu lắng đọng ở đáy 2 ống nghiệm:

Nếu Ống 1 không có tế bào máu lắng đọng dưới đáy ống nghiệm.

ống 2 có tế bào máu lắng đọng dưới đáy ống nghiệm thì hiện tượng dương tính với saponin.

Phẩn ứng màu

Phản ứng Rosenthaler: Lấy lml dịch chiết nước cho tác dụng với 1 ml valinin 1%/cồn, cho thêm một vài giọt H2S04. Phản ứng dương tính khi dung dịch có có màu tím hoa cà.

Sắc kí lớp mỏng

Dùng silicagen G2 5 4 là chất hấp phụ, hệ dung môi là n-Butanol: ethylacetat : H20 (4:1:5).

Dịch chấm sắc kí: Dịch chiết bằng cồn 80°, cô đến cắn. Hoà tan trong nước rồi lắc với n-butanol, lấy lớp n-butanol cô đến cạn. Hoà tan trong cồn cao độ làm dịch chấm sắc kí.

Hiện màu bằng thuốc thử vanilin 1%/cồn trong acid H2S04 đặc.

Dịch chấm sắc kí phải thu được bốn vết có: Rfj = 0,15; Rf2 = 0,37; Rf3 = 0,48; Rf4 = 0,59

Coumarín

Cân khoảng 10g bột thô dược liệu, cho vào bình nón dung tích 250ml, thêm 50ml cồn 90°, đun sôi trên nồi cách thuỷ khoảng 10 phút, lọc lấy dịch chiết. Cô cạn dịch chiết cồn, hoà tan cắn vào 5ml nước nóng và lọc nóng, làm như vậy 3 lần. Dịch lọc thu được đem lắc 3 lần vối CHCI3 (mỗi lần khoảng 5ml), lấy lớp CHCI3, gộp dịch chiết cloroform, cô cạn đến cắn , hoà tan trong cồn 90° và làm các phản ứng sau:

Phản ứng màu

- Phản ứng mở, đóng vòng lacton

Cho vào hai ống nghiệm nhỏ mỗi ống lml dịch chiết, ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10% rồi đun cả hai ống nghiệm đến sôi, để nguội. Thêm vào cả hai ống nghiệm 4ml nước cất, lắc đều. Acid hoá ống 1 bằng H Q đặc.

Quan sát hiện tượng ở 2 ống khi cho thêm dd NaOH 10% vào ống 1 rồi đun cả 2 ống, nước cất vào 2 ống, dd HC1 đặc vào ống 1.

Phản ứng dương tính khi cho thêm dd NaOH 10% vào ống 1 rồi đun cả 2 ống thì ống 1 đục, ống 2 trong; khi cho nước cất vào 2 ống thì ốngl trong, ống 2 đục; khi cho dd HC1 đặc vào ống 1 thì ống 1 trở lên đục như ống 2.

- Phản ứng vói thuốc thử Diazo

Cho vào ống nghiệm lml dịch chiết, thêm 2ml NaOH 10%. Đun cách thuỷ rồi để nguội, thêm vài giọt thuốc thử Diazo mới pha. Phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa trắng trong ống nghiệm.

Độ ẩm: không vượt quá 13%

Độ tro toàn phần: không vượt quá 15,60%

Tỉ lệ vụn nát trong dược liệu: không vượt quá 3,51%

Tỉ lệ tạp chất trong dược liệu: không vượt quá 0,44%

Các chất chiết được bằng nước: không được nhỏ hơn 1,87%

Các chất chiết được bằng cồn : không được nhỏ hơn 16,57%

Định lượng

Saponin

Lấy chính xác một lượng khoảng lOg bột thô dược liệu, loại chlorophyl bằng ether dầu hoả trong bình soxhlet đến khi hết màu xanh. Tãi khô, dùng ethanol 80° để chiết saponin bằng soxhlet đến khi hết màu. Dịch chiết được cất thu hồi dung môi cho đến cao đặc. Hoà tan trong nước, cho vào bình gạn rồi lắc kĩ với n-butanol (làm 5 lần, mỗi lần khoảng 5ml), lấy lớp n-butanol, gộp dịch chiết n-butanol rồi cô đến cắn để định lượng và sắc kí lớp mỏng.

Cắn thu được, sấy ở 80° trong 3 giờ. Rồi xác định khối lượng cắn đó. Công thức tính: X (%) = a AO4.

ố .(l- c )

Trong đó: a: khối lượng cắn (g)

Yêu cầu: hàm lượng saponin ít nhất phải là 2,95%.

Coumarin

Cân khoảng lOg bột thô dược liệu, đo độ ẩm, chiết xuất bằng cồn 90° trong bình soxhlet liên tục cho đến khi hết màu xanh của chlorophyl. Thêm vào dịch chiết cồn HC1 2N, đun cách thuỷ với sinh hàn hồi lưu trong 2 giờ, thuỷ phân, cô cách thuỷ đến cắn. Thêm nước cất sôi vào cắn, sau đó lọc, dùng ether ehtylic để

b: khối lượng bột thô dược liệu (g) c: độ ẩm của dược liệu (%)

chiết lấy coumarin, thêm dung dịch NaOH 5% vào dung dịch ether và lắc nhanh, gạn lấy phần ether, kiềm hoá bằng dung dịch NaOH 5% tới pH kiềm và đun cách thủy vói sinh hàn hồi lưu trong 1 giờ, gạn lấy lớp nước, thêm vào đó dung dịch HQ 2N tói pH acid, dùng ether để chiết lấy coumarin, bay hơi ether được cặn coumarin toàn phần .

Cắn thu được đem sấy ở 80° trong 3 giờ. Rồi xác định khối lượng cắn Công thức tính: X % = — 2— . 104.

6 b.ạ-c)

Trong đó: a: khối lượng cắn (g)

b: khối lượng bột thô dược liệu (g) c: độ ẩm của dược liệu (%)

X: hàm lượng Coumarin (%)

Yêu cầu: hàm lượng coumarin ít nhất phải là 0,34%.

Bảo quản

Bảo quản trong túi PE, để nơi thoáng mát.

Tính vị, qui kinh

Cóc mẳn có vị đắng, tính ấm. Quy kinh phế.

Công năng, chủ trị

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền phương Đông, Cóc mẳn có tác dụng nhuận phế, chỉ ho, bình suyễn, tiêu độc dùng để điều tri viêm khí quản mạn tính, ho suyễn, mẩn ngứa ngoài da.

Với mục đích chữa ho đặc biệt là ho ở trẻ em: dùng Cóc mẳn 20g khô hoặc 30g tươi sắc uống. Trẻ ho gà dùng Cóc mẳn phối hợp với Chua me đất mỗi vị

1 2 g đem giã nhỏ rồi chế với nước chín, vắt lấy nước cho uống.

Chữa mẩn ngứa (eczema): dùng Cóc mẳn 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối vài hạt, giã nhỏ cả 3 thứ rồi đắp lên chỗ bị eczema đã rửa sạch.

Khi bị chàm, chốc, lở: dùng 20-30g cây tươi đem giã nát rồi bôi trong ngày. Cũng có thể phối hợp với hạt cây Lai và ít rượu.

Một phần của tài liệu Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vị thuốc cóc mẳn (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)