Phương thức đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề bình thuận (Trang 26 - 27)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4.1. Phương thức đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

- Đánh giá trong (tự đánh giá): được cán bộ, giáo viên nhà trường tiến hành, đây là phương thức đơn giản, ít tốn kém và có thể thực hiện thường xuyên. Vấn đề là phải

có các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể và những người đánh giá phải có công cụ và kỹ thuật đánh giá phù hợp, đảm bảo tính giá trị, nhất quán và có thái độ khách quan.

- Đánh giá ngoài: được các chuyên gia, những cơ quan sử dụng nhân lực hay người lao động qua dạy nghề thực hiện, nó đảm bảo được kết quả đánh giá đúng và thật sự khách quan về chất lượng dạy nghề, nhất là sản phẩm của dạy nghề.

Hơn nữa, chất lượng sản phẩm dạy nghề trong cơ chế thị trường là đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên không thể đánh giá chất lượng của sản phẩm dạy nghề nếu không có ý kiến khách quan của khách hàng. Nhiều khi, mục đích đào tạo với các tiêu chuẩn về chất lượng do cơ sở đào tạo đặt ra chưa khớp với yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động. Các thông tin thu thập được từ người sử dụng lao động giúp đánh giá một cách chính xác hơn chất lượng sản phẩm đào tạo, mặt khác có thể giúp các nhà đào tạo nhận được các yêu cầu đặc trưng của kỹ năng có tác động trực tiếp đến chất lượng của sản xuất, các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội về mặt nhân lực để kịp thời cải tiến, bổ sung hoặc thay đổi chương trình đào tạo và đổi mới tổ chức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề bình thuận (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)