- Để có cái nhìn tổng quan và khách quan nhất về quan hệ tín dụng giữa ACB và các doanh nghiệp trước hết ta xem xét về số lượng các doanh nghiệp hay loại hình của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ACB qua các năm.
Bảng 7 : Hoạt động tín dụng của ACB theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 30/9/2010
Doanh nghiệp NN 2.821.889 4.378.113 4.302.489
HTX, tổ hợp tác 5.164 28.698 15.225
Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần
12.674.836 34.252.753 39.989.308
Công ty liên doanh 387.159 497.924 399.090
Công ty 100% vốn nước ngoài 180.304 192.295 288.744
Cá nhân, khác 18.763.348 23.005.195 35.911.758
Tổng 34.832.700 62.357.978 80.906.614
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Trong tổng số các doanh nghiệp được ACB tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó ACB ngày càng chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộc khối TNHH, DN tư nhân và Công ty cổ phần điển hình tăng mạnh trong năm 2009 ( tăng 21.577 tỷ so với 2008) và tiếp tục tăng trong 3 quý đầu năm 2010; ACB cũng chú trọng việc tăng tài trợ đối với các hộ gia đình kinh doanh tăng mạnh qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu vì trong thời gian gần đây rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành có năng lực kinh doanh nhưng thiếu vốn trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn có thể đã có quan hệ với ngân hàng khác nên việc ACB hướng tới các khách hàng mới để mở rộng thị trường là hướng đi đúng đắn.
Bảng 8: Hoạt động tín dụng của ACB chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu 2008 2009 30/09/2010
1- Nông lâm nghiệp 221.790 166.870 201.110
2- Thương mại 8.175.846 19.831.560 23.597.397
3- Dịch vụ cá nhân và cộng đồng
17.709.042 22.939.330 33.836.194
4- Sản xuất và gia công chế biến
4.514.346 11.266.591 11.652.343
5- Xây dựng 946.652 2.373.316 3.067.904
6- Kho bãi, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc
739.817 1.756.209 2.640.543
7- Dịch vụ tài chính 4.300 630.766 1.094.354
8- Tư vấn, kinh doanh bất động sản
608.307 519.614 1.057.145
9- Khách sạn, nhà hàng 493.586 997.746 1.273.841
10- Giáo dục, đào tạo 2.595 31.255 52.382
11- Khác 1.416.419 1.844.722 2.433.400
Tổng 34.832.700 62.357.978 80.906.614
Nguồn: Bản cáo bạch 2010 – Ngân hàng ACB Vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất gia công chế biến, cá nhân và thương mại . Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính
sách tín dụng linh hoạt. Đây cũng là những ngành có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp… ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Tất cả các ngành kinh tế trong 3 quý đầu 2010 đều tăng chứng tỏ ACB đã mở rộng hoạt động tín dụng ở tất cả các ngành kinh tế. Trên địa bàn ACB hoạt động đều là các thành phố lớn nên tốc độ đô thị hoá cao tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng và thương mại. Tuy nhiên nhỡn chung lĩnh vực đầu tư tín dụng của ACB còn hạn chế.
Qua 2 bảng trên ta thấy để có thành quả này là do chính sách của Nhà nước làm cho số lượng DNNN được cổ phần hoá nhiều hơn, mặt khác, đó cũng là do sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tin dụng của ACB. Nhìn chung đây là một kết quả đáng khích lệ đối với ACB , tuy nhiên nhìn một cách tổng quát so với nền kinh tế thì lại là rất nhỏ. Vì theo thống kê ở Vệt Nam hiện nay trong tổng số doanh nghiệp cú trờn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mặc dù có sự hỗ trợ vốn tín dụng của ACB song thực tế hoạt động của các doanh nghiệp này còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế về mọi mặt, trong đó có khó khăn lớn nhất là về vốn và tín dụng.