Đặc điểm tổ chức sản xuất của C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ &

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI (Trang 34 - 76)

- Công ty hoạt động theo định hướng phát triển của nhu cầu con

2.1.2.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất của C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ &

XD HÀ MAI

C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI là một doanh nghiệp chuyên về xây dựng công trình. Vì thế, phải có một quy trình sản xuất chặt chẽ, cơ cấu tổ chức nhất định và có hệ thống. Được biểu hiện như sau:

Sơ đồ 2.2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊNH VỤ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ MAI

Giải thích :

Sau khi ký hợp đồng tiến hành nhận thầu thi công xây dựng công trình: Điều đầu tiên đó là phải kiểm tra, khảo sát nơi công trình như thế nào để đưa ra một phương án phù hợp với công trình.

Tiếp theo là tập kết máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực về nơi công trình để chuẩn bị tiến hành thi công.

Những vật tư nào liên quan hoặc cần dùng cho quá trình thi công thì phải tập trung về kho công trình và tiến hành sản xuất thi công, trong một thời gian nào đó mà kế hoạch đã đưa ra để hoàn thành công trình.

Sau đó người chủ thầu sẽ nghiệm thu toàn bộ và giao cho bên giao thầu đưa vào sử dụng.

Cuối cùng là khâu quyết toán tài chính. Là bên giao thầu tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí cho bên nhận thầu.

Khảo sát kiểm tra hiện trường

Tập kết máy móc, thiết bị,

nhân lực

Tập trung vật tư về kho công

trình

Quyết toán tài chính Nghiệm thu toàn bộ đưa vào sử dụng Sản xuất thi công

Sơ đồ 2.3: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

- Chức năng nhiệm vụ các đội:

+ Ban chỉ huy công trường: Chỉ đạo quản lý thi công

+ Đội thi công công trình giao thông: thi công các công trình giao thông

+ Đội thi công dân dụng và công nghiệp: Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.

+ Đội thi công cơ giới: Vận chuyển vật tư, san nền, san mặt bằng

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

2.1.2.2.1. Đặc điểm chung

C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI thường có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các đối tác trong nước, trong tương lai sẽ mở rộng phạm vi hợp tác ra nước ngoài.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh là xây dựng, thi công các công trình giao thông dân dụng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng.

Nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công các công trình chủ yếu mua ở các doanh nghiệp và một số vật liệu mua lẻ bên ngoài.

Ban chỉ huy công trình

Đội thi công, công

trình giao thông dụng - công nghiệp Đội thi công dân Đội thi công cơ giới

Tổ làm đường Tổ làm cầu Tổ làm nền móng Tổ xây dựng vận chuyển Bộ phận vận tải Bộ phận máy móc thiết bị

Về nguồn lực: Tổng số nhu cầu lao động là 103 người, trong đó 84 lao động còn lại là cán bộ nhân viên. Ngoài ra, công ty còn thuê thêm lao động ở bên ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại C.TY CỔ PHẦN

DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ 2.4 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

a. Giám đốc

Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong công ty, là người trực tiếp Phó giám đốc KT – KCS Giám đốc Phó giám đốc KH – KD Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Đội thi công công trình giao thông

Đội thi công công trình

DD-CN

Đội thi công cơ

các tổ chức có thẩm quyền.

b. Phó giám đốc KT-KCS

Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách.

c. Phó giám đốc KH-KD

Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, và là người trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.

d. Phòng kỹ thuật

Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình.

e. phòng kế hoạch vật tư

Lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý kho vật tư.

f. Phòng tổ chức hành chính:

Có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.

g. Phòng tài chính - kế toán

Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.

h.Các đội thi công:

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

2.1.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

1. Sơ đồ 2.5 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Ghi chú: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng

2. Chức năng và nhiệm của mỗi nhân viên tại phòng kế toán C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

a. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:

Là người có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất tại phòng kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp phân công, chỉ đạo công tác kế toán tại công ty. Yêu cầu các bộ phận cung cấp đủ số liệu trong hợp đồng kinh tế.

Tổ chức luân chuyển chứng từ, thiết kế mẫu sổ kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động, ký duyệt soạn thảo hợp đồng mua bán, lập kế hoạch vay vốn và kế hoạch chi tiền mặt tiền lương.

Cuối mỗi tháng, mỗi quý kế toán trưởng chịu trách nhiệm hoàn thiện các báo cáo gửi về công ty.

b.Kế toán công nợ thanh toán:

Là thành viên làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, theo dõi các phiếu thu tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán công nợ thanh toán Kế toán ngân

hàng Kế toán vật tư kiêm thủ kho Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt

c. Kế toán vật tư kiêm thủ kho:

Thuộc quyền quản lý của phòng vật tư theo dõi tình hình Nhập- Xuất -Tồn vật tư hàng ngày. Lập phiếu nhập kho, xuất kho, thanh toán, tính giá vật tư dùng cho thủ công, xây dựng.

Cuối tháng lên bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn nguyên vật liệu. Ngoài ra, kế toán vật tư còn tham gia vào công tác kiểm kê vật liệu, công cụ, dụng cụ định kỳ. d. Kế toán ngân hàng:

Theo dõi tiền gửi Ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Nợ, báo Có, tiền tạm ứng, các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản chi phí khác ở công ty. Cuối tháng, lên bảng kê để đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan.

e. Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt:

Theo dõi, quản lý tiền mặt tại công ty, tình hình thu chi tiền mặt vào sổ quỹ. Là người liên hệ, giao nhận và lưu trữ chứng từ, tín phiếu có giá trị theo lệnh của kế toán trưởng và giám đốc Công ty.

2.1.2.3.2 Hình thức sổ kế toán tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

1. Để phù hợp với quy mô, đặc điểm và tổ chức của công ty, phòng kế toán đã áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Phương pháp kế toán nguyên liệu, vật liệu là phương pháp Nhập trước-Xuất trước.

Sơ đồ 2.6: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Quan hệ hỗ trợ

2. Trình tự sử dụng và luân chuyển chứng từ

Hằng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các đơn vị trực thuộc công Chứng từ gốc

Sổ quỹ Sổ hoặc thẻ kế

toán chi tiết Bảng tổng hợp CT gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS Sổ cái

phát sinh nên từ chứng từ gốc phải lên Bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó lập chứng từ ghi sổ. Nếu nghiệp vụ phát sinh trong tháng thì sẽ căn cứ vào chứng từ gốc để ghi trực tiếp vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ cái. Sau khi số liệu kiểm tra trùng khớp với nhau thì bảng cân đối số phát sinh dùng làm cơ sở lập báo cáo kế toán.

Đối với các tài khoản có mở sổ hoặc sổ kế toán chi tiết, chúng được dùng để làm căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua Bảng cân đối số phát sinh.

Cuối tháng, kế toán trưởng cân đối tất cả các số liệu xong sẽ căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối để lập báo cáo kế toán.

2.1.4. Phương pháp và chính sách kế toán áp dụng tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại công ty đang áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Hiện nay ở công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ và sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ chi tiết: Gồm sổ chi tiết vật liệu, sổ thuế GTGT khấu trừ, sổ chi tiết chi phí, sổ chi tiết theo dõi người bán…

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái * Các phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng khác: VNĐ.

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Xác định giá trị thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty và vấn đề quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

2.2.1. Nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu của công ty

Nguyên vật liệu là nhân tố tác động tích cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Để giúp công tác hạch toán chính xác một khối lượng chủng loại, kế toán của công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Việc phân loại nguyên vật liệu được dựa theo những tiêu thức nhất định để sắp xếp những vật liệu có cùng một tiêu thức vào cùng mỗi loại, mỗi nhóm. Thực tế, công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu dựa trên cơ sở công dụng của từng thứ, loại vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi được sự biến động của từng thứ, loại vật liệu. Do đó, có thể cung cấp được những thông tin chính xác kịp thời cho việc lập kế toán thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu ở công ty được phân ra các loại chủ yếu sau:

- Nguyên vật liệu chính:

+ Xi măng, công ty chỉ dùng 2 loại xi măng là: Xi măng Hải Vân (TC30)

Xi măng Hoàng Thạch

+ Thép Φ6, Φ12, Φ14, Φ18.

+ Cát xây, cát tô, cát đại (dùng để đổ bê tông) + Đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá 4x6 phân cấp

- Nguyên vật liệu phụ: Thép ống nhựa, bao tải, bộc chống thấm, đinh 5, đinh 1x2, cột tre (làm kê chắn)

- Nhiên liệu: Dầu diezen, nhựa đường, xăng

Các loại xe phục vụ chi vận chuyển nguyên vật liệu và tham gia vào quá trình thi công nhằm tiết kiệm được nguồn lao động mà vẫn mang lại chất lượng cho các công trình như: xe đào, sola110, xe ủi Komatsu, cattedilass, máy kinh vĩ, xe tải...

2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty:

Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất, nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho

- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, hướng dẫn kinh doanh kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thủ kho nhập xuất, thực hiện dúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở các sổ sách, thuế chi tiết về nguyên vật liệu đúng phương pháp quy định, giúp cho việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn nguyên vật liệu thừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi pháp, lãng phí

Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý và điều hành phân tích kinh tế.

2.2.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty căn cứ vào hợp đồng mua bán trên hóa đơn, chứng từ theo giá Bộ Tài Chính (Chênh lệch của thị trường). Đối với các loại nguyên vật liệu phụ thì các đơn vị có nhu cầu trực tiếp ký hợp đồng với các nhà cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Tính giá vật liệu nhập kho:

a. Nhập kho mua ngoài:(Có hợp đồng mua bán giữa hai bên)

liệu nhập kho hóa đơn bốc dỡ b. Nhập kho khi thu hồi từ các công trình:

Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạng mục công trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chưa sử dụng sẽ tiến hành nhập kho.

2.2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho:

Công ty áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, người ta lấy đơn giá vật liệu nhập trước làm đơn giá để tính giá trị vật liệu xuất kho cho đến khi hết số lượng của các loại nguyên vật liệu.

2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI

2.2.3.1. Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán NVL theo biểu mẫu hướng dẫn bao gồm :

- Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT). - Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT).

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08 - VT).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại C.TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ XD HÀ MAI (Trang 34 - 76)