sau đây:
Tư duy khám phá: Nhìn xung quanh, bôi dưỡng kiến
thức và nhận thức của chúng ta về chủ để. Chúng ta muốn có một tấm bản đồ cụ thể hơn về nó.
Tư duy từn kiếm: Khi chúng ta có một nhụ cầu xác định. Chúng ta muốn điều gì đó. Chúng ta muốn kết thúc với điểu gì đó cụ thể. Chúng ta cần một giải pháp cho vấn
để đó. Chúng ta cần một thiết kế hoặc một ý tưởng sáng tạo. Chúng ta cần giải quyết sự xung đột. Kiểu tư duy này khác nhiều so với kiểu tư duy khám phá. Ỗ đây, từ tìm kiếm có thể được hiểu theo nghĩa “kiến thiết”. Nó không giống như việc có một ý tưởng đang Ẩn chứa đâu đó và chúng ta chỉ việc tìm ra chúng. Chúng ta phải xây dựng một giải pháp cũng như chúng ta phải sắp xếp mọi phần của một mẫu thiết kế. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang tìm kiếm để đi đến một kết quả được mong
đợi.
Tư duy lựa chọn: Đã có một số phương án và chúng ta phải thực hiện một sự lựa chọn hoặc một quyết định. Đó có thể là một chuỗi hành động và sự lựa chọn của chúng ta là có nên hoặc không nên sử dựng nó. Mở rộng sự lựa chọn là
cách tư duy thường thấy. Ví dụ, trong thiết kế hoặc trong cách giải quyết vấn để chúng ta thường đi đến một điểm mà ở đó có một vài phương án có thể và chúng ta phải lựa chọn chúng.
Tư duy tổ chức: Tất cả mọi khía cạnh đều có nhưng lại
không theo một trật tự nào cả. Chúng ta phải sắp xếp mọợi khía cạnh đó cùng nhau theo cách hiệu quả nhất. Chúng ta xem xét mọi thứ. Chúng ta thử cách này hay cách khác. Chúng ta áp dụng nhiều công cụ tư duy khác nhau (APC, OPV, C và 8...”. Thiết kế một ngôi nhà là một phần của tư duy sáng tạo và là một phần của tư duy tìm kiếm. Sắp xếp ngôi nhà theo đúng trật tự là một phần của tư duy tổ chức. Nêu ra một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó đều là những bộ phận của tư duy tổ chức
Tư duy kiểm tra: Liệu nó có chính xác không? Liệu nó có đúng không? Liệu nó có phù hợp với chứng cứ hay không? Nó có được chấp nhận không? Đây là kiểu tư duy mũ đen hoặc kiểu tư duy phê phán. Chúng ta phần ứng lại trước những gì mà chúng ta thấy. Chúng ta xét đoán nó. Chúng ta kiểm tra nó. Hiển nhiên trong mọi kiểu tư duy (giải quyết vấn để, kiểm tra là một phần không thể thiếu
(giải quyết vấn để, thiết kế, lựa chọn và giải thích...),
nhưng kiểu tư duy này tổn tại độc lập
Trong việc xác định trọng tâm và mục đích, kiểm tra là một phần hữu ích giúp chúng ta nhận thức được kiểu tư duy mà chúng ta đang nghĩ.
Bài tập luyện trọng tâm uà mục đích
1. Một nhà thiết kế đang thiết kế kiểu dáng cốc mới. Năm khía cạnh về một chiếc cốc mà cô ấy cần chú trọng là gì? ví dụ, điều chú trọng của cô ấy là đến tay cầm của
chiếc cốc. Ộ
2. Trong một cuộc họp bàn về vấn đề trồng nho tại vùng California, tư duy của mọi người dường như tập chung vào
cuộc chạy đua giữa các loại rượu. Theo bạn thì mục đích
chính của cuộc họp lần này phải là gì?
3. Bạn đang chuẩn bị một bữa ăn cho bạn và ba người
`
bạn. Liệt kê năm thứ mà bạn cần chú tâm. Ví dụ, bạn có thể chú tâm đến việc các bạn sẽ đi đâu để ăn.