- Cách thức và hiệu quả:
Xu hướng phát triển của thương mại điện tử ngày càng được ưu chuộng. Đón đầu trào lưu phát triển này, đầu năm 2007 PNJ đã tích hợp kênh bán hàng trực tuyến vào trang web www.pnj.com.vn và các website có lượng độc giả phù hợp với khách hàng mục tiêu của các nhãn hàng giúp khách hàng tiện lợi hơn trong việc chọn mua trang sức. Ngoài giới thiệu về quá trình hoạt động, các thành tựu, hệ thống phân phối của PNJ, website còn cập nhật chi tiết thông tin về các bộ sản phẩm mới, xu hướng thời trang trong năm, thông tin khuyến mãi, hướng dẫn cách thức mua hàng trực tuyến và các thông tin hữu ích khác đối với khách hàng. Năm 2007, tổng lượng truy cập website của PNJ đạt 1.626.393 lượt, tăng 35% so với cùng kỳ, bình quân 135.533 lượt/tháng, công ty cũng nhận được nhiều đơn hàng trực tuyến thông qua website. Tính đến tháng 8-2008, doanh thu từ kênh bán hàng này đã tăng 20% so với năm trước. Những khác biệt rõ ràng có thể nhận thấy từ kênh bán hàng trực tuyến là bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức mà vẫn có cái nhìn tổng quát về hệ thống sản phẩm để có được lựa chọn chính xác nhất.
Sự kiện trình làng trang web bán hàng trực tuyến mới tại địa chỉ www.shopping.pnj.com.vn (điện thoại 08 39959332 ngày 20/9/2011 ) đánh dấu bước
phát triển hòa nhịp với xu hướng phát triển thương mại điện tử của PNJ. Trang web mới bổ sung nhiều mặt hàng trang sức của các nhãn hàng PNJGold, PNJSilver, Yabling, Jemma và đồng hồ cao cấp. Phương thức thanh toán trước đây của PNJ chỉ có hai hình thức thanh toán là bằng tiền mặt tại nội thành HCM, Hà Nội và Đà Nẵng và chuyển khoản. Nhưng hiện nay khách hàng đã có thêm nhiều sự lựa chọn khi thanh toán trực tuyến giúp khách hàng có thể thanh toán một cách linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau: thu tiền tận nơi, thanh toán chuyển khoản, thanh toán trực tuyến qua thẻ Visa, Master, ATM… giúp quý khách hàng quản lý tài khoản và đảm bảo an toàn cho đơn hàng. Với hệ thống vận chuyển nhanh chóng và đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tụy, kênh bán hàng trực tuyến này của PNJ đem tới cho khách hàng sự tiện lợi tối đa chỉ với vài click chuột. PNJ có thể giao hàng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Thời gian giao hàng khoảng 5-7 ngày. Bao gồm các khoản phí khác như: phí chuyển tiền quốc tế, phí vận chuyển quốc tế (Fedex), phí bảo hiểm đơn hàng... các khoản phí này phụ thuộc vào gía trị sản phẩm mà khách hàng chọn mua. Sản phẩm được bán trên website và sản phẩm tại cửa hàng giống nhau hoàn toàn về chất lượng & cả cách tính giá, chế độ hậu mãi, bảo hành hay chính sách mua/bán hoặc đổi sản phẩm khi mua hàng online và tại cửa hàng là như nhau.
Gian hàng của PNJ tại ChợĐiệnTử chỉ mới tham gia đầu năm 2012 (31/01/2012), tính đến nay số lượng hóa đơn và số lượt view tăng lên không ngừng. Shopping PNJ đã được chọn là Best Seller tại TP.HCM trong năm 2012.
- Khó khăn PNJ gặp phải khi làm marketing online:
Những năm gần đây, kinh doanh online có nhiều khởi sắc. Dù PNJ là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng công ty không có lợi thế cho lắm khi kinh doanh mặt hàng trang sức online. Do tập quán của người dùng thích tận mắt nhìn sản phẩm, tận tay sờ, thử sản phẩm. Chính điều này làm cho khách hàng lo lắng, phân vân khi quyết định mua sản phảm hay ko? Bên cạnh đó, do đặc trưng của sản phẩm
là nhỏ nhưng giá trị cao, điều này gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng đến tay khách hàng ở xa.
Ngoài ra yếu tố phục vụ khách hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất cũng khiến PNJ suy nghĩ cân nhắc có nên lập một kho hàng riêng không và có ảnh hưởng đến vòng quay vốn không? Đây cũng là một trong những khó khăn cần khắc phục.
Vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng an toàn cũng là một khó khăn. Sản phẩm là nữ trang giá trị cao nên việc vận chuyển qua bưu điện là không thể vì mặt hàng quá nhạy cảm. Việc chọn lựa đối tác vận chuyển tin cậy là không dễ dàng. Hiện tại, PNJ rất nỗ lực để có thể phục vụ cho khách hàng ở 64 tỉnh thành trong cả nước.
Bên cạnh những khó khăn trên, PNJ cũng tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này, chính điều này tạo thêm lòng tin, uy tín khi phục vụ khách hàng.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM
4.1 Giải pháp của nhà nước
Các công cụ của marketing đã được một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam sử dụng, và đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp khác chú ý vì đặc tính linh hoạt và sự hiệu quả của chúng. Đây có thể là công cụ marketing của tương lai với các ưu điểm sau: Dễ dàng đo lường hiệu quả, lập hệ thống giao tiếp tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, kêu gọi hành động của khách hàng, linh hoạt và đảm bảo được bí mật cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực marketing này gặp một số trở ngại sau: Xuất hiện chưa lâu, chưa được sử dụng nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ marketing chưa chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng hạn chế, gặp nhiều dư luận không tốt từ phía khách hàng… Chính vì thế, nhà nước cần đưa ra các giải pháp cụ thể và đồng bộ để khuyến khích Marketing trực tiếp phát triển. Nhà nước Việt
Nam cần nhìn nhận Marketing trực tiếp không chỉ là một hiện tượng của thị trường mà còn như là một cơ hội cho đất nước phát triển – với số lượng việc làm và lợi nhuận đem lại không hề nhỏ , trong đó có cả các doanh nghiệp quốc doanh có liên quan.. Những biện pháp của nhà nước cần phải dựa trên các tiêu chí sau: Coi doanh nghiệp là trung tâm, nhà nước chỉ đóng vai trò nâng đỡ cho ngành dịch vụ Marketing trực tiếp; ưu tiên cho các giải pháp trung tính , không làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh tự do trên thị trường; hợp tác tích cực với khu vực tư nhân; tham gia vào thị trường như một tác nhân tiên phong, trở thành chất xúc tác cho sự phát triển của các ngành mới.
- Luật pháp - Tổ chức hỗ trợ
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến khích phát triển các ngành bổ trợ cho marketing trực tiếp
- Tuyên truyền và giáo dục
4.2 Giải pháp của các doanh nghiệp
Việc phát triển Marketing trực tiếp nói riêng, Marketing nói chung hay cao nhất là cả nền kinh tế cần bắt đầu từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp là trung tâm, là đầu tầu phát triển của ngành. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ marketing trực tiếp cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Định hướng chuyên môn hóa cho doanh nghiệp - Đào tạo con người
- Xây dựng hạ tầng công nghệ
Các doanh nghiệp sử dụng marketing trực tiếp để quảng bá sản phẩm cần chú ý đến: - Hoạch định nguồn lực dành cho marketing trực tiếp
- Cải tổ mô hình nhân sự, mô hình xử lý thông tin cho phù hợp - Lựa chọn phương thức tiến hành phù hợp.
KẾT LUẬN
Vận dụng marketing trực tiếp đạt hiệu quả cao là một vấn đề không đơn giản, đó là cả một nghệ thuật, khoa học với rất nhiều công cụ khác nhau. Mỗi công cụ sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và do đó chỉ phù hợp với những điều kiện thị trường cụ thể, với những sản phẩm nhất định. Tại Việt Nam, tuy các chương trình marketing trực tiếp nhằm mục đích bán hàng vẫn còn lẻ tẻ và khiêm tốn, nhưng các hình thức xúc tiến truyền thông trực tiếp đang được khai thác ngày càng phổ biến, đã và đang nâng cao sự nhận biết của khách hàng, củng cố lòng trung thành, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin hỗ trợ, gây hiệu ứng truyền miệng… góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng thương hiệu của các DN, để từ đó phát triển các chương trình marketing trực tiếp đầy đủ, phức tạp và toàn diện hơn.
Báo Sài gòn tiếp thị số ra ngày 12/7/2011 Bách khoa toàn thư (Wikipedia)
Hoạt động marketing trực tiếphttp://haiphong360.net/threads/15263-Hoat-dong-marketing-truc- tiep?s=ff1e7ca3b78b5e77fac6688c3d20a867#ixzz1rkwCfb1N
http://shopping.pnj.com.vn/
http://www.atheenah.com/luan-van/Marketing-truc-tiep-va-kha-nang-ung-dung-tai-Viet-Nam-121972 PNJ bản cáo bạch niêm yết
Báo điện tử Dantri.com.vn
Tạp chí hoạt động khoa học số 588, tháng 5/2008
Giáo trình Marketing căn bản- GS.TS Trần Minh Đạo-Trường đh Kinh Tế Quốc Dân http://www.phongsinhvien.com/showthread.php?47-5-quan-ni%E1%BB%87m-v %E1%BB%81-email-marketing-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam&p=48 http://www.crmvietnam.com/index.php?q=email-marketing http://congdong.bizweb.vn/content/category/email-marketing-34.html http://aiim.edu.vn/blog_mod/nhung-cong-cu-lam-digital-marketing-hieu-qua-o-viet-nam http://www.vntc.vn/bao-chi-noi-ve-chung-toi/tiep-thi-dien-tu-tai-viet-nam-co-hoi-cong- bang-cho-ca-nguoi-khong-lo-va-ke-be-nho-217.html
http://nos.com.vn/quang-cao-truc-tuyen/xu-huong-marketing-truc-tuyen.html http://www.phapluattp.vn/20110727015356640p0c1014/marketing-truc-tuyen-2011-cac- xu-huong-quang-cao-moi.htm MỤC LỤC Trang Lời mở đầu---1
Chương I: Cơ sở lý thuyết về marketing trực tiếp---2
1.1 Khái niệm marketing trực tiếp---2
1.2 Những công cụ marketing trực tiếp---2
1.3 Các quyết định chủ yếu trong marketing trực tiếp---3
Chương II: thực trạng triển khai hoạt động marketing trực tiếp qua các doanh nghiệp tại Việt Nam---3
2.1 Tình hình chung---3
2.2.1 Nguồn gốc, sự phát triển của marketing trực tiếp trên Thế giới---3
2.2.2 Marketing trực tiếp tại Việt Nam---5
2.2 Thực trạng ứng dụng một số hình thức marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp tại Việt Nam---7
2.2.1 Mobile marketing---7
2.2.2 Email marketing---9
2.2.3 Marketing trực tuyến (Marketing online)---11
2.2.4 Marketing trực tiếp qua truyền hình---13
2.2.5 Bưu chính marketing---16
3.1 Vài nét về PNJ và hoạt động marketing của công ty---19
3.2 PNJ làm marketing trực tuyến---19
Chương IV: Giải pháp phát triển marketing trực tiếp tại Việt Nam---21
4.1 Giải pháp của nhà nước---21
4.2 Giải pháp của các doanh nghiệp---22
Kết luận---22