CỔ PHẦN”.
- Tự nghiên cứu các nội dung.
- Một số vấn đề cần hiểu và tổ chức thực hiện đúng:
1/ Phân biệt: cổ đông chiến lược - nhà đầu tư chiến lược (Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 109/2007/NĐ-CP) với cổ đông sáng lập - người (tổ chức, cá nhân) khởi xướng, đề xuất việc thành lập Cty; cổ đông phổ thông - người sở hữu cổ phần phổ thông.
2/ Cho vay mua cổ phần lần đầu: a/ Khách hàng vay là:
* Người lao động có tên trong danh sách được mua cổ phần của Cty nhà nước tại thời điểm được phê duyệt cổ phần hoá;
* Các cổ đông chiến lược (nhà đầu tư) do Cty nhà nước được cổ phần hoá chọn;
* Nhà đầu tư đã trúng thầu trong quá trình tham gia đấu giá cổ phiếu khi Cty nhà nước bán đấu giá.
b/ Doanh nghiệp bán cổ phần: Là Cty 100% vốn nhà nước được phê duyệt cổ phần hoá, đã xác định giá trị doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP.
3/ Cho vay mua cổ phần khi Cty cổ phần phát hành cổ phiếu tăng vốn:
a/ Khách hàng vay là: Cổ đông của Cty cổ phần (cổ đông sáng lập; cổ đông chiến lược; cổ đông phổ thông); cá nhân tổ chức khác. * Cty cổ phần muốn phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm
vốn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp và Điều 12 Luật chứng khoán (công văn 2472/NHNo có quy định chặt chẽ hơn).
b/ Doanh nghiệp bán cổ phần: Là Cty cổ phần đã , đang hoạt động, bán cổ phần để huy động thêm vốn - tăng vốn - đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán (điểm 2.3 công văn 2472/NHNo-TDHo)
4/ Cho vay góp vốn để thành lập công ty cổ phần:
a/ Khách hàng vay là: Cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông. Các cổ đông phổ thông phải thực hiện góp đủ số tiền theo cổ phần cam kết mua trong vòng 90 ngày kể từ ngày Cty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 80 Luật doanh nghiệp).
Vốn góp là vốn tự có hoặc vốn vay.
b/ Doanh nghiệp huy động vốn: là Cty cổ phần mới có dự thảo Điều lệ và mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chưa họp Đại hội đồng cổ đông và chưa đi vào hoạt động.
Lưu ý: Khi xem xét cho vay phải tính đến các yếu tố: + Điều lệ hoạt động của Cty;
+ Các hoạt động kinh doanh được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Năng lực, trình độ của cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật.
+ Đề án, phương án SXKD và xu hướng phát triển của ngành nghề trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của Cty;
+ Tài sản bảo đảm. Trường hợp nhận cầm cố bằng quyền góp vốn - cổ phiếu - thì phải xem xét khả năng chuyển nhượng; cổ phiếu ghi danh hoặc không ghi danh...
c/ Vay vốn để góp cổ phần là đối tượng vay pháp luật không cấm => Quy trình, thủ tục thực hiện theo QĐ số 72 không áp dụng theo công văn 2472/NHNo - TDHo.