3.1. Nhận xét
Thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đang phát triển khá nhanh tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng và vai trò quan trọng ngày càng được khẳng định của Internet thì tốc độ tăng trưởng của quảng cáo trực tuyến chưa được quan tâm đúng mức. Rõ ràng những lợi ích mà E-marketing đem lại không chỉ hiệu quả đối với doanh nghiệp lớn, mà còn là công cụ thúc đẩy rất hữu hiệu cho doanh nghiệp nhỏ, đăc biệt đối với Việt Nam khi tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá lớn. Nhưng thực tế cho thấy chi phí dành cho quảng cáo trực tuyến vẫn còn rất khiêm tốn so với quảng cáo truyền thống vì các nguyên nhân:
1. Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin vẫn còn trong giai đoạn hình thành và tăng trưởng nên mức độ ứng dụng E-marketing còn bị hạn chế do để triển khai thành công chiến dịch E-marketing thì hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc thực tế hóa chiến dịch marketing , duy trì khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng…
2. Mức độ nhận thức và triển khai ứng dụng E-marketing khác nhau đối với doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt nhìn chung còn rất thấp. Do ở Việt Nam hình thức E-marketing còn khá mới mẻ, các hoạt động E-marketing còn ở mức thăm dò phản ứng của người tiêu dùng, chưa được chú trọng triển khai. 3. Hệ thống pháp luật quy định về quảng cáo mà cụ thể về quảng cáo trực tuyến
còn sơ sài, có nhiều điểm mâu thuẫn và chưa xác với thực tế.
3.2. Giải pháp
3.2.1.Đối với cơ quan quản lý nhà nước
1. Nhanh chóng triển khai việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ ngành, địa phương. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu các dự án tăng cường thương mại điện tử, đôn đốc các đơn vị triển khai dự án, cụ thể:
• Dự án phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử, marketing trực tuyến
cho doanh nghiệp.
• Dự án phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử, marketing trực tuyến cho
tuyến cho người tiêu dùng, đặc biệt là thanh niên thành thị.
• Dự án đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho E-marketing phát triển.
2. Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các hội thảo phổ biến các kiến thức, vai trò và lợi ích của E-marketing, hướng mục tiêu marketing của doanh nghiệp tiến tới gia tăng lợi ích xã hội mà vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về E-marketing cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và phổ biến các chính sách ưu đãi, các định hướng phát triển kinh tế-xã hội nhằm giúp doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn, có tinh thần hợp tác, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển đất nước.
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, định hướng tiến tới xây dựng chuẩn mực chung, tạo điều kiện phát triển dễ dàng và có hệ thống của các hình thức E-marketing, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập của Việt Nam.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện, đồng bộ và nhất quán, theo các tiêu chí của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, như chuẩn hóa khái niệm, nội dung và phương pháp tính đối với từng chỉ tiêu thống kê nhằm nắm bắt, điều chỉnh xu hướng ứng dụng marketing trực tuyến, tạo điều kiện hội nhập khu vực, thế giới dễ dàng.
Hợp tác song phương với các nước có nền kinh tế điện tử tiên tiến, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý việc triển khai ứng dụng marketing trực tuyến, giúp doanh nghiệp trong nước tạo lợi thế cạnh tranh, theo kịp xu hướng thời đại đồng thời chủ động kiểm soát việc tuyên truyền thông tin, hạn chế tính cạnh tranh không lành mạnh.
3.2.2.Đối với doanh nghiệp
1. Căn cứ tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và các chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, mức độ, khả năng triển khai ứng dụng E-marketing mà doanh nghiệp cần xem xét vai trò của E-marketing để phân bổ tài nguyên, xác định mức đầu tư hợp lý để theo kịp thời đại và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước.
2. Tạo điều kiện nâng cao kiến thức marketing cho nhân viên chuyên trách, xây dựng nhận thức đúng đắn cho toàn thể nhân viên vì mỗi nhân viên là một nhân tố quan trọng ảnh
như là điểm mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Mở lớp đào tạo kiến thức E-marketing, hoàn thiện nhận thức marketing cho
nhân viện chuyên trách.
• Cử nhân viên chuyên trách tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn.
• Liên kết với các đơn vị chuyên ứng dụng hoặc cung cấp dịch vụ E-marketing
nhằm học hỏi kinh nghiệm, kết hợp triển khai các chiến lược marketing trực tuyến và marketing truyền thống, đảm bảo hoàn thành tối đa các mục tiêu marketing.
3. Hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc thiết lập, điều chỉnh luật pháp liên quan E- marketing thông qua các góp ý, đề xuất; góp phần hoàn chỉnh nhanh chóng hệ thống luật pháp, tạo môi trường tiếp cận khách hàng một cách lý tưởng.
1. Fiona Ellis-Chadwick, Internet Marketing Strategy, Implementation and Practice, năm 2006
2. Bùi Văn Danh, Thương mại điện tử, năm 2011
3. Vũ Huỳnh, Quảng cáo và các hình thức quảng cáo hiệu quả nhất năm 2006
4. Cimigo, Báo cáo NetCitizens Việt Nam năm 2011
5. Cimigo, Báo cáo doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2009
6. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2010