THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.
2.2.4 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua các chỉ tiêu 1 Thị phần:
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận của Doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố khẳng định sức cạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp. So với các Doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng này ta thấy:
Bảng 6 :Thị phần giầy vải của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Miền Công ty 2002 2003
Sản lượng DT(tỷ) Sản lượng DT(tỷ) Bắc Cty giầy TĐ 3 425 812 67.58 3 985 415 78.9
Cty giầy TK 1 525 646 22.65 1 245 079 18.1 Trung --- --- --- --- --- Nam Cty giày HH 1 486 465 20.6 1 594 584 23.5
Cty giầy âu lạc 945 455 17.5 785 865 16.8
Qua số liệu bảng trên ta thấy thị phần giầy mà công ty chiếm lĩnh là rất lớn, nó chiếm tới hơn 20 % thị phần giầy đã tiêu thụ trong thị phần giầy đã tiêu thụ tại thị trường nội địa. Cũng qua đó ta thấy số lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước có xu hướng giảm sút, trong khi đó số lượng tiêu thụ của công ty lại có xu hướng tăng lên (tuy nhiên số lượng tăng không cao: tăng hơn 500000 đôi nhưng giá trị lại tăng cao: hơn 11 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ là sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép của công ty là rất cao, nó dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, do thị trường trong nước chỉ tiêu thụ các loại hàng giầy truyền thống, hoặc các loại giầy thể thao có giá trị thấp cho lên mặc dù sản lượng tiêu thụ chiếm hơn 70 % sản lượng của công ty nhưng giá tri mang lại thấp chỉ chiếm 50 -55 % doanh thu. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mặt hàng giầy thể thao cao cấp, mang lại giá trị cao cho công ty còn kém và chưa có chỗ đứng trên thị trong nước.
Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức cạnh tranh. Sức cạnh tranh sản phẩm có cao thì sản phẩm mới tiêu thụ được nhiều và khi đó doanh thu lớn, chi phí giảm cho một đơn vị sản phẩm giảm -> lợi nhuận tăng. Để đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình, ta dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty so với đối thủ cạnh tranh:
Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác
Công ty Thực hiện 2001 2002 2003
Cty Thượng Đình 1.602 1.8 1.95 0.19 0.148 Cty Thuỵ khuê 0.92 1.1 0.8 0.18 -0.2 Cty Hiệp Hưng 2.4 1.8 2.1 -0.6 0.3
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, ncầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng ngày càng tăng, sản lượng hàng năm giầy dép tiêu thụ tăng. Điều đó cũng phản ánh lợi nhuận của 3 công ty đều tăng tuy nhiên lợi nhuận của công ty Giầy Thượng Đình là tăng đều nhất qua các năm. Cụ thể là năm 2002 tăng 1.9 tỷ, tương ứng với 10.5 %; năm 2003 tăng 1.48 tỷ, tương ứng với 7,58 %. Sở dĩ có lợi nhuận Công ty Giầy Thượng Đình tăng đều qua các năm là do cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.
Bảng10: Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty Giầy Thượng
Đình và Công ty khác.
Công ty Thực hiện
2001 2002 2003
Cty Thượng Đình 2.52 2.66 2.67 Cty Thuỵ khuê 2.5 2.56 2.34 Cty Hiệp Hưng 2.7 1.85 2.6
Qua bảng số liệu trên ta thấy , tỷ suất lợi nhuận các công ty luôn có sự thay đổi khác nhau. Với công ty Giầy Thượng Đình trong 3 năm qua do đã đẩy nhanh được lượng bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra còn tìm được nguồn cung nguyên vật liệu giá rẻ, ổn định và chất lượng do đó góp phần giảm giá vốn hàng hoá, giảm chi phí sửa chữa máy móc, chất lượng sản phẩm được nâng cao.. tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm giầy dép của công ty.
2.2.2.3 Năng suất lao động.
Để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình, Công ty phải thực hiện giảm chí phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Để làm được điều đó thì việc nâng cao năng suất lao động và một yếu tố cần thiết trong sản xuất. Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của Doanh nghiệp.
Việc tăng năng suất lao động sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong một đơn vị thời gian, do đó sẽ dẫn tới sản lượng tăng, chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm.
Cty Thượng Đình 23.8 21.8 20 -1.58 -1.8 Cty Thụy Khuê 23 21.38 19.28 -1.62 -2.1 Cty Hiệp Hưng 23.2 21.6 19.6 -1.6 -2
Qua bảng trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty( từ năm 2001-2003) đều dao động ở mức 1.5%-2.2% cụ thể như sau: