Xuất quy hoạch du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 83 - 123)

Dựa theo những yếu tố đánh giá và kiểm kê các điều kiện tự nhiên trên khu vực vịnh Bái Tử Long có thể đưa ra những khuyến nghị trong quy hoạch du lịch tại các khu vực phát triển du lịch chính.

3.3.1.Khu vực trung tâm – Thị trấn Cái Rồng

Đảo Cái Bầu sẽ được chú trọng phát trong du lịch vịnh Bái Tử Long. Đảo có số dân lớn nhất, có sẵn nhiều kết cấu hạ tầng và nguồn đất thuận lợi cho phát triển du

lịch. Theo quy hoạch các hoạt động kinh tế tập trung xã Đông Xá, Đoàn Kết và Bình Dân sẽ:

-Xây dựng cảng biển du lịch.

-Khu nghỉ dưỡng phức hợp và cáp treo: Xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp tại khu vực phía Đông, thuộc xã Vạn Yên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng công viên chuyên đề, dịch vụ giải trí cao cấp gắn với tuyến cáp treo (dài khoảng 5,5km) nối đảo Cái Bầu đến đảo Cái Lim, xuyên qua Vườn Quốc gia Bái Tử Long phục vụ tham quan, du lịch sinh thái.

-Xây dựng một khu thương mại trung tâm mới nhằm bổ sung cho thị trấn Cái Rồng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

-Khu nghỉ mát vui chơi giải trí phức hợp sẽ được phát triển tại đảo Cái Bầu để khai thác tiềm năng là Trung tâm thương mại – Tài chính và đầu mối giao thông của huyện đảo Vân Đồn, thu hút khách du lịch nước ngoài.

-Khu nghỉ dưỡng phức hợp đa dạng các tiện nghi giải trí tiên tiến, hiện đại biến đây thành điểm du lịch nổi bật của huyện đảo. Các hoạt động du lịch có thể khai thác có hiệu quả.

Bến du thuyền.

Du lịch kết hợp hội họp, sự kiện. Thể thao giải trí: sân golf, tennis

Các tiện nghi giải trí: bể bơi, rạng chiếu phim Điểm văn hóa: Viện bảo tàng, nhà hát

Các khách sạn cao cấp 4-5 sao. Công viên chuyên đề.

Điểm du lịch Cái Rồng – Bãi Dài thuộc xã Đoàn Kết, xã Hạ Long sẽ trở thành trung tâm du lịch và Khu kinh tế. Ở đây sẽ tập trung phát triển du lịch kết hợp thể thao và sinh thái biển.

Điểm du lịch Đài Xuyên – Vạn Yên thuộc xã Đài Xuyên và xã Vạn Yên, đảo Cái Bầu là nơi tập trung bến thuyền du lịch, casino cao cấp và nghỉ dưỡng tích hợp.

Du lịch biển sẽ được khuyến khích phát triển gần khu vực cảng biển tại xã Đài Xuyên và Vạn Yên trên đảo Cái Bầu, với các hoạt động du lịch:

-Giải trí ven biển và các hoạt động vui giải trí có thể thực hiện được ở các vùng nước sâu: lướt sóng, lặn biển, câu cá giải trí,

-Xây dựng các khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển -Trung tâm thuyền du lịch và bến tầu. -Trung tâm dịch vụ bơi thuyền.

3.3.2.Khu vực Quan Lạn – Minh Châu

Theo quy hoạch chung khu kinh tế Vân Đồn, đảo Cảnh Cước (Quan Lạn - Minh Châu) sẽ hình thành một số khu nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch biển- đảo, gắn với khu trung tâm đảo và nằm dọc ven biển để khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Cải tạo, nâng cấp các khu làng mạc hiện hữu trên đảo. Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên đảo Cảnh Cước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường nội bộ cho phép các phương tiện giao thông nối kết đảo Cảnh Cước với đảo Trà Bản. Xây dựng bến tàu và phà cao tốc nối kết Cảnh Cước với đảo Cái Bầu và đảo Vạn Yên nối kết với khu nghỉ dưỡng phức hợp. Trong điều kiện cho phép, bố trí bãi đỗ cho các loại máy bay động cơ nhỏ, máy bay trực thăng phục vụ du lịch. Du lịch trên đảo sẽ rất phát triển nếu hệ thống đường nội bộ cho phép các phương tiện giao thông công cộng đi lại.

Quan Lạn và Minh Châu với lợi thế là các bãi biển đẹp, hoang sơ, và không khí trong lành sẽ trở thành trung tâm, tập trung phát triển các khu nghỉ dưỡng. Dân số trên đảo được tập trung quanh các khu làng mạc hiện tại nhưng các khu nghỉ dưỡng được đặt cách xa khu trung tâm nhưng gần trước bãi biển. Ngoài ra còn có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp trong các khu làng nghỉ dưỡng độc nhất với những bãi biển sở hữu tư nhân.

Đảo có nhiều bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và cũng có nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử như thương cảng, đền, nhà ấp, đến thờ Ông Rùa ở phía Bắc của đảo. Đặc biệt là dãy san hộ trải dài đến phía Đông.

Các loại hình du lịch được tập trung phát triển là nghỉ dưỡng sinh thái biển (tắm biển, khu nghỉ dưỡng…) Các hoạt động giải trí trên đảo: leo núi, đi bộ xuyên rừng, khảo sát hang động, nhảy bungee, kayaking, du lịch thử thách và mạo hiểm.Thể thao biển: lướt ván, thuyền buồm

Đảo Minh Châu và Quan Lạn với nhiều bãi tắm đẹp và chất lượng nước trong, sẽ được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng biển. Những kiểu kiến trúc khách sạn nên được xây dựng là các khách sạn kiểu nhỏ và biệt thự cỡ nhỏ, các khu nghỉ mát trên núi nhằm bảo tồn nguyên vẹn khung cảnh đảo và cảnh quan biển. Những bãi biển đẹp và nguồn nước có chất lượng sẽ được phát triển thành những khu nghỉ dưỡng du lịch biển cao cấp kết hợp khách sạn 5 sao.

Du lịch sinh thái được khuyến khích tại Vườn Quốc Gia BTL : gồm đảo Sậu Nam, Cái Lim và Cao Lỗ. Trên các đảo này sẽ có thềm đa dạng sinh vật cao và loài đặc hữu giúp nơi đây trở thành khu vực có giá trị bảo tồn cao. Tiến trình phát triển trên các đảo này cần được kiểm soát chặt chẽ và các cơ sở vật chất cũng như phương tiện nghiên cứu ít tác động đến du lịch sinh thái cũng nên được xây dựng trên các đảo này. Trong quy hoạch khu kinh tế Vân Đồn có tính đến dự án xây dựng hệ thống cáp treo kế nối khu nghỉ dưỡng phức hợp trên đảo Cái Bầu với đảo Trà Bản xuyên qua khu vực Vườn Quốc Gia tại Cái Lim. Thông qua hành trình này du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của vườn quốc gia và biển.

Phát triển chiến lược và hướng dẫn các khu thân thiện với môi trường như vườn Quốc gia, không gây tác động xấu tới hệ sinh thái và môi trường sống. Các hoạt động gải trí gắn với tự nhiên: quan sát chim chóc, hệ thực vật, đời sống hoang dã, câu cá giải trí, cắm trại cũng có thể được triển khai phát triển.

Các sáng kiến du lịch sinh thái cũng được phát triển trên đảo Trà Bản tạo cơ hội cho du khách khám phá khu công viên tự nhiên trên đảo Cái Lim và hệ thống hang động tại đây.

3.3.3.Khu vực Ngọc Vừng – Thắng Lợi

Đảo Ngọc Vừng là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng phía Nam. Hình thành và phát triển các khu du lịch phía Nam của đảo dọc bãi biển Trường Chinh để khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên.

Trong quy hoạch phát triển chung, đảo được cải tạo, chỉnh trang, sắp xếp lại các khu dân cư hiện có, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các khu vực trồng lúa, cây nông nghiệp trên đảo sẽ được gìn giữ, bảo tồn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đời sống của cư dân trên đảo. Xây dựng bến tàu và phà cao tốc nối kết

Ngọc Vừng với đảo Cái và từ Hạ Long. Trong điều kiện cho phép, bố trí bãi đỗ cho các loại máy bay động cơ nhỏ, máy bay trực thăng phục vụ du lịch.

Đảo Vạn Cảnh, đảo Ngọc Vừng (xã Ngọc Vừng) sẽ có các hình thức du lịch như sau.

-Khu nghỉ dưỡng trên đảo Vạn Cảnh. -Du lịch sinh thái biển.

-Du lịch sinh thái rừng đảo -Bãi biển và khu nghỉ dưỡng. -Các điểm thăm quan di tích lịch sử

Ngọc Vừng là đảo quan trọng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Đây là một đảo nằm trên quần đảo Vân Hải có dân cư sinh sống đông đúc và các bãi biển đẹp. Tuy nhiên hầu hết đất ở đây đã được cung cấp cho các dự án của công ty sở hữu Nhà nước. Quy hoạch chung cung cấp cho cư dân đảo vị trí trung tâm của đảo cũng như các công trình công nghệ chiếu sáng, khu nghỉ dưỡng và nhà vườn với quang cảnh đồi núi.

Đảo Thẻ Vàng, Đảo Cống Đông, Đảo Cổng Tây (Xã Thắng Lợi) sẽ phát triển du lịch sinh thái biển và khu nghỉ dưỡng trên đảo.

3.3.4.Khu vực Bản Sen

Khu vực Bản Sen – Đảo Trà Bản ( xã Bản Sen) tập trung phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp (đồng ruộng, tắm biển, khu nghỉ dưỡng…)

Đảo Trà Bản trong quy hoạch phát triển chung sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, dịch vụ trị liệu - chăm sóc sức khỏe cao cấp gắn với không gian thiên nhiên và điều kiện tự nhiên đặc biệt của đảo Trà Bản. Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên đảo Trà Bản, mở rộng hệ thống tuyến đường trên đảo và xây dựng mới cầu nối Trà Bản với đảo Cảnh Cước. Xây dựng bến tàu và phà cao tốc nối kết Trà Bản với đảo Cái Bầu. Hình thành hệ thống giao thông công cộng phục vụ du lịch giữa đảo Trà Bản và đảo Cảnh Cước.

Nhóm đảo Bản Sen - Trà Bản hiện là đảo nghèo nhất của Huyện Vân Đồn. Trà Bản là đảo lớn thứ hai sau đảo Cái Bầu. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là khai thác rừng và săn bắn. Ngành nông nghiệp và đánh bắt cá chưa phát triển mạnh. Vì

thế loại hình du lịch phù hợp ở đây là các loại hình có thể hộ trợ dân cư địa phương nhiều trong phát triển kinh tế. Các loại hình mang lại hộ trợ cho người nghèo như chương trình du lịch homestay, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, khám phá hang động…là hợp lý. Khi tuyến đường nối liền các đảo Trà Bản, Quan Lạn, Minh Châu được hoàn thành, khi đó Bản Sen sẽ đóng góp một vai trò đáng kể để thu hút du khách tới tham quan hang động, ngoài ra còn là nơi cung cấp những đặc sản của địa phương như chè Vân, cam Sen v.v.. Hiện nay địa phương đang có hướng phát triển trồng giống cam này trên diện tích 300 ha. Ngoài ra Bản Sen còn là nơi cung cấp nhiều loài hải sản được nuôi trồng như tu hài, ốc, hàu biển v.v.. trên diện tích hàng nghìn ha.

Các hoạt động du lịch hướng tới người nghèo sẽ được tập trung tại đảo Trà Bản nơi mà các hoạt động này sẽ được đưa vào để cải tiến các tiện ích sinh hoạt trong nhà, tiện ích du lịch nông nghiệp và giao thông công cộng.

Cơ sở hạ tầng và cấp nước trên đảo sẽ được cải thiện. Cơ sở lưu trú như khách sạn mini, nhà trọ nên được khuyến khích phát triển để cung cấp đa dạng loại hình cư trú.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Điểm mạnh của du lịch Vịnh Bái Tử Long: Tài nguyên du lịch sinh thái cao cấp. Đất đai hiện chưa được khai thác nhiều, vẻ đẹp tự nhiên và cảnh biển có một không hai, chưa bị ảnh hưởng bởi sự phát triển bùng phát, tiếp giáp Trung Quốc, tiếp giáp với Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới. huyện Vân Đồn được đề xuất trở thành Khu kinh tế, khí hậu ôn hòa.

Từ đó mở ra rất nhiều cơ hội cho du lịch: Sự tăng trưởng loại hình du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp trên trường quốc tế, du lịch biển bao gồm du thuyền, sau này sân bay quốc tế tại Vân Đồn có thể trở thành cửa ngõ ra Vịnh Hạ Long, vị thế phi thuế quan và sân bay có thể thu hút những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao thích hợp, tiềm năng thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và vùng Trung Đông.

Các loại hình du lịch nên phát triển: du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch biển, du lịch nông nghiệp – chăm sóc sức khỏe. Đề xuất những ý tưởng chung

hình du lịch phù hợp với điều hiện tự nhiên mỗi điểm. Các điểm du lịch chính được xác định là: Đảo chính Cái Bầu, đảo Bản Sen và Trà bản, đảo Cảnh Cước và đảo Ngọc Vừng.

KẾT LUẬN

Điều kiện tự nhiên của khu vực vịnh Bái Tử Long có tiềm năng rất lớn để tạo nên các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững.

Vịnh Bái Tử Long có nhiều kỳ quan thiên nhiên, đảo đá, hang động, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, và nằm gần trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh, kề sát thị xã Cẩm Phả, gần TP Hạ Long, nằm trên tuyến du lịch Hải Phòng – Hạ Long. Vịnh có thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan thắng cảnh và vui chơi giải trí. Dọc các bãi tắm Sơn Hào, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh châu cát mịm, nước sạch, dốc thoải ra biển, là các điểm nghỉ mát, thể thao, giải trí…tách biệt khỏi khu khai thác hải sản. Vùng đảo có không khí trong lành, yên tĩnh, không có bụi khói công nghiệp, là địa điêm du lịch, nghỉ ngơi vui chơi giải trí cao cấp. Tương lai vịnh Bái Tử Long nói chung và Vân Đồn nói riêng sẽ được phát triển trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, là một trong những động lực chính cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc xứng đáng với tiềm năng tài nguyên to lớn.

Điều kiê ̣n tự nhiên là mô ̣t trong những nguồn lực quan tro ̣ng để phát triển du li ̣ch. Con người sống hòa hợp và khai thác tự nhiên phu ̣c vu ̣ các mu ̣c đi ̣ch của đời sống . Nghiên cứ u đánh giá tài nguyên phu ̣c vu ̣ phát triển du li ̣ch là mô ̣t hướng khoa ho ̣c xuất hiê ̣n từ đầu thế kỷ XX . Đến những năm 60 của thế kỷ XX tại Việt Nam cũng đã xuất hiê ̣n các công trình ngành đi ̣a lý tự nhiên nghiên cứu phân vùng địa lý và kiểm kê tài nguyên. Đánh giá điều kiê ̣n tự nhiên nói riêng và đánh giá các điều kiê ̣n phục vụ mục đích phát triển du lịch vẫn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

Kế thừa những công trình nghiên cứu tr ước đây và cơ sở khoa học đã được công nhâ ̣n, luâ ̣n văn đã khái quát được cơ sở lý luâ ̣n về khái niê ̣m điều kiê ̣n tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, phương pháp đánh giá điều kiê ̣n tự nhiên và các bước cơ bản cần tiến hành. Kết hợp với những phương pháp nghiên cứu khoa học khác từ đó xác

đi ̣nh cách thức và tiêu chí đánh giá điều kiê ̣n tự nhiên vi ̣nh Bái Tử Long cho mu ̣c đích du li ̣ch.

Môi trường tự nhiên Bái Tử Long chưa bị tác động nhiều bởi các hoa ̣t đô ̣ng kinh tế của con người, đó là mô ̣t thuâ ̣n lợi cho phát triển du li ̣ch bền vững . Bên ca ̣nh đó,

tiềm năng to lớn của điều kiê ̣n tự nhiên Bái Tử Long cũng đã được khẳng đi ̣nh .

Luận văn đã nhận diện, miêu tả, đánh giá tổng quát điều kiện tự nhiên của khu vực vịnh Bái Tử Long , theo các yếu tố đã được lựa cho ̣n để đánh giá là đô ̣ hấp dẫn , đô ̣ bền vững của môi trường tự nhiên , vị trí và khả năng tiếp cận và cơ sở vật chất kỹ thuâ ̣t du li ̣ch . Đánh giá không dàn trải mà tâ ̣p trung vào bốn khu vực cu ̣ thể . Qua đánh giá đã xác đi ̣nh được khu vực trung tâm Thi ̣ trấn Cái rồng rất thuâ ̣n lợi còn các khu vực còn la ̣i cũng thuâ ̣n lợi cho phát triển du li ̣ch.

Với đánh giá cu ̣ thể từng khu vực đã xác đi ̣nh được loa ̣i hình du li ̣ch phù hợp và

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 83 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)