THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH THẺ CỦA MARITIME

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 41 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH THẺ CỦA MARITIME

Thông qua biểu đồ và các số liệu về lợi nhuận của NH qua các năm từ 2010 đến 2013, ta có thể thấy việc thay đổi các chính sách và tái cơ cấu NH là một thay đổi đúng đắn mà kết quả mang lại là số lợi nhuận đạt trên 1000 tỷ đồng năm 2010. Con số này bị sụt giảm nhiều vào 2 năm 2011 và 2012, đặc biệt là năm 2012 với số lợi nhuận đạt được cả năm chỉ đạt 255 tỷ đồng do thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế đều có những biến động phức tạp, tình hình suy thoái kinh tế kéo dài dẫn đến các DN gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, việc phá sản của hàng loạt các DN làm tăng các khoản nợ xấu; do đó Maritime Bank buộc phải thận trọng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH (năm 2012 trích lập 551 tỷ đồng tăng 2,5 lần so với 2011) và thực hiện thoái thu nhập một số khỏa trái phiếu bị quá hạn lãi cũng như vẫn phải tăng chi phí hoạt động do tiếp tục thực hiện các gói dự án chiến lược cơ cấu bộ máy tổ chức và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Điểm khả quan đó là Maritime Bank vẫn là một trong những NH còn trụ vững sau những biến động lớn của thị trường đã làm một số NHTM không thể đứng vững đã bị các NH/tổ chức tài chính khác mua lại, hoặc buộc phải sát nhập với các NH/tổ chức tài chính khác để duy trì hoạt động. Đến năm 2013 cùng với những khởi sắc của nền kinh tế mà tình hình kinh doanh của NH đã có những chuyển biến tốt đẹp hơn với con số lợi nhuận sau thuế của Maritime Bank đạt gần 340 tỷ đồng, tuy đây vẫn là một con số khiêm tốn những cũng là kết quả của cả một chiến lược kinh doanh cùng với sự cố gắng của toàn bộ hệ thống để đưa NH từng bước vượt qua các khó khăn và khẳng định được vị trí của mình.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA MARITIMEBANK BANK

2.2.1. Các sản phẩm thẻ của Maritime Bank và tính năng

2.2.1.1. Các sản phẩm thẻ

a. Thẻ ghi nợ

- Thẻ M-money: Thẻ ghi nợ nội địa được liên kết với tài khoản thanh của chủ thẻ. Thẻ có tính năng rút tiền/chuyển khoản tại ATM, thanh toán hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước, thực hiện các giao dịch internet banking như thanh toán hóa đơn điện thoại, nạp tiền điện thoại,…

- Thẻ M1 Account: Thẻ ghi nợ nội địa với nhiều tính năng nổi bật được liên kết với tài khoản M1 của chủ thẻ. Hạn mức rút tiền mặt tại ATM nâng lên thành 30triệu/1 lần, số tiền mặt rút tối đa tại ATM là 100 triệu/ngày – giúp KH tránh được thủ tục rút tiền mặt tại quầy, số lần rút tiền tại ATM không hạn chế, lãi suất trên số dư tài khoản thẻ cao sấp xỉ lãi suất tiền gửi/tháng..

- Thẻ Payroll: Thẻ trả lương dành cho các doanh nghiệp. Đây là thẻ ghi nợ nội địa phát hành theo hợp đồng giữa Maritime Bank và doanh nghiệp, doanh nghiệp trả lương cho cán bộ nhân viên thông qua thẻ này. Thẻ có các tính năng như sản phẩm M-Money;

- Thẻ Stylist: Ngoài tính năng của 1 thẻ ATM nội địa, chủ thẻ có thể yêu cầu Mariitme Bank in hình ảnh ưa thích của lên mặt trước của thẻ.

- Thẻ đồng thương hiệu: LinkCard, Saigon DD, Cleverlean,.. Maritime Bank liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ để tạo ra các sản phẩm thẻ vừa có tính năng như 1 thẻ ATM thông thường, vừa là thẻ thành viên của đơn vị chấp nhận thẻ, giúp chủ thẻ tham gia được vào các chương trình tích điểm thưởng, khuyến mại, quy đổi điểm thưởng của đơn vị chấp nhận thẻ.

- Thẻ ghi nợ quốc tế M+ (MasterCard Gold Debit, MasterCard Standard Debit) với công nghệ chip hiện đại và nhiều dịch vụ ưu đãi đi kèm;

- Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard First Class Banking Platinum Debit: Đây là sản phẩm dành cho KH VIP của Maritime Bank, ngoài việc được hưởng các đặc quyền như thẻ M+, chủ thẻ còn được miễn phí rút tiền tại tất cả các ATM trên toàn cầu, miễn phí giao dịch tại quyầy, miễn phí chuyển tiền liên NH, hạn mức sử dụng thẻ lên đến 1 tỷ đồng/ngày.

- Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard Easy Shop: Easy Shop for Men, Easy Shop Premium for Men, Easy Shop for Women, Easy Shop Premium for Women. Đây là sản phẩm thẻ với nhiều tính năng ưu đãi trong việc mua sắm, thanh toán hàng hóa dịch vụ. Maritime Bank liên kết với nhiều đơn vị chấp nhận thẻ trong nước mang đến những dịch vụ tốt với giá thành ưu đãi cho chủ thẻ, hơn nữa, chủ thẻ còn được tích điểm thông qua quá trình tiêu dùng và được đổi điểm thưởng ra hiện vật hoặc được hoàn tiền vào tài khoản. Chủ thẻ có thể yêu cầu bật/tắt tính năng mua hàng qua mạng để đảm bảo an toàn.

Với thẻ ghi nợ của Maritime Bank, chủ thẻ có thể liên kết tối đa 14 tài khoản với 1 thẻ và chủ động chọn tài khoản liên kết đến thẻ khi thực hiện giao dịch tại ATM/POS. Ngoài ra, Maritime Bank cũng ban hành thẻ không định danh M-money và thẻ M1 Account, cho phép chủ thẻ nhận thẻ ngay khi đăng ký mở thẻ tại NH, thẻ không định danh không in tên của chủ thẻ trên mặt trước của thẻ.

b. Thẻ tín dụng

- Thẻ tín dụng quốc tế: MasterCard Platinum, MasterCard Lite, MasterCard Blue ... với công nghệ chip hiện đại và nhiều dịch vu dành cho KH VIP. Chủ thẻ tín dụng của Maritime Bank được hưởng tối đa 45 ngày miễn lãi cho các giao dịch thanh toán trong kỳ sao kê. Ngoài ra, chủ thẻ được hoàn 5% số tiền giao dịch (tối đa là 5.000.000 đ) cho các giao dịch chi tiêu vào ngày sinh nhật. Maritime Bank cũng có chương trình KH trung thành cho sản phẩm thẻ tín dụng, các chi tiêu của chủ thẻ đều được tính điểm và được quy đổi thành quà (hiện vật hoặc tiền mặt) tùy theo nhu cầu của chủ thẻ. Ngoài ra, chủ thẻ có thể yêu cầu bật/tắt tính năng mua hàng qua mạng để đảm bảo an toàn.

2.2.1.2. Các tính năng của sản phẩm thẻ của Maritime Bank

Nhờ vào việc đầu tư phát triển cho trang thiết bị, phần mềm và công nghệ, cùng với sự mở rộng phạm vi hoạt động từ việc chỉ cung cấp thẻ sử dụng nội địa, Maritime Bank hiện đã trở thành nhà phát hành cho các thẻ quốc tế của các tổ chức thanh toán thẻ lớn nhất thế giới như MasterCard, Visa… Hiện nay các sản phẩm thẻ của Maritime Bank đã có thể cung cấp đầy đủ các tính năng đảm bảo cho yêu cầu ngày càng cao trong sử dụng dịch vụ của KH như:

- Dịch vụ rút tiền mặt;

- Dịch vụ thanh toán hàng hóa qua các điểm chấp nhận thẻ; - Dịch vụ tín dụng cá nhân ngắn hạn;

- Dịch vụ chi hộ lương qua tài khoản thẻ của doanh nghiệp;

- Dịch vụ NH điện tử kèm thẻ (SMS Banking; Mobile Banking; PhoneBanking; Internet Banking…) trong đó dịch vụ Internet Banking hiện đang được sử dụng phổ biến nhất.

Các tính năng của thẻ đã cho phép thẻ thay thế một số hoạt động giao dịch trực tiếp tại quầy làm giảm đáng kể áp lực cho các PGD và chi phí hành chính cho NH cũng như tiết kiệm thời gian cho KH như dịch vụ gửi/tất toán sổ tiết kiệm, thanh toán sao kê, thanh toán hóa đơn,…

Đồng thời thẻ cũng đã trở thành một trong những điểm đặc trưng nhận biết của NH và là một bộ nhận diện hiệu quả cho thương hiệu của Maritime Bank trên thị trường các NHTM.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ 2.2.2.1. Về doanh số phát hành

Từ thời điểm bắt đầu phát triển mảng dịch vụ thẻ, Maritime Bank đầu tư xây dựng và phát triển một mạng lưới các điểm giao dịch trên toàn quốc nhằm cung cấp các sản phẩm của NH, trong đó có sản phẩm thẻ. Số lượng thẻ phát hành cùa Maritime Bank tăng đáng kể qua các năm.

Bảng 2.2. Số lượng thẻ do Maritime Bank phát hành

Đơn vị tính: chiếc Năm Tổng số thẻ Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế Số lượng % Tăng/ Giảm Số lượng % Tăng/ Giảm Số lượng % Tăng/ Giảm Số lượng % Tăng/ Giảm 2010 89,001 - 89,001 - - - - - 2011 488,684 449.08% 472,204 430.56% 16,480 - - - 2012 342,463 -29.92% 304,251 -35.57% 37,085 125.03% 1,127 - 2013 444,891 29.91% 389,835 28.13% 41,554 12.05% 8,865 686.60%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ Maritime Bank 2010-2013)

Do bắt đầu xâm nhập thị trường thẻ tương đối muộn so với các NH trong nước, số lượng thẻ của Maritime Bank năm 2010 còn rất khiêm tốn, Martiime Bank thời điểm này chỉ cung cấp các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa.

Năm 2011, Maritime Bank đã ra mắt sản phẩm thẻ M1Account với nhiều tính năng vượt trội: hạn mức rút tiền mặt tại ATM nâng lên thành 30triệu/1 lần, số tiền mặt rút tối đa tại ATM là 100 triệu/ngày, số lần rút tiền tại ATM không hạn chế và không bị tính phí, lãi suất trên số dư tài khoản thẻ cao 14%/năm – khác với việc chỉ duy trì lãi suất không kỳ hạn cho tài khoản thẻ của các sản phẩm thẻ ghi nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác. Đây thực sự là một bước đi đúng đắn đẩy nhanh số lượng thẻ của Maritime Bank tăng hơn 449% so với năm 2011. Là NH đi sau trong thị trường thẻ, Martime Bank tích cực đầu tư và tận dụng các công nghệ hiện đại kết hợp với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, vì vậy cuối năm 2011, Maritime Bank đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng 2 sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard với số lượng phát hành là 16.480 thẻ.

Tháng 7/2012, Maritime Bank đưa ra thị trường sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MasterCard Platinum Fist Class Banking dành cho các KH VIP với nhiều tính năng ưu đãi và miễn phí rút tiền tại các ATM cả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa bắt đầu phát triển chững lại do các tổ chức tín dụng trong nước đã cho ra đời các sản phẩm ưu đãi với tính năng tương tự, cạnh tranh với sản phẩm thẻ M1Account; đồng thời, nền kinh tế khó khăn, lãi suất trên tài khoản thẻ cũng dần giảm nên không tiếp tục thu hút được việc mở thẻ nội địa. Vì vậy, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đã giảm 167.953 thẻ.

Năm 2013, số lượng các loại thẻ của Maritime so với năm 2012 đều tăng, đặc biệt là số lượng thẻ tín dụng đã tăng 7.738 thẻ tương đương với 686,6% so với năm 2012.

Số lượng thẻ tăng qua các năm không chỉ thể hiện qua các tốc độ tăng trưởng của số thẻ phát hành mà còn được minh chứng qua kết quả khảo sát. Hơn 60% KH tham gia khảo sát hài lòng với chất lượng dịch vụ thẻ của Maritime Bank và 81,76% KH đồng ý sẽ giới thiệu sản phẩm thẻ của Maritime Bank cho người thân.

Một so sánh với đối thủ cạnh tranh được đánh giá là khá tương đồng giữa Maritime Bank và NH Việt Nam Thịnh vượng (VPB) cho thấy: VPB triển khai dịch vụ thẻ từ năm 2005 và phát hành thẻ quốc tế từ năm 2008, tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành chưa nhiều, tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ qua các năm chưa cao. Mặc dù Maritime Bank tham gia vào thị trường thẻ muộn hơn 4 năm nhưng tổng số lượng thẻ các loại thẻ của Maritime Bank qua các năm 2011 đến 2013 đều cao hơn NH Việt Nam Thịnh Vượng đặc biệt là số lượng thẻ ghi nợ quốc tế của Maritime Bank, đến cuối năm 2013 gấp 3,37 lần. Điều này cho thấy các chiến lược trong hoạt

động kinh doanh thẻ của MSB phần nào đã đánh đúng vào tâm lý của KH và đã có những hiệu quả cạnh tranh nhất định.

Bảng 2.3. So sánh số lượng thẻ MSB và VPB Đơn vị tính: chiếc Năm Tổng số thẻ Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế MSB VPB MSB VPB MSB VPB MSB VPB 2010 89,001 98,298 89,001 87,313 - 5,675 - 5,310 2011 488,684 127,449 472,204 109,507 16,480 7,246 - 6,114 2012 342,463 206,027 304,251 188,440 37,085 9,426 1,127 8,161 2013 444,891 424,311 389,835 285,447 41,554 12,336 8,865 36,483

(Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ VN 2010-2013)

Đơn vị: chiếc

Biểu đồ 2.4. So sánh số lượng thẻ của MSB với một số NHTM

(Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ VN 2010-2013)

So sánh số lượng thẻ phát hành của Maritime Bank so với các NH TMCP khác, số lượng thẻ do Maritime Bank phát hành có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Rõ ràng, Maritime Bank đã tìm ra hướng đi đúng đắn để tạo lòng tin với người tiêu dùng và phát triển thẻ một cách bền vững.

2.2.2.2. Doanh số sử dụng thẻ

Doanh số sử dụng thẻ bằng tổng doanh số giao dịch qua thẻ tại ATM , POS và giao dịch thương mại điện tử. Tốc độ tăng trưởng của doanh số sử dụng thẻ chứng tỏ KH đã ưa thích dùng thẻ của NH so với các tổ chức phát hành thẻ khác.

Bảng 2.4. Doanh số sử dụng thẻ của Maritime Bank

Đơn vị: triệu VND Năm Tổng DSSD thẻ các loại DSSD thẻ ghi nợ nội địa DSSD thẻ ghi nợ quốc tế DSSD thẻ tín dụng quốc tế Doanh số Tăng/% Giảm Doanh số Tăng/% Giảm Doanh số Tăng/% Giảm Doanh số % Tăng/ Giảm 2010 2,068,852 - 2,068,852 - - - - 2011 9,753,984 371.47% 9,649,973 366.44% 104,011 - - - 2012 13,473,14 9 38.13% 13,125,489 36.02% 328,876 216.19% 18,785 - 2013 20,621,621 53.06% 19,053,979 45.17% 1,271,374 286.58% 296,268 1477,2%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ Maritime Bank 2010-2013)

Doanh số sử dụng thẻ của Maritime Bank đều tăng qua các năm, đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế đã đạt được các mức tăng đáng khích lệ. Đây chính là kết quả của việc nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm với tính năng vượt trội kết hợp với chất lượng dịch vụ tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của KH. Bảng khảo sát cũng chỉ ra rằng, các KH sử dụng thẻ đa số là sử dụng đồng thời cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế của Maritime Bank, trong đó số lượng KH thích sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa khá cao đặc biệt là thẻ M1 (116 phiếu/160 phiếu), và có 102/160 KH tham gia khảo sát thích sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, đặc biệt là thẻ MasterCard Platinum First Class Banking của Maritime Bank

Bảng 2.5. Thống kê so sánh doanh số sử dụng thẻ của MSB và VPB Đơn vị: triệu VND Năm Tổng DSSD thẻ các loại DSSD thẻ ghi nợ nội địa DSSD thẻ ghi nợ quốc tế DSSD thẻ tín dụng quốc tế MSB VPB MSB VPB MSB VPB MSB VPB 2010 2,068,852 631,901 2,068,852 435,904 60,843 - 135,154 2011 9,753,984 984,619 9,649,973 665,660 104,011 92,962 - 181,856 2012 13,473,14 9 2,097,168 13,125,489 1,731,363 328,876 126,719 18,785 239,086 2013 20,621,621 5,260,494 19,053,979 4,534,921 1,271,374 162,782 296,268 562,435

(Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ VN 2010-2013)

Bảng 2.6. So sánh tỉ lệ DSSD thẻ/số lượng thẻ của MSB và VPB Đơn vị: triệu VND Năm Tổng thẻ các loại Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế MSB VPB MSB VPB MSB VPB MSB VPB 2010 23.25 6.43 23.25 4.99 10.72 25.45 2011 19.96 7.73 20.44 6.08 6.31 12.83 29.74 2012 39.34 10.18 43.14 9.19 8.87 13.44 16.67 29.30 2013 46.35 12.40 48.88 15.89 30.60 13.20 33.42 15.42

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

So sánh doanh số sử dụng thẻ của Maritime Bank và NH Việt Nam Thịnh Vượng, doanh số của cả 2 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế của Maritime Bank đều cao hơn của NH Việt Nam Thịnh Vượng. Có thể giải thích rằng, doanh số sử dụng thẻ cho 2 loại sản phẩm này của Maritime Bank cao hơn là do số lượng thẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tính tỉ lệ doanh số sử dụng thẻ/số lượng thẻ, nghĩa là tính giá trị trung bình của số tiền giao dịch trên 1 thẻ thực tế phát hành, thì trên cả 3 loại sản phẩm, bao gồm cả thẻ tín dụng, giá trị của Maritime Bank đều cao hơn hẳn của NH Việt Nam Thịnh Vượng. Như vậy, thẻ của Maritime Bank có tính

năng, đặc điểm thỏa mãn được nhu cầu của KH và KH sử dụng thẻ của Maritime Bank nhiều hơn.

Đơn vị: triệu VND

Biểu đồ 2.5. So sánh Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của Maritime

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 41 - 54)