Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tt.PDF (Trang 27)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.1.Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình

những thuận lợi trong thúc đẩy hoạt động KH&CN:

- Tận dụng được chất xám, kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ… đến từ các nguồn lực xã hội.

- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN Đài thông qua việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin, phối hợp nghiên cứu triển khai dự án.

- Bổ sung, mở rộng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Tiếp cận phương pháp nghiên cứu, tổ chức công tác nghiên cứu hiện đại, khoa học của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

- Nâng cao vai trò, vị thế của Đài Truyền hình TP.HCM trong ngành truyền hình Việt Nam, trong mối quan hệ song phương, đa phương với các Đài truyền hình trong khu vực, trong cộng đồng nghiên cứu khoa học…

3.3. Xã hội hóa nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền hình truyền hình

3.3.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình truyền hình

Việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình bằng hình thức thu hút các nguồn lực xã hội bao gồm: vật lực, tài lực, nhân lực… là một nhu cầu tất yếu để phát triển Đài. Nó góp phần từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh cả về chất lượng chương trình, kỹ thuật công nghệ cao và dịch vụ, đồng thời cũng giảm áp lực đầu tư các dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình cho Đài, phát huy hết khả năng, năng lực công nghệ và cuối cùng là

huy động được sự đóng góp của xã hội đối với các chương trình của Đài Truyền hình TP.HCM.

3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh dịch vụ, thu hút nguồn lực tài chính xã hội phát triển công nghệ truyền hình

Tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội thông qua việc hợp tác liên doanh, liên kết nghiên cứu, đầu tư phát triển công nghệ cao, các công nghệ hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam cung cấp cho nhu cầu hoạt động sản xuất của Đài Truyền hình TP.HCM và các Đài truyền hình khác.

Thành lập công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông để có thể hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý… trong chuyển giao công nghệ cho đơn vị thứ ba, bán hoặc cho thuê thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, dịch vụ hỗ trợ cải tiến dây chuyền công nghệ… cho các Đài truyền hình trong và ngoài nước. Điều này vừa góp phần tạo thêm nguồn thu cho Đài, vừa có thể đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho các đơn vị bạn, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nhân lực KH&CN Đài mở rộng mối quan hệ, cập nhật, nắm bắt thêm thông tin, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…

Mở rộng phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ truyền hình là một nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường theo định hướng

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, tác giả Luận văn cho thấy các giả thuyết nghiên cứu mà Luận văn đã đặt ra là có cơ sở, trong đó nhấn mạnh:

- Các khái niệm công cụ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Phần này đã được Luận văn chứng minh tại Chương 1.

- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trên các mặt khó khăn trong việc huy động, liên kết nhân lực KH&CN của Đài trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình; hoạt động R&D, đổi mới công nghệ truyền hình của Đài còn nhiều điểm hạn chế; chính sách tài chính đầu tư cho công nghệ sản xuất chương trình truyền hình chưa đóng góp tích cực cho việc nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài. Phần này đã được Luận văn khảo sát và chứng minh trong Chương 2.

- Để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM, thì cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, đó là nâng cao khả năng huy động và liên kết nhân lực KH&CN của Đài để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình; đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình theo hướng liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp; xã hội hóa các nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền hình; hoàn thiện các quy định pháp lý để tiếp nhận công nghệ truyền hình. Phần này đã được Luận văn khảo sát và chứng minh trong Chương 3.

KHUYẾN NGHỊ

Trong phạm vi của một nghiên cứu khoa học nhỏ mang tính học thuật của Luận văn cao học, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM như sau:

Thứ nhất, về nguồn nhân lực – yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của một tổ chức Khoa học và Công nghệ:

- Tập trung đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ tuổi, có năng lực, có nhiệt huyết, tiến tới thành lập lực lượng nòng cốt, chủ lực trong triển khai các hoạt động KH&CN của Đài.

- Đổi mới chính sách bổ nhiệm, đánh giá cán bộ quản lý, trong đó đề ra và bám sát các tiêu chí bổ nhiệm, mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, chuyển đổi công tác đối với các vị trí quản lý không còn đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển chung của tổ chức.

- Bước đầu xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút các chuyên gia đầu ngành, các nhân lực KH&CN chất lượng cao từ nguồn lực xã hội để tham gia vào các dự án trọng điểm, các nghiên cứu ứng dụng đối với các dây chuyền công nghệ cao dùng để sản xuất chương trình truyền hình.

Thứ hai, về hoạt động Khoa học và Công nghệ của Đài:

- Thay đổi chính sách đầu tư, đổi mới công nghệ. Tập trung đầu tư có trọng điểm (không dàn trải), chính xác các dây chuyền công nghệ hiện đại, hoàn chỉnh phù hợp với năng lực công nghệ và điều

kiện sản xuất tại Việt Nam để tạo ra sản phẩm truyền hình chất lượng cao trong điều kiện tiết kiệm chi phí sản xuất nhất.

- Nâng cao năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ tiến tới năng lực cao nhất trong tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình là năng lực tự xây dựng và thiết kế một dây chuyền công nghệ mới.

- Xây dựng chính sách, phương hướng hoạt động cụ thể về việc liên kết, hợp tác phát triển, trao đổi máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực với các Đài Truyền hình trong và ngoài nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

Thứ ba, về chính sách tài chính cho hoạt động phát triển Khoa học và Công nghệ của Đài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách tài chính cho phù hợp với sự phát triển của truyền hình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong đó, tăng cường khả năng tự chủ, tự quyết của Đài trong đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất bằng việc ủy quyền quyết định đầu tư cho Đài lên mức dự án nhóm B.

- Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong sản xuất sản phẩm truyền hình để có thể thu hút mạnh mẽ các nguồn lực tài chính từ xã hội.

- Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, công nghệ truyền hình để góp phần đẩy mạnh trao đổi công nghệ trong nội địa, thu hút nguồn lực tài chính từ các tổ chức bên ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tt.PDF (Trang 27)