Các nội dung cần đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 54 - 60)

10. Kết cấu luận văn

3.1.5. Các nội dung cần đánh giá

55

1. Nhóm chỉ tiêu 1: Năng lực tiếp nhận công nghệ

a. Khả năng tìm kiếm, đánh giá và xác định thiết bị công nghệ thích hợp với yêu cầu sản xuất thủy sản xuất khẩu của doanh nghiệp.

Công nghệ thích hợp là công nghệ đạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với điều kiện sản xuất các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của doanh nghiệp. Lựa chọn công nghệ thích hợp không phải là lựa chọn bản thân công nghệ, mà trước hết là chọn một tập hợp các tiêu thức để chọn công nghệ như sau:

+ Công nghệ thích hợp có mục tiêu cơ bản là đáp ứng nhu cầu cơ bản đặt ra, sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Có khả năng thu hút số lượng lớn lao động, trong đó phần lớn là lao động phổ thông tại địa phương.

+ Bảo đảm chi phí thấp và kỹ năng thấp.

+ Tạo ra khả năng hoạt động cho các cơ sở sản xuất vệ tinh của doanh nghiệp

+ Công nghệ thích hợp tiết kiệm lượng nước sử dụng.

+ Có khả năng sử dụng dịch vụ, nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước. + Hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

+ Tạo tiềm năng nâng cao năng lực công nghệ.

b. Năng lực lựa chọn phương thức mua thiết bị công nghệ phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Đây là tiêu chí để đánh giá năng lực lựa chọn phương thức tiếp nhận công nghệ phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Cung cấp các loại máy móc, thiết bị chuyên ngành chế biến thủy đông lạnh.

56

+ Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ. + Cử chuyên gia tư vấn kỷ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

c. Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng mua thiết bị công nghệ.

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Kết quả của việc mua bán này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực công nghệ của hai bên, đặc biệt là bên nhận công nghệ. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình và lưu ý các vấn đề như phân tích lợi nhuận mang lại khi chuyển giao công nghệ, cân nhắc xem chuyển giao công nghệ trọn gói hay từng phần là hiệu quả nhất. Đồng thời doanh nghiệp phải có kiến thức, kinh nghiệm, nắm vững luật pháp chuyển giao công nghệ, đặc biệt cần nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức dịch vụ tư vấn trong giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

d. Khả năng học tập, tiếp thu làm chủ công nghệ được chuyển giao.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng học tập, tiếp thu công nghệ mà doanh nghiệp tiếp nhận để đưa vào sản xuất. Khả năng năng này tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ công cán bộ kỹ thuật phụ trách công nghệ của doanh nghiệp.

e. Khả năng triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhận.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng triển khai đưa công nghệ được chuyển giao vào sản xuất của doanh nghiệp.

f. Khả năng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm mới của doanh nghiệp.

57

a. Khả năng sử dụng hiệu quả các loại thiết bị.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng sử dụng các loại thiết bị đặc thù của lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cho mang lại hiệu quả cao nhất, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng khó tính nhất.

b. Năng lực hoạch định và điều hành sản xuất.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các kế hoạch sản xuất được giao; kế hoạch bố trí máy, kế hoạch cung ứng các loại nguyên liệu đầu vào; kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật; quản lý, điều phối, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực,... đảm bảo chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp.

c. Năng lực sửa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị, ngăn ngừa và khắc phục sự cố.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng tự sửa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị tại phân xưởng sản xuất, khả năng khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động. Các hoạt động này nếu doanh nghiệp tự thực hiện thì sẽ tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc sửa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị thực hiện đúng kỷ thuật và định kỳ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các loại thiết bị của doanh nghiệp.

d. Năng lực thay đổi nhanh chuyển sang các model sản phẩm mới.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm mới của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Nhóm chỉ tiêu 3: Năng lực hổ trợ (duy trì công nghệ)

a. Năng lực thực hiện việc tiếp nhận và duy trì thiết bị công nghệ được chuyển giao.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng huy động nguồn lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để bảo đảm được tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng,

58

năng lực quản lý và những yếu tố quan trọng khác cho việc thực hiện thành công việc tiếp nhận thiết bị công nghệ được chuyển giao.

b. Năng lực làm chủ thiết bị công nghệ được chuyển giao.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đảm bảo công nghệ được chuyển giao được vận hành một cách hiệu quả nhất.

c. Năng lực thăm dò và dự báo thị trường.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng để tạo ra các sản phẩm thích hợp nhất và đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Khả năng tiếp cận có hiệu quả các nguồn nguyên liệu.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp hoạt động hết công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ. Nguồn ngyên liệu chính ở đây là tôm và một số loài thủy sản.

e. Năng lực tìm được nguồn cung cấp vốn.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng tìm kiếm nhằm đảm bảo có đủ nguồn vốn lưu động cho hoạt động của doanh nghiệp.

f. Năng lực phát triển nguồn nhân lực.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu 4: Năng lực đổi mới công nghệ

a. Khả năng hoàn thiện thiết bị công nghệ đã tiếp nhận

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng cải tiến nhằm thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu so với công nghệ gốc được chuyển giao để phù hợp với các điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

59

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới.

c. Khả năng đổi mới hệ thống.

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng đưa ra những hệ thống mới thông qua việc tích hợp nhiều hệ thống phụ và bao gồm những đổi mới sản phẩm, quá trình và ứng dụng.

Hệ thống tiêu chí này có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác nhau vì các doanh nghiệp này có công nghệ sản xuất và sản phẩm tương tự nhau. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở các tỉnh lân cận trong khu vực đều có điểm chung là sản xuất ra các sản phẩm là bán thành phẩm (hàng thủy sản động lạnh) theo đặt hàng của khách hàng, thiết bị công nghệ đều nhập ngoại, không có hoạt động nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới.

Bảng 3.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ các doanh nghiệp chế biến thủy sản

TT Chỉ tiêu đánh

giá Nội dung chỉ tiêu đánh giá

1 Năng lực tiếp nhận công nghệ

Tìm kiếm, đánh giá và xác định thiết bị công nghệ thích hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

Lựa chọn phương thức chuyển giao và tiếp nhận thiết bị công nghệ phù hợp nhất

Đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao thiết bị công nghệ

Học tập, tiếp thu làm chủ thiết bị công nghệ được chuyển giao

60

TT Chỉ tiêu đánh

giá Nội dung chỉ tiêu đánh giá

Khả năng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới

2 Năng lực vận hành

Sử dụng hiệu quả các loại thiết bị hiện có Hoạch định và điều hành sản xuất

Sửa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị, ngăn ngừa và khắc phục sự cố

Thay đổi nhanh chuyển sang các model sản phẩm mới

3

Năng lực hổ trợ (duy trì công nghệ)

Thực hiện việc tiếp nhận thiết công nghệ được chuyển giao

Làm chủ công nghệ được chuyển giao Thăm dò và dự báo thị trường

Tiếp cận có hiệu quả các nguồn nguyên liệu Tìm được nguồn cung cấp vốn

Phát triển nguồn nhân lực

4 Năng lực đổi mới công nghệ

Khả năng hoàn thiện công nghệ đã tiếp nhận Khả năng tiến hành nghiên cứu và triển khai Khả năng đổi mới hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 54 - 60)