Công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng, điều trị bệnh tại xã phiêng khoài, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 33)

* Vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn:

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuông trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được thực hiện chặt chẽ.

Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng để đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuông trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng, thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hàng ngày ở các ô chuồng.

Khi ra vào chuồng nuôi, tất cả mọi người đều phải đi qua hố chứa thuốc sát trùng, trước khi xuống chuồng phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ, khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Hiện nay các hộ chăn nuôi đã áp dụng quy trình chăn nuôi “cung vào - cầu ra”, trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa ra vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau đó một thời gian nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi nhận đàn lợn mới. Như vậy, quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh phòng bệnh thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn con. Do đó các hộ chăn nuôi đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống phun mưa trên mái chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28o

C - 30oC. Các nhà chăn nuôi đã trang bị hệ thống lồng úm trong có treo một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W hoặc lắp một bóng sưởi ở mỗi chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con.

* Phòng bệnh cho lợn con bằng vacxin:

Qua việc phỏng vấn thú y xã tôi thấy được việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được cán bộ thú y coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do các hộ chăn nuôi chuyên sản xuất con giống và nuôi lấy thịt nên có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo và thực hiện lịch tiêm phòng vacxin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn được tôi tóm tắt qua bảng 5.2.

Bảng 5.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn STT Tên chế phẩm Phòng bệnh Ngày tuổi (con) Liều lƣợng (ml) Cách dùng

1 Dextran Fe Thiếu sắt 1 - 3 2,0 Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 Vác-xin Myco

pac Viêm phổi 10;25 1,0 Tiêm dưới da

3 Vác - xin dịch tả Dịch tả lợn 21;45 2,0 Tiêm dưới da 4 Vac - xin tụ -

dấu

Tụ huyết trùng và

đóng dấu lợn 45;60 3,0 Tiêm dưới da 5 Vac - xin phó thương hàn Phó thương hàn lợn 18;25 1,0 Tiêm dưới da 6 Vac - xin LMLM Lở mồm long móng 60 2,0 Tiêm dưới da

- Quy trình tiêm phòng cho lợn hậu bị:

Tiêm vacxin dịch tả lợn: cho lợn 6,5 - 7,0 tháng tuổi. Tiêm vacxin Tụ - Dấu lợn: cho lợn 6,5 - 7,0 tháng tuổi. Tiêm Farrowsure: 6 tuần trước khi phối giống.

-Tiêm phòng cho lợn nái chửa: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày. Liều tiêm 2ml/con.

-Với lợn nái tơ: Tiêm lúc 5 tuần và 2 tuần trước khi đẻ.

-Với nái rạ: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày, liều tiêm 2ml/con.

-Tiêm phòng cho lợn nái nuôi con:

Sau đẻ 12 - 14 ngày: Tiêm phòng vacxin dịch tả lợn (vacxin Pestifa) với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin Tụ - Dấu, với liều 3ml/con.

- Sau đẻ 17 - 19 ngày: Tiêm phòng vacxin Farrowsure (phòng các bệnh lepto, đóng dấu, parvo), với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin LMLM, với liều 2ml/con.

- Tiêm phòng cho lợn đực làm việc: Tiêm ADE hàng tháng, liều 5ml/con.

Tiêm vacxin dịch tả lợn, Farrowsure, Tụ - Dấu vào tháng 3 và tháng 8 hàng năm.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng, điều trị bệnh tại xã phiêng khoài, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)