- Đường Nguyễn Tất Thành nối dài; - Đường Hoàng Văn Thái nối dài;
- Đường vành đai phía Nam, vành đai phía Tây (đoạn còn lại); - Đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quốc;
- Nút giao thông khác mức ngã ba Huế; - Hoàn thành mở rộng cảng Tiên Sa;
- Chuyển đổi công năng Cảng sông Hàn thành cảng du lịch; - Cảng du lịch Làng Vân;
- Cầu đi bộ qua sông Hàn;
- Khơi thông sông Cổ Cò, tuyến ven sông Đà Nẵng – Hội An; - Di dời ga đường sắt;
- Mở rộng Ga hàng không Đà Nẵng: 4.5 triệu khách/năm (hiện nay) có thể đáp ứng 6 triệu khách/năm (2020);
- Phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT (50,2 triệu USD) thuộc Dự án Phát triển bền vững (SCDP);
- Đường chiến lược đô thị (77,9 triệu USD) thuộc Dự án Phát triển bền vững (SCDP);
- Các hoạt động được chuyển giao từ dự án đầu tư CSHT ưu tiên Đà Nẵng (36,8 triệu USD) thuộc Dự án Phát triển bền vững (SCDP).
1.2 Cấp nước
- Nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ (công suất 205.000m3/ng.đ) - Xây dựng nhà máy nước Hòa Liên (công suất 120.000m3/ng.đ)
1.3 Thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn
- Đầu tư mở rộng phạm vi thu gôm nước thải, phát triển mạng lưới đường ống, giếng tách dòng, các tuyến cống bao quanh kênh, hồ, đấu nối hộ gia đình và cải tạo hệ thống thu gôm nước thải hiện có;
- Xây dựng mới trạm XLNT Liên Chiểu, Hòa Xuân;
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung, công nghệ hiện đại, quy mô 2000 tấn/ng.đ tại bãi rác Khánh Sơn;
Thuyết minh tóm tắt 60
- Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải (92 triệu USD) thuộc Dự án Phát triển bền vững (SCDP);
1.4 Cấp điện
Ngầm hóa lưới điện trung, cao thế trong một số khu vực nội thị nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị và tiết kiệm đất xây dựng.
1.5 Hạ tầng du lịch thương mại
- Cảng du lịch Thuận Phước; - Bến du thuyền;
- Công viên lấn biển Ocean Park tại Sơn Trà;
- Khu vui chơi giải trí có quy mô lớn tại Công viên Đông Nam Đài tưởng niệm : 80 ha;
- Trung tâm thương mại phức hợp đẳng cấp quốc tế tại khu vực sân vận động Chi Lăng;
- Nâng cấp trung tâm thương mại chợ Hàn, chợ Cồn;
- Các khu du lịch Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Suối Mơ. - Hệ thống giao thông từ đỉnh 621 đến Bãi Bắc
- Cải tạo bờ biển từ Sơn Trà đến bãi tắm Sao Biển - Hệ thống cấp nước khu du lịch bán đảo Sơn Trà - Các điểm dừng chân phục vụ du lịch
- Khu nhà tắm nước ngọt bãi tắm Sao Biển
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên khu du lịch, dịch vụ đỉnh Sơn Trà (GĐ2) đoạn từ DRT đến đỉnh Sơn Trà
- Các bãi tắm du lịch
1.6 Khu công nghiệp
- Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2;
1.7 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong thời gian đến là tập trung nguồn lực để phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 12 -13%/năm, cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là dịch vụ 55,5%, công nghiệp 42,8% và nông nghiệp là 1,7%. - Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành năm 2007 là: thuỷ sản 67,1%, nông nghiệp là 29,1%, lâm nghiệp 3,8%. Dự báo đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là:
Thuyết minh tóm tắt 61
thuỷ sản 68%, nông nghiệp 27,1% và lâm nghiệp 4,9% và năm 2020 là thuỷ sản 69%, nông nghiệp 26% và lâm nghiệp 5%.
1.8 Giáo dục đào tạo
- Làng đại học tại Hòa Quý, Hòa Phong – Hòa Phú, Hòa Liên.
1.9 Văn hóa, thể thao
Văn hóa:
- Trường Văn hóa – Nghệ thuật - Nâng cấp công trình Văn hóa
- Thư viện khoa học tổng hợp Tp Đà Nẵng - Bảo tàng Mỹ thuật thành phố
- Trung tâm Văn hóa Đà Nẵng
- Nâng cấp, mở rộng Bảo tàng Chăm - Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn - Xây dựng Bảo tàng Hải Dương Học - Tượng đài chiến thắng Gò Hà
- Di tích lịch sử K20
- Xây dựng hệ thống tượng đài
- Trung tâm văn hóa các quận, huyện
- Bảo tàng chiến tích chiến tranh khu vực miền Trung – Tây Nguyên - Hệ thống quảng trường nhỏ kết hợp trang trí mỹ thuật
Thể thao:
- Nâng cấp khan đài B Sân vận động Chi Lăng - Xây dựng Khu liên hợp thể thao Đà Nẵng - Thanh toán khối lượng Nhà thi đấu TDTT - CLB Đua thuyền
2 Tầm nhìn 2050
Xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt vào năm 2050, có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Là thành phố trung tâm cấp quốc gia hướng tới đô thị quốc tế (tài chính, dịch vụ, du lịch, công nghệ…).
Phấn đấu trở thành trung tâm giải trí, điểm đến du lịch mang tầm khu vực Châu Á và thế giới, với định hướng phát triển hạ tầng để có thể tiếp đón 10 triệu lượt du khách/năm vào năm 2050.
Phát triển thành phố theo xu hướng hiện đại và gìn giữ bản sắc riêng; nâng cao đời sống văn hóa, xây dựng con người không chỉ có trí thức mà còn có đạo đức trong sáng, có tình cảm phong phú lành mạnh, có năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
Thuyết minh tóm tắt 62
Tiếp tục hướng tới một thành phố môi trường, phát triển bền vững; mang lại sức khỏe, tuổi thọ và hạnh phúc cho con người.
Thuyết minh tóm tắt 63
PHẦN THỨ VI
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 là cần thiết.
Việc lập đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 đã kế thừa của quy hoạch chung đã được duyệt đến năm 2020 trên cơ sở đã phân tích đánh giá những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện.
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia, hướng tới đô thị quốc tế và phát triển bền vững. Đó là nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng.
2 Kiến nghị
Kính đề nghị Hội đồng thẫm định xem xét và cho ý kiến chỉ đạo để có cơ sở lập hồ sơ trình duyệt trình Thủ tướng phê duyệt.
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG Viện trƣởng