đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết án hình sự nói chung và án ma túy trong cả nƣớc cũng nhƣ ở Sơn La
- Vấn đề các bất cập từ các quy định trong BLHS hiện hành
Trong phạm vi nghiên cứu, giải quyết án từ năm 2009 đến 2013, trong giai đoạn này, khi giải quyết một vụ án về ma túy thông thường các Thẩm phán căn cứ vào 2 văn bản pháp luật cơ bản là Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên Bộ Luật hình sự năm 1999 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có nhiều điểm chưa hợp lý như
Bộ luật hình sự hiện hành chưa cập nhật và thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đáng chú ý là chủ trương “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết trong điều kiện phát triển về kinh tế và xã hội hiện nay của nước ta nhằm góp phần khắc phục một bước những bất cập, hạn chế nói trên, đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn và bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Mặc dù năm 2009, Quốc hội đã sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 theo hướng khắc phục các hạn chế, thiếu sót nêu trên. Tuy nhiên trong
điều kiện mới hiện nay trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý cho hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều điều ước quốc tế chúng ta chưa có điều kiện gia nhập nên Bộ luật hình sự chưa phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế đặc biệt là tội phạm ma túy, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm cũng như việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta với các nước.
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 mới có hiệu lực và đến nay đã được vận dụng trong giải quyết án ma túy, nhưng qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy BLHS sửa đổi 2009 cần bổ sung một số vấn đề sau:
- Một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành tỏ ra không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, nhất là các quy định về các tội phạm ma túy. Điều 192 của Chương XVIII - Các tội phạm về ma túy cũng không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là việc trồng cây thuốc phiện không chỉ diễn ra ở miền núi, vùng dân tộc ít người mà còn diễn ra ở vùng đồng bằng, thành phố; Điều 194 mới chỉ quy định các loại chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, heroin, côcaiin còn các loại ma túy tổng hợp như Methamphetamine, Amphtamine, MDMA… chưa được quy định cụ thể về trọng lượng; quy định hình phạt tiền tại Điều 197 là không khả thi vì phần lớn người phạm tội không có khả năng kinh tế để thi hành án.
- Hệ thống pháp luật để giải quyết các vụ án ma túy chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ADPL còn chậm, thiếu. Theo quy định của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT – BCA – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm
về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999; mục 4.1 thì “Trong mọi trường hợp,
khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại,
hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”
- Vấn đề thực hiện chế độ hai cấp xét xử: Được quy định tại Điều Điều 20 BLTTHS năm 2003
“Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, thì bản án, quyết định sơ thẩm khi bị kháng nghị thì phải được tiến hành xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm hoặc có tình tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy, một vụ án ma túy nếu có kháng cáo, kháng nghị được giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhưng trên thực tế có nhiều vụ án ma túy được xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp tòa án. Về vấn đề này, Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn chưa giải quyết.
Khoản 2, Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; - Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Thực hiện điều khoản này, khi giải quyết án ma túy các cấp xét xử sẽ phải mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm mới. Nghĩa là quyền hủy án để xét xử lại của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm sẽ dẫn đến hậu quả một trình tự tố tụng được quay lại từ đầu. Đó là chưa kể đến thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Với cơ chế hủy án để xét xử lại và xét xử theo nhiều cấp như vậy, nếu giải quyết vụ án ma túy phức tạp có thể là thời gian kéo dài. Những điểm hạn chế này là nguyên nhân gây nên tình trạng án bị dây dưa, kéo dài, hoặc hiệu quả xét xử thấp. Trong giải quyết các vụ án ma túy khi có cấn đề phức tạp chưa được chứng minh Tòa án không thể khắc phục được, để rồi một thực trạng án tồn đọng nhiều, xét xử kéo dài qua nhiều cấp.
Do đó, để đảm bảo ADPL giải quyết án ma túy trong cả nước cũng như ở Tòa án Sơn La, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập như: ấn định số phiên tòa tối đa cho một vụ án; không quy định cơ chế hủy án để xét xử lại của tòa án cấp trên mà sẽ ra bản án, quyết định mới chứ không cho tòa án cấp dưới điều tra, xét xử lại bằng một phiên tòa mới như trước đây. Đối với những vụ án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như điều tra sơ sài, bỏ sót người tham gia tố tụng hoặc ADPL sai mà tòa án cấp trên không thể khắc phục thì yêu cầu Tòa án cấp dưới trực tiếp làm công việc cần thiết bổ sung những thiếu sót đó để Tòa án cấp trên xét xử và ra bản án mà không nhất thiết phải huỷ án cấp huyện.
- Bộ luật Tố tụng dân sự cần thiết phải bổ sung thêm thẩm quyền cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Sửa bản án ma túy cấp sơ thẩm là một trong những thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại Khoản Khoản 2, Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp, nếu bản án ma túy sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật như xác đinh không đúng người, đúng tội, đúng hình phạt…, tòa án tính sai mức bồi thường, tính sai án phí… Như vậy, quá trình điều tra chưa đầy đủ chứng cứ
vụ án, nhưng cấp phúc thẩm có thể bổ sung được. Thì sẽ bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án bằng một bản án khác.
- Bộ luật Tố tụng hình sự cần có những chế định về nguyên tắc tranh tụng.
Tranh tụng là nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án ma túy nói riêng. Bởi qua việc tranh tụng tại phiên tòa càng làm rõ hơn các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử trong việc đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết chính xác. Chính bởi tính quan trọng của nguyên tắc này mà Nghị quyết số 49/ NQTƯ về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã nêu rõ: Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giải quyết án ma túy như, mức thu chi tiền định giá tài sản, tiền giám định… và việc yêu cầu các cơ quan phải phối kết hợp với Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án ma túy.