Trên cơ sở phân tích hệ thống dầu khí, lịch sử tiến hóa địa chất, các bản đồ cấu tạo, đẳng dày, bản đồ phân vùng cấu tạo, hoạt động đứt gãy và các mặt cắt liên kết địa chất - địa vật lý với các bể trầm tích và khu vực xung quanh, trong khu vực nghiên cứu có thể phân chia thành 2 tập hợp cấu tạo triển vọng dƣới đây:
- Tập hợp cấu tạo triển vọng móng trước Kainozoi và trầm tích Oligocen: đặc
trƣng bởi đá mẹ là trầm tích đầm hồ tuổi Oligocen phân bố trong các địa hào, bán địa hào tập trung ở diện tích Đông Nam, Tây Nam, phần Đông và Tây của khu vực nghiên cứu, trong đó khả năng sinh dầu của đá mẹ ở phần Đông Nam là tốt hơn. Các cấu tạo
77
phát triển kế thừa trên các địa lũy của móng phân bố chủ yếu trên Đới nâng Tƣ Chính – Đá Lát, một số bị ảnh hƣởng của hoạt động núi lửa. Thành phần và mức độ nứt nẻ của đá móng ở các cấu tạo này còn chƣa rõ và đó là rủi ro địa chất chính. Các cấu tạo trong trầm tích Oligocen nhìn chung có điều kiện thuận lợi để tích tụ dầu khí. Rủi ro địa chất ở đây là độ rỗng của đá chứa cát kết Oligocen. Phân bố của các cấu tạo và triển vọng dầu khí đƣợc thể hiện trên hình 4.2.
Hình 4. 2. Bản đồ phân bố tập hợp cấu tạo triển vọng móng trƣớc Kainozoi và trầm tích Oligocen của khu vực nghiên cứu
-Tập hợp các cấu tạo triển vọng trầm tích Miocen: đặc trƣng bởi các cấu tạo xác định trên các bản đồ cấu tạo nóc Miocen hạ, trung, thƣợng có mức độ phát triển kế thừa khác nhau, có chung một nguồn đá mẹ trầm tích Oligocen. Một số khối xây
78
ám tiêu san hô tuổi Miocen giữa – muộn phát triển trên các đới nâng cũng thuộc tập hợp này. Diện tích các cấu tạo triển vọng có điều kiện thuận lợi tích tụ dầu khí tốt hơn tập trung ở lô 1, 2. Rủi ro địa chất lớn nhất của tập hợp triển vọng này là đá chắn, đặc biệt đối với các khối xây ám tiêu san hô. Phân bố và triển vọng dầu khí của các cấu tạo trong tập hợp triển vọng đƣợc thể hiện trên hình 4.3.
Hình 4. 3. Bản đồ phân bố tập hợp cấu tạo triển vọng trầm tích Miocen của khu vực nghiên cứu