So sánh thuật toán vectơ khoảng cách và trạng thái đường liên kết

Một phần của tài liệu Tài liệu Giới Thiệu Định Tuyến (ROUTING) docx (Trang 26 - 27)

Trước tiên ta xét giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Thông tin định

tuyến mà các ro uter gửi đi là những thông tin gì và gửi cho ai ? Các router định

tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện gửi toàn bộ bảng định tuyến của mình

và chỉ gửi cho các router kết nối trực tiếp với mình. Như chúng ta đã biết ,thông tin trên bảng định tuyến rất ngắn gọn,chỉ cho biết t ương ứng với một mạng đích

là cổng nào của router , router kế tiếp có địa chỉ IP là gì, thông số định tuyến

của con đường này là bao nhiêu. Do đó, các router định tuyến theo vectơ

khoảng cách không biết được đường đi một cách cụ thể, không biết về các

router trung gian trên đường đi và cấu trúc kết nối giữa chúng. Các bạn có thể

xem nội dung bảng định tuyến trên router bằng lệnh show ip route. Hơn nữa,

bảng định tuyến là kết quả chọn đường tốt nhất của mỗi router. Do đó, khi chúng

trao đổi bảng định tuyến với nhau, các router chọn đường dựa trên kết quả đã

chọn của router láng giềng. Mỗi router nhìn hệ thống mạng theo sự chi phối của các router láng giềng.

Các router định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện cập nhật thông tin định tuyến theo định kỳ nên tốn nhiều băng thông đường truyền. Khi có sự thay đổi xảy ra, router nào nhận biết s ự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật bảng định tuyến

của mình trước rồi chuyển bảng định tuyến bảng định tuyến cập nhật cho router

láng giềng. Router láng giềng nhận được thông tin mới, cập nhật vào bảng định

tuyến đã được cập nhật cho các router láng giềng kế tiếp. Quá trình cập nhật cứ lần lượt như vậy ra toàn bộ hệ thống. Do đó thời gian bị hội tụ chậm.

Bây giờ ta xét đến giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Thông tin định tuyến mà các router gửi đi là gì và gửi cho ai? Khi bắt đầu hoạt động, mỗi router sẽ gửi thông tin cho biết nó có bao nhiếu kết nối và trạng thái của

mỗi đường kết nối như thế nào, và nó gửi cho mọi router khác trong mạng bằng địa chỉ multicast. Do đó mỗi router đều nhận được từ tất cả các router khác thông tin về các kết nối của chúng. Kết quả là mỗi router sẽ có đầy đủ thông tin để xây dựng một cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết, hay còn gọi là cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng. Như vậy, mỗi router đều có một cái nhìn đầy đủ và cụ thể về cấu trúc của hệ thống mạng. Từ đó, mỗi router tự tính toán để chọn đường đi tốt nhất đến từng mạng đích.

Khi các router định tuyến theo trạng thái đường liên kết đã hội tụ xong, không

thực hiện cập nhật định kỳ. Chỉ khi nào có sự thay đổi thì thông tin về sự thay

đổi đó được truyền đi cho tất cả các router trong mạng. Do đó thời gian hội tụ nhanh và ít tốn băng thông.

Ta thấy ưu điểm nổi trội của định tuyến theo trạng thái đường liên kết so với

định tuyến theo vectơ khoảng cách là thời gian hội tụ nhanh hơn và tiết kiệm

băng thông đường truyền hơn. Giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên

kết có hỗ trợ CIDR và VLSM. Do đó, chúng là một lựa chọn tốt cho mạng lớn

và phức tạp. Thực chất giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết thực

hiện định tuyến tốt hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách ở mọi kích cỡ mạng. Tuy nhiên, giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết không được triển khai ở mọi hệ thống mạ ng vì chúng đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn và năng lực xử lý mạnh hơn, do đó có thể gây quá tải cho các thiết bị xử lý chậm. Một nguyên nhân nữa làm cho chúng không được triển khai rộng rãi là do chúng là một giao thức thực sự phức tạp , đòi hỏi người quản trị mạng phải được đào tạo tốt mới có thề cấu hình đúng và vận hành được.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giới Thiệu Định Tuyến (ROUTING) docx (Trang 26 - 27)