Việt nam có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, dược phân thành 8 vùng địa lý kinh tế. Các tỉnh trong cả nước đã xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn đến năm
2010. Quy hoạch lãnh thổ vùng cũng đã được xây dưng, tuy nhiên giữa các quy hoạch tỉnh và vùng chưa có sự kết hợp. Vùng không phải là cấp quản lý nhà nước, vì vậy chưa có việc lập kế hoạch phát triển, giám sát và đánh giá tác động phát triển ở cấp vùng lãnh thổ trong khi đó các vấn đề phát triển bền vững thường bao trùm quy mô lãnh thổ rộng lớn và đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều tỉnh và thành phố với nhau
Chiến lược phát triển vùng một mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm có khả năng bứt phá lên trước, nhưng mặt khác phải chú ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trọng điểm đóng vai trò là đầu tàu, là động cơ lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn hơn..
Nhằm đảm bảo cho quá trình quy hoạch, kế hoạch hóa và chỉ đạo thưc hiện phát triển mang tính bền vững, cần đổi mới hệ thống quản lý theo hướng:
Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phát triển bền vững cho các cấp chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương trực tiếp chỉ đạo phản ánh phát triển kinh tế xã hội, địa bàn và vì vậy là cấp thích hợp nhất để quy hoạch và kế hoạch hóa sự phát triển bền vững ở địa phương mình
Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế, gắn với nhu cầu marketing trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh. Đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho các vùng còn gặp nhiều khó khắn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư,, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực
Thu hút rộng rãi các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân vào quá trình lựa chọn và thực hiện các phương án pohats triển tại các địa phận theo nguyên tắc:”dân biết, dân làm….
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo tính liên ngành và liên vùng và liên lãnh thổ.
Để đảm bảo phát triển bền vững các vùng và các địa phương, cần xây dựng các chương trình phát triển bền vững của vùng và địa phương trên cơ sở phát triển tiềm năng thiên nhiên, nguồn nhân lực, các lợi thế so sánh và những khó khăn đối với sự phát triển, phân tích thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, chương trình phát triển bền vững địa phương sẽ xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung phát triển của ngành, vùng lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững đề ra hệ thống các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, nội dung và định hướng phát triển kinh tế xã hội, trong đó các giải pháp chính sách có liên quan tới việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.