TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 39)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa. Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh được thành lập theo quyết định số 3799

QĐ/TCCB ngày 14/4/1976 của Bộ điện và than. Sở trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung – Bộ điện và than.

Từ tháng 4/1976 đến 1981: Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh trực thuộc Công ty điện lực miền Trung - Bộ điện và than.

Từ năm 1981 đến tháng 10/1989: Sở điện lực Phú Khánh trực thuộc Công ty Điện Lực 3 - Bộ Năng lượng.

Từ tháng 10/1989 đến tháng 6/1993: Sở điện lực Khánh Hòa trực thuộc Công ty điện lực 3 – Bộ năng lượng (do tách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).

Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà tiền thân là Sở Điện Lực Khánh Hoà trực thuộc Công ty điện lực 3 – Bộ năng lượng, được thành lập theo Quyết định số 554 NK/TCCB-LĐ ngày 30/06/1993 của Bộ trưởng Bộ năng lượng.

Ngày 08/03/1996 Sở Điện Lực Khánh Hoà được đổi tên thành Điện Lực Khánh Hoà, trực thuộc Công ty điện lực 3 - Tổng công ty Điện Lực Việt Nam theo Quyết định số 261/ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam

Ngày 06/12/2004 theo Quyết định số 161/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Điện Lực Khánh Hoà trực thuộc Công ty Điện Lực 3 được chuyển thành Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà.

Ngày 01/07/2005 Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà chính thức hoạt động với vốn điều lệ là 163.221.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000162 ngày 30/06/2005 do Sở Kế hoạch đầu tư Khánh Hoà cấp.

Ngày 12/7/2005 TTGDCK Hà Nội có quyết định số 06/QĐ-TTGDCKHN về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa.

2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa. a. Địa chỉ: a. Địa chỉ:

Trụ sở: Số 11. Lý Thánh Tôn -TP. Nha Trang - Khánh Hòa

Điện thoại: (058)2220220 Fax: (058)3823828

Email: info@khpc.com.vn

Website: http://www.khpc.com.vn

b. Nhiệm vụ của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa.

 Sản xuất và kinh doanh điện năng , xây dựng , lắp đặt , quản lý vận hành và sửa chữa các nhà máy thủy điện, nhiệt điện nhỏ, các nhà máy nhiệt điện diesel, các máy phát điện diesel.

 Sản xuất và kinh doanh điện năng; Quản lý, vận hành lưới điện phân phối có cấp điện áp đến 110 kV.

 Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án nhà máy nhiệt điện nhỏ, đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110kV và các công trình viễn thông.  Tư vấn giám sát thi công các công trình dân dụng, công trình công nghiệp và

công trình hạ tầng kỹ thuật.

 Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc thiết bị).  Thí nghiệm thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV.

 Kiểm tra công tơ điện.

 Xây lắp các công trình điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV, các công trình viễn thông công cộng, công trình công nghiệp và dân dụng.  Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông ly tâm.

 Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện; kinh doanh thiết bị viễn

 thông; kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, thiết bị và phần mềm máy vi tính, bất động sản. Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.Vận chuyển hàng hoá;

 Thiết kế điện công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện áp dưới 110 kV cấp 2, nhà máy điện cấp 4; Thí nghiệm điện;

 Kinh doanh các dịch vụ : viễn thông công cộng và Internet; truyền thông; quảng cáo; cho thuê văn phòng;

 Đại lý bảo hiểm;

 Đại lý bán hàng vật tư, thiết bị điện;

 Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.

c. Chức năng của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa.

Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trongviệc

phát triển sản xuất kinh doanh về lĩnh vực điện và các lĩnh vực khác góp phần phát triển kinh tế, kinh doanh đạt hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông.

Những mục tiêu nào cần phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước thì Công ty chỉ có thể được triển khai thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa.

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 2.1.3.1.1 Đại hội đồng cổ đông 2.1.3.1.1 Đại hội đồng cổ đông

a. Đại hội đồng cổ đông :là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.

Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Hội đồng quản trị tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và lựa chọn địa điểm phù hợp. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết

định những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

b. Quyền và nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua:

 Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm;

 Báo cáo của Ban kiểm soát;

 Báo cáo của Hội đồng quản trị;

 Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

2.1.3.1.2. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa.

a. Thành phần và nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị

 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là năm (05) người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm (05) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm (05) năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị.

 Thành viên của Hội đồng quản trị do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông. Các cổ đông được quyền gộp tỷ lệ sở hữu cổ phần vào với nhau để bỏ phiếu đề cử các thành viên Hội đồng quản trị.

 Các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử các ứng viên Hội đồng quản trị. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% đến dưới 10% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng được đề cử một thành viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử hai thành viên; từ 30%

đến dưới 50% được đề cử bathành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử bốn thành viên và nếu từ 65% trở lên được đề cử đủ số ứng viên.

b. Quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị:

 Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

 Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.

 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Cụ thể, Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

 Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;

 Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

 Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ;

 Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;

 Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;

 Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại;

 Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;

 Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc điều hành hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có);

 Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức;

 Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quyết định các dự án đầu tư và thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty trừ các hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Điều lệ này và pháp luật;

2.1.3.1.3. Ban kiểm soát.

Số lượng thành viên Ban kiểm soát là ba (03) thành viên. Trong Ban

kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban. Quyền hạn và trách nhiệm của ban kiểm soát trong công ty:

 Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập;

 Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán;

 Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;

 Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị;

 Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc;

 Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty;

 Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận;

 Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.

2.1.3.1.4. Tổng giám đốc.

a. Bổ nhiệm:

Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hoặc một

người khác làm Tổng giám đốc điều hành và sẽ ký hợp đồng quy định mức lương, thù lao, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến việc tuyển dụng. Thông tin về mức lương, trợ cấp, quyền lợi của Tổng giám đốc điều hành phải được báo cáo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên và được nêu trong báo cáo thường niên của Công ty.

b. Nhiệm kỳ:

Theo Điều 26 của Điều lệ của công ty, Tổng giám đốc điều hành

có thể không phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc điều hành là 5 (năm) năm trừ khi Hội đồng quản trị có quy định khác và có thể được tái bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm có thể hết hiệu lực căn cứ vào các quy định tại hợp đồng lao động. Tổng giám đốc điều hành không được phép là những người bị pháp luật cấm giữ chức vụ này, tức là những người vị thành niên, người không đủ năng lực hành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, các cán bộ công chức nhà nước và người đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

c. Quyền hạn và nghĩa vụ của Tổng giám đốc:

 Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

 Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

 Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết nhằm áp dụng các hoạt động cũng như các cơ cấu quản lý tốt do Hội đồng quản trị đề xuất, và tư vấn để Hội đồng quản trị quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;

 Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;

 Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm năm.

 Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

 Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty;

 Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bản cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được

trình để Hội đồng quản trị thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.

 Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc điều hành và pháp luật.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa. (Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Cổ phàn Điện Lực Khánh Hòa)

P9. PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG ĐIỆN LỰC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)