phát huy những mặt tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
Từ những điều nói trên, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta:
Thứ nhất là phải thống nhất được nhận thức về nhu cầu tất yếu phải hội nhập kinh tế, coi hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ then chốt trong hoạt động kinh tế, nhằm phục vụ lợi ích chung của đất nước. Vấn đề thống về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng, vì hội nhập kinh tế quốc tế với trọng tâm là mở cửa,
thực hiện tự do hoá thương mại sẽ làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn cục bộ. Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa xu bảo hộ với xu hướng tự do hoá; nhiều doanh nghiệp còn yếu kém không đủ sức cạnh tranh, ngại phải thay đổi cách làm cũ, vẫn muốn nhà nước tiếp tục bảo hộ; mâu thuẫn giữa tăng nguồn thu ngân sách qua thuế nhập khẩu với việc giảm dần các hàng rào thuế quan, phi thuế quan khi thực hiện tự do hoá sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách…Những mâu thuẫn đó làm cho qúa trình hội nhập kinh tê quốc tế vấp phải không ít trở ngại khi đi vào các vấn đề cụ thể. Thế nên, chỉ khi nào nhận thức thông suốt thì mới có đủ ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sức mạnh để thật sự đưa vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế vào cuộc sống, vào suy nghĩ, vào kế hoạch, chương trình hành động, chiến lược phát triển của Nhà nước.
Thứ hai, cần có cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định xã hội, phát huy nội lực, phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng ngành và từng doanh nghiệp. Muốn vậy, chúng ta phải đánh giá lại tiềm lực kinh tế của đất nước trong mọi lĩnh vực, ngành hàng; nghiên cứu lợi thế so sánh giữa nước ta với khu vực và các nước khác…Từ đó xây dựng cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa hội nhập; xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; xác định ngành mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư phát triển…Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; xây dựng hành lang pháp lý vừa chặt chẽ lại vừa thông thoáng; xác định lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết đã và sẽ ký kết tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh…
Thứ ba là chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới một cách có chọn lọc. Nắm vững các văn kiện, thông lệ quốc tế. Không bỏ sót, bỏ lỡ cơ hội nhưng cũng không nên quá nôn nóng, quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, tránh để bị lệ thuộc vào một quốc gia, một thế lực nào đó. Sớm có chủ trương, chính sách và triển khai việc chuyển đổi cơ cấucủa nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu, nhằm tạo ra các mặt hàng xuất khẩu đủ lớn về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, có sức cạnh tranh
cao. Đồng thời, nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nghiệp có đủ quy mô và năng lực, tất cả những yếu tố này cùng với môi trường pháp lý thông thoáng sẽ tạo thành một sức mạnh tổng hợp nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Thứ tư là chúng ta cần tiếp cận, dần dần đi vào kinh tế tri thức. Nếu không có tri thức, không phát triển nguồn trí lực đủ tầm sẽ rất khó chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng như trong quan hệ chung với thế giới hiện đại. Bởi tri thức hiện đóng vai trò số một trong các nguồn lực phát triển kinh tế. Kinh tế tri thức tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng vươn lên rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Tiếp đó, ta cần thu nhập, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, thương mại thế giới, tìm hiểu kĩ thị trường thế giới, dự báo triển vọng, xu hướng biến động và phát triển của nó. Cần nắm vững các văn kiện, thông lệ quốc tế, hệ thống pháp luật, các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế…để có thể chủ động, tránh bị ép trong khi đàm phán, ký kết các cam kết; không bỏ sót, bỏ lỡ mà có thể khai thác triệt để, tận dụng quyền lợi, những ưu tiên, ưu đãi dành cho chúng ta trong quá trình hội nhập. Từ đó tìm được tiếng nói chung về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó để tranh thủ càng nhiều càng tốt sự ủng hộ, đồng tình, hợp tác của các đối tác cùng chung lợi ích.
Thứ năm là xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và bản lĩnh vững vàng. Nhân tố con người là yếu tố quyết định nhất trong các khâu, các hoạt động phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, đó là việc giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy được những giá trị ưu tú của dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lành mạnh của đất nước. Đồng thời cũng cần chọn lọc tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc, xem đó là nhân tố cực kì quan trọng khơi dậy các tiềm năng sáng tạo, làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới.
Chúng ta kiên quyết phản đối sự tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “tân kì” của văn hoá ngoại lai mà không phân biệt hay dở, tốt xấu, để đi đến chỗ mất gốc và lai căng về văn hoá, gây hậu quả xấu về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
LờI KếT
Ngày nay, trong thế giới luôn luôn có biến động không ngừng, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá đang nổi lên chiếm vị trí chủ đạo khuynh hướng phát triển của thế giới trong thời gian tới. Mỗi quốc gia đều hiểu rằng không thểđứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới hội nhập mở cửa đồng nghĩa hoà nhập trong xu thế đi lên của xã hội loài người; đóng cửa, biệt lập cũng đồng nghĩa với bảo thủ, tự giảm khả năng phát triển. Và trong quá trình hội nhập các quốc gia phải có biện pháp cụ thể để tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội để phát triển. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài mục đích này. Nhưng với một tiềm lực kinh tế còn hạn chế, Việt Nam đứng trước những thử thách, khó khăn to lớn. Trong đó nổi bật là nguy cơ tụt hậu khoảng cách phát triển với các quốc gia tiên tiến ngày càng mở rộng hơn. Đây là hạn chế, khó khăn căn bản bởi vì củng cố tiềm lực kinh tế càng mạnh sẽ có cơ hội trong việc giữ vị thế, tiếng nói chủ động trong quá trình hội nhập và đặc biệt thương mại quốc tế. Tuy nhiên với thành tựu đạt được qua thời gian gần 20 năm đổi mới cùng với chủ trương đúng đắn phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, nước ta sẽ vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tới năm 2020 trở thành quốc gia công nghiệp và xa hơn nữa, vươn lên sánh kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Qua đề tài này em mạnh dạn đưa ra một số những hạn chế, yếu kém của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó cũng như nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam nhanh hơn.
Do còn hạn chế về trình độ, trong quá trình nghiên cứu hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để công trình nghiên cứu của em hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
9 Tác phẩm kinh điển của Mac – Anghen – Lênin
9 Các tác phẩm của các vị lãnh tụ Lênin, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng
9 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX 9 Báo nhân dân ngày 18 tháng 4 năm 2002
9 Báo nhân dân ngày 18 tháng 9 năm 2002 9 Báo nhân dân ngày 6 tháng 5 năm 2002
9 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 16 tháng8 - 2001 9 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 21 tháng11 - 2001 9 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 24 tháng 12 - 2001 9 Đưa nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào cuộc sống số 33 tháng 11 – 2002 9 Tạp chí cộng sản số 2 năm 2001 9 Tạp chí cộng sản số 4 năm 2001 9 Tạp chí cộng sản số 12 tháng 6 năm 2001 9 Tạp chí cộng sản số 9 tháng 3 năm 2002 9 Tạp chí cộng sản số 17 tháng 6 năm 2002 9 Tạp chí cộng sản số 32 tháng 11 năm 2002 9 Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 3/2001 9 Tạp chí kinh tế – dự báo số 4/2001
9 Triết học số 2 (129) tháng 2 – 2002 9 Kinh tế phát triển số 44/2001
9 Tạp chí con số – sự kiện số 6/2002
9 Tạp chí pháp luật Việt Nam số 29 ngày 3 – 2 -2005 9 Báo sinh viên Việt Nam số 19 năm 2005
Mục lục
Lời mởđầu ... 1
Phần 1. Cơ sở của đề tài ... 3
I. Cơ sở lý luận ... 3
1. Lý luận triết học ... 3
2. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay ... 4
II. Cơ sở thực tế : ... 7
1. Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và phát triển quá trình hội nhập. ... 7
2. Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển ... 9
3. Sự hình thành tất yếu của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta ... 13
4. Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. ... 15
4.1. Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế . 15 4.2. Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập ... 16
5. Những quan điểm chỉđạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta ... 19
Phần 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ... 20
I. Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ... 20
II. Các kết quả bước đầu đạt được của nước ta trong tiến trình hội nhập ... 21
III. Những yếu kém và hạn chế còn tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới ... 26
IV. Các kiến nghịđề xuất trên phương diện triết học để hạn chế các nhược điểm và phát huy những mặt tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta ... 30
Lời kết ... 34
Tài liệu tham khảo ... 36