Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân, thành phần hóa học, độ hòa tan và khả năng chống oxy hóa của sản phẩm thủy phân protein từ đầu và xương cá Hồng (Trang 33 - 35)

Souissi và cộng sự ( 2007 ) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh hóa và đặc tính chức năng của sản phẩm thủy phân từ cá mòi: Kết quả cho thấy khi thủy phân cá mòi bằng enzyme Alcalase thì độ thủy phân ở giá trị 10,16% trong khoảng pH rộng từ 6-10 thì độ hòa tan, khả năng tạo nhũ đạt mức cao nhất, và các hoạt động chống oxy hóa của sản phẩm thủy phân là khoảng 73% so với một tocopherol ( một chất chống oxy hóa tự nhiên ). Đồng thời

cũng kết luận rằng khi độ thủy phân càng tăng thì độ hòa tan tăng nhưng khả năng tạo nhũ lại giảm.[14]

Muzaifa và cộng sự ( 2012 ) đã nghiên cứu sự thủy phân nguyên liệu còn lại sau quá trình chế biến cá bằng 2 loại enzyme Alcalase 2,4L và Flavourzyme 500L. Nồng độ mỗi enzyme là 2%, tỷ lệ nước/nguyên liệu là 1/1, thủy phân ở 55oC trong 4h. Sau quá trình thủy phân nhận thấy : khi thủy phân bằng enzyme Alcalase thì hàm lượng đạm thu được, độ hòa tan, khả năng tạo nhũ và sự tạo bọt của sản phẩm thủy phân tốt hơn so với thủy phân bằng enzyme Flavourzyme.[12]

Klompong và cộng sự ( 2012 ) đã nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa và một vài đặc tính chức năng của sản phẩm thủy phân từ thịt cá Chỉ Vàng (

Selaroides leptolepis ) bằng enzyme Alcalase 2.4 L ( HA ) và Flavourzyme 500L (

HF ) ở các mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tạo phức kim loại khi thủy phân bằng Alcalase và Flavourzyme tăng lên khi độ thủy phân tăng ( DH tăng ): trong đó sản phẩm thủy phân bằng Flavourzyme hoạt động cao hơn sản phẩm thủy phân bằng Alcalase ở cùng độ thủy phân thử nghiệm. Ở độ thủy phân thấp ( 5% ) thì sản phẩm thủy phân bằng Alcalase thể hiện khả năng khử gốc tự do DPPH tốt nhất. Đối với các đặc tính chức năng khác,cụ thể như độ hòa tan của sản phẩm thủy phân bằng cả 2 loại enzyme trên thì khả năng hòa tan đạt trên 85% trong 1 khoảng pH rộng ( pH= 2÷12 ). Ngoài ra, khi độ thủy phân tăng thì khả năng tọa bọt, tạo nhũ, khả năng ổn định nhũ tương, ổn định bọt tăng nhưng tiếp tục tăng độ thủy phân đến 1 giới hạn nhất định thì lại giảm, nguyên nhân chủ yếu là do độ dài các chuỗi peptide ngắn dần.[11]

You và cộng sự ( 2009 ) đã nghiên cứu về hiệu quả của độ thủy phân đến khả năng chống oxy hóa của sản phẩm thủy phân protein từ cá Chạch bùn bằng enzyme Protamax và Papain. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thủy phân bằng enzyme Papain ở độ thủy phân là 23% thì hoạt động chống oxy hóa mạnh nhất.[15]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân, thành phần hóa học, độ hòa tan và khả năng chống oxy hóa của sản phẩm thủy phân protein từ đầu và xương cá Hồng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)