Bi ở những thiếu thốn, gian nan, bệnh tật ác nghiệt và cái chết được nhiều lần nhắc đến. Tráng ở tinh thần, ý trí chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến, tráng ngay trong cái chết vốn rất đau thương. Bi tráng chứ không phải bi lụy, bi quan.
Có người cho rằng bài Tây Tiến còn thể hiện “buồn rớt", “mộng rớt". Nói vậy là không thỏa đáng, không chính xác. Như ở phần trên đã phân tích: giấc mơ về dáng kiều thơm không hề nhụt chí chiến đấu, hy sinh, không hề cản bước chân người chiến sĩ. Trái lại đó là sức mạnh tinh thần tiếp thêm quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Trong bài Đất nước, Nguyễn Đình Thi cũng đã viết về anh bộ đội:
Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Ngay cả cái chết cũng không làm người chiến binh Tây Tiến chùn bước, quay đầu, các anh vẫn "Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi"
Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn chiến đấu, lãng mạn cách mạng của nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên một khúc quân hành, một khúc độc hành oai dũng, đặc sắc.
Câu 30: Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng của nhân vật chữ tình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chới vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thứơc lên cao, ngàn thước xuống.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 88)
Gợi ý trả lời:
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
* Yêu cầu kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, cần trình bày những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ ấy.
1. Nội dung:
Nhân vật trữ tình là người chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu cũng binh đoàn Tây Tiến nhưng hiện đã xa đơn vị cũ của mình. Bởi vậy, có nỗi nhớ mong tha thiết, đau đáu theo về trong hoài niệm, thấm vào từng câu chữ của trang thơ. Tất cả như trào dâng trước một cái tôi đầy cảm xúc...
- Đó là nỗi nhớ không gian núi rừng, làng bản - một thiên nhiên hoang dại, dữ dội, thơ mộng, một cuộc sống ấm áp, tình nghĩa... gắn với những ấn tượng sâu đậm trong kí ức nhà thơ.
đau mất mát, niềm cảm thương vô hạn được nói ra bằng giọng điệu ngang tàn, kiêu hãnh nhằm vượt lên một thực tại khốc liệt.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa giai điệu cảm xúc bi tráng và nét thi vị, bay bổng.
- Cảm hứng lãng mạn được bộc lộ ở bút pháp đối lập, trí tưởng tượng phong phú giàu chất tạo hình...
Câu 31: Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Gợi ý trả lời:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động chủ yếu ở địa bàn miền tây Bắc Bộ
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Quang Dũng sống và chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập. Cuối năm 1948, khi đã chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ này.
Lưu ý: Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa.
Câu 32: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mă xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dăi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục - 2009)
Gợi ý trả lời:
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí sinh có thể tŕnh bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rơ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến.
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình.
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lăng mạn.
- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lăng mạn; ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc; ...
- Đánh giá chung về đoạn thơ.
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 33:
lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Gợi ý trả lời:
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
+ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.
+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
+ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻđẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từđời sống chiến
trường của những anh vệ quốc quân thời chống
Pháp.
+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻđẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻđẹp hiện đại.
3. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến và bình luận các ý kiến (4,0 điểm) 3.a. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến (2,5 điểm)
- Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước (1,0 điểm)
+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng "Gục lên súng mũ bỏ quên đời" "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, ...
- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp (1,5 điểm)
+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa.
+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở
vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ... 3.b. Bình luận hai ý kiến (1,5 điểm)
- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻđẹp tráng sĩ cổđiển với vẻđẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn.
- Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơđã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộđội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.
Dưới đây là một số câu hỏi các bạn có thể tham khảo :
1. Cụm từ "anh về đất " sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
2. Cảm hứng và bút pháp chủ yếu trong đoạn thơ?
3. Ý nghĩa hai từ "Tây Tiến" trong đoạn thơ? Chữ "Tiến" có nên viết hoa không? Tại sao?
4. Các cụm từ "không mọc tóc", “xanh màu lá" gợi lên hiện thực gì đối với người lính Tây Tiến?