Nguyên tắc chứa trong: kể từ phiên bản Internet Explorer 7, thay vì mỗi trang web được hiển thị trong một cửa sổ trình duyệt riêng biệt do một tiến trình riêng biệt đảm nhận, các cửa sổ trang web này được đặt nằm trong một cửa sổ trình duyệt duy nhất dưới dạng các thẻ (tab), rất thuận tiện cho người sử dụng khi cần chuyển đổi giữa các trang web đang mở.
Hình 29: Internet Explorer 10 trên Windows 8 Professionanl 64-bit với 3 tab (thẻ) đang mở
Nguyên tắc kết hợp: phiên bản Internet Explorer 7 thực hiện kết hợp các tiến trình riêng biệt của mỗi cửa sổ trình duyệt lại thành một tiến trình duy nhất đảm nhận một cửa sổ trình duyệt duy nhất với nhiều thẻ hiển thị các trang web khác nhau, giúp giảm đi đáng kể không gian bộ nhớ cần thiết cho nhiều tiến trình (với mỗi tiến trình đảm nhận một cửa sổ trình duyệt chỉ hiển thị được một trang web). Tiến trình chung này sẽ xử lý cho tất cả các thẻ (mỗi thẻ hiển thị một trang web) trong cửa sổ trình duyệt.
Nguyên tắc tách khỏi: kể từ phiên bản Internet Explorer 8 có sự thay đổi lớn về kiến trúc chương trình được gọi là Loosely Coupled IE (LCIE). Trong đó, tiến trình chính đảm nhận cửa sổ trình duyệt được tách khỏi các tiến trình thẻ (tiến trình đảm nhận xử lý một thẻ hiển thị một trang web, mỗi thẻ có một tiến trình thẻ duy nhất). Tiến trình chính này là duy nhất cho một cửa sổ trình duyệt. Các tính trình thẻ là tương ứng cho mỗi thẻ trong cửa sổ trình duyệt. Khi đó, chương trình đảm bảo được độ tin cậy cao.
Trong trường hợp một tiến trình thẻ đảm nhận xử lý cho một thẻ gặp phải lỗi do nội dung trang web hay vì một lý do nào đó dẫn đến tiến trình thẻ này bị tắt đột ngột, các thẻ còn lại trong cửa sổ trình duyệt cũng như trình duyệt không bị ảnh hưởng mà vẫn hoạt động bình thường, do mỗi thẻ được một tiến trình thẻ đảm nhận xử lý, cũng như cửa sổ trình duyệt chung được đảm nhận bởi một tiến trình chính chung, tách rời với tiến trình thẻ của thẻ bị lỗi.
Hình 30: Internet Explorer 10 với 3 tiến trình đang thực thi tương ứng với 3 thẻ (tab) đang mở
Nguyên tắc dự phòng: việc phân tách các tiến trình thẻ với tiến trình chính như trên giúp phòng trừ khả năng kết thúc đột ngột cả chương trình (cửa sổ trình duyệt chứa nhiều thẻ) chỉ vì một thẻ gặp phải lỗi. Ngoài ra, khả năng hỗ trợ các add-on (khả năng mở rộng) do bên thứ ba xây dựng cũng thể hiện khả năng phòng trừ trường hợp các tiện ích mà chương trình đưa ra cho người dùng không đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, khả năng phòng bị về bảo mật của Internet Explorer cũng được tăng cường khi được trang bị khả năng chống lừa đảo trên mạng (anti-phishing), phát hiện các tập tin không an toàn (khuyến cáo hoặc không cho phép người dùng tải về máy tính, do có thể gây lây nhiễm virus hoặc các phần mềm xấu khác); chế độ Protected Mode được mặc định mở khi chạy Internet Explorer 7, 8, 9 trong Windows Vista và Internet Explorer 8, 9 trong Windows 7 giúp hạn chế rủi ro lây nhiễm virus hoặc khả năng tự thực thi các phần mềm xấu khác.
Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: Internet Explorer phiên bản 9 trở về sau, liên tục lưu trự trạng thái duyệt web của tất cả các thẻ theo chu kỳ định sẵn. Khi có sự cố xảy ra, khiến cho trình duyệt dừng thực thi (crash), người dùng có thể dễ dàng khởi động lại trình duyệt, và chọn lựa khôi phục lại trạng thái duyệt web trước đó. Chức năng này tạo cho người dùng cảm giác an toàn hơn khi đang làm việc quan trọng trên những trang web.
Hình 31: Intenret Options của Internet Explorer 10 cho phép chọn chế độ “Protected Mode”
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: để tăng cường khả năng mở rộng bằng cách cho phép người dùng cài đặt vào trình duyệt các add-on của bên thứ ba, chương trình được bổ sung các đối tượng trợ giúp trình duyệt (Browser Helper Objects – BHO), hỗ trợ cho các add-on thực hiện mục đích của mình một cách dễ dàng.
Hình 32: Giao diện quản lý add-ons của Internet Explorer 10
Nguyên tắc phân nhỏ: Internet Explorer sử dụng kiến trúc phân rã thành phần được xây dựng xoay quanh công nghệ Mô hình Đối tượng Thành phần (Component Object Model - COM), gồm 5 thành phần chính là 5 thư viện .dll như đã trình bày ở trên trong phần “Kiến trúc”. Việc phân nhỏ như vậy giúp dễ dàng chỉnh sửa, bổ sung tính năng cho chương trình về sau (bao gồm việc vá các lỗ hổng bảo mật, tăng độ ổn định chương trình nhờ cải thiện mã nguồn…).
3. KẾT LUẬN
Tóm lại, chỉ cần áp dụng 40 nguyên lý sáng tạo cơ bản vào những sản phầm tầm cỡ như trên cũng đã có thể cho ra những thành quả vượt bậc. Bằng chứng là những sản phẩm tin học không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Vấn đề cốt lõi nằm ở khả năng tư duy, sáng tạo dựa trên những nguyên lý cơ bản này của những nhà khoa học, kỹ sư, nhà nghiên cứu… Là những người làm khoa học, sáng tạo, cải tiến chất lượng cuộc sống của con người nói chung, chúng ta cần không cần học hỏi, quan sát, tư duy và đưa ra những sản phẩm trí tuệ để phục vụ cho mục đích này.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Dũng, Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản: Phần 1. [2] Internet Explorer: http://en.wikipedia.org/wiki/Internet_Explorer [3] Intel, Intel Processor History: