Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn (Trang 66 - 70)

d. Chính sách về công nghệ

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống .

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

• Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.

• Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn .

• Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống qua các việc làm sau :

• Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn vì thực tế không đáp ứng được các yêu cầu đề ra

của các quy định, trong khi các chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

• Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế từng địa phương. Do điều kiện các đơn vị khác nhau nhất là sự khác nhau về điều kiện môi trường giữa khu vực miền núi , hải đảo, nông thôn với thành thị hoặc đặc thù khu vực thường xuyên thiên tai lũ lụt…do đó định hướng, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng nhất thiết phải lưu ý đến thực tế, điều kiện môi trường của các đơn vị thành viên.

• Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu có sẽ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sẽ không vận hành được. Do đó Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn nói riêng trong hoàn cảnh hiện nay. Để hoạt động huy động vốn có hiệu quả, chi nhánh cần phân tích thực trạng hiện nay rồi từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả. Kết thúc Chuyên Đề với đề tài “ Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn” , Chuyên đề đã hoàn thành những nội dung sau:

Thứ nhất: đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nội dung cơ bản: khái niệm về vốn huy động của NHTM, đặc điểm, các hình thức huy động vốn, vai trò của vốn huy động; khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHTM. Đây là những nội dung quan trọng tạo cơ sở cho những phân tích tiếp theo ở phần tiếp theo của khoá luận.

Thứ hai: cung cấp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn. Nội dung gồm có: đặc điểm chính của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động; các loại sản phẩm huy động vốn mà Ngân hàng có; số liệu thực tế trong năm 2011, 2012, tháng 6-2013 về hoạt động huy động vốn từ các đối tượng khách hàng khác nhau với kỳ hạn khác nhau; số liệu về doanh số cho vay và các đánh giá, nhận xét, phân tích tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn; số liệu về chi phí và lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng trong các năm; nêu ra những ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn để từ đó tìm các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Thứ ba: trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra dược cơ sở thực tiễn phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Các giải pháp cụ thể là: giải pháp về con người, giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy động vốn, giải pháp về công nghệ và biện pháp nâng cao hệ số sử dụng vốn. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam để tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn.

Trong nội dung khoá luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn. Mong rằng những giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả các chiến lược huy động vốn mà chi nhánh đang thực hiện, góp phần đưa chi nhánh trở thành đơn vị hoạt động có hiệu quả ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w