2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao đạt
2.3. Dự thảo quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát
đạt năng suất 2,5 tấn/ha,tỷ lệ sống 80%
2.3.1 Đối tượng áp dụng
Các đơn vị tập thể, các hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tưđều có thể áp dụng quy trình để nuôi hải sâm đạt năng suất 2,5 tấn/ha.
2.3.2 Phạm vi áp dụng
Quy trình nuôi hải sâm thương phẩm đạt năng suất 2,5 tấn/ha áp dụng được cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước nếu thỏa mãn đều kiện ở mục 2.
2.3.3 Điều kiện áp dụng
+ Điều kiện môi trường ao nuôi
- Chất đáy của ao nuôi: cát bùn, cát san hô, cát . Nền đáy là cát bùn thường có nhiều thức ăn tự nhiên là mùn bã hữu cơ phù hợp nhất cho nuôi hải sâm cát. - Độ mặn của nước trong ao nuôi dao động từ 25-35 ‰
- Các chỉ tiêu thủy hóa: nhiệt độ nước dao động từ 22- 36 oC, pH = 7,5 – 8,5 - Độ sâu mực nước ao nuôi: 0,8 - 1,5 m.
+ Diện tích ao nuôi
- Diện tích ao nuôi dao động từ 5.000 – 20.000m2. - Mỗi ao có 1 – 2 cống cấp và thoát nước
2.3.4 Nội dung quy trình dự thảo + Chọn ao nuôi
- Vị trí ao nuôi: ao nuôi Hải sâm cát thương phẩm phải gần nguồn nước cấp, tốt nhất là gần biển,có hệ thống cấp thoát nước dễ dàng. Thời gian nuôi hải sâm thường dài, mật độ thấp, để thu được lợi nhuận cao thì phải hạn chế tối đa chi phí do cấp thoát nước gây ra. Xa khu dân cư, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt. Có đường giao thông đi lại thuận tiện cho chăm sóc, quản lý và thu hoạch
- Chất đáy: ao nuôi có nền đáy là: cát bùn, cát san hô, cát. Nền đáy là cát bùn thường có nhiều thức ăn tự nhiên là mùn bã hữu cơ nên phù hợp cho nuôi Hải sâm cát hơn.
- Độ sâu mực nước ao nuôi: 0,8 – 1,5m
- Nguồn nước: nguồn nước cung cấp phải sạch, không bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của nước ngọt từ các sông, suối đổ ra vào mùa mưa, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hải sâm.
- Độ mặn: nước cấp cho ao nuôi hải sâm có độ mặn từ 25-35 ‰.
+ Cải tạo ao:
Hải sâm cát cũng như các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, trước khi thả giống, ao nuôi phải được cải tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng sinh trưởng và phát triển. Đối với những ao đã nuôi thời gian dài, hay trước đó xảy ra dịch bệnh thì việc cải tạo phải tiến hành kỹ hơn, cẩn thận hơn. Việc cải tạo ao tuân theo quy trình chung gồm các công đoạn sau:
- Tháo cạn nước, nếu không tháo được triệt để thì dùng máy bơm.
- Tu sửa bờ ao, lấp hết hang hốc hạn chế rò rỉ nước, kiểm tra lại cống cấp thoát nước.
- Dọn sạch thực vật thủy sinh dưới đáy ao (rong, cỏ), san phẳng nền đáy, độ
sâu của bùn đáy là 2 cm, độ sâu của cát là 10cm đảm bảo hải sâm có thể vùi kín thân trong cát.
- Bón vôi CaCO3, phơi đáy: Vôi được bón với liều lượng 7- 10 kg/100 m², rải đều khắp ao. Sau khi bón vôi tiến hành phơi đáy 5-7 ngày trước khi lấy nước, nhằm tiêu diệt trứng, ấu trùng cá tạp và địch hại như: cua, còng, ghẹ… - Lấy nước: Sau khi phơi đáy tiến hành cấp nước vào ao, nước được lấy theo thủy triều ở con nước cao nhất. Khi lấy nước cửa cống phải có lưới chắn rác, cá dữ, địch hại. Mực nước cấp từ 0,8- 1,5m đảm bảo ổn định các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi.
+ Chọn giống và thả giống:
* Chọn giống:
- Nguồn giống: nguồn giống từ con giống sản xuất nhân tạo trong trại giống đạt tiêu chuẩn thả trên 2g/con (2 – 20g/con), cỡ giống càng lớn thì thời gian nuôi càng ngắn và cho tỷ lệ sống cao.
- Để nuôi hải sâm cát đạt hiệu quả cao thì con giống phải đồng đều, khỏe mạnh, không bệnh tật, màu sắc tự nhiên, da không xây xát. cỡ giống càng lớn thì thời gian nuôi càng ngắn và cho tỷ lệ sống cao.
- Nếu thời gian vận chuyển kéo dài hơn 2 giờ thì nên vận chuyển bằng túi nylon đóng ôxy. Nếu vận chuyển gần thì vận chuyển hở bằng thùng xốp. Trước khi vận chuyển phải nhốt con giống ở bể cho sạch ruột tránh gây sốc hải sâm trong khi vận chuyển.
* Thả giống:
- Trước khi thả giống chúng ta cần cân bằng nhiệt độ trong thùng xốp và ngoài ao nuôi. Đồng thời kiểm tra các yếu tố môi trường khác như pH, độ mặn nếu thấy phù hợp thì tiến hành thả giống.
- Mật độ thả: Tùy vào kích cỡ giống, giống càng lớn thì mật độ càng thưa. Mật độ thích hợp là 1 con/m². Tuy nhiên, khi còn nhỏ có thể thả mật độ cao hơn (4-5 con/m²). Trong quá trình nuôi, khi hải sâm đạt khoảng 50- 100 g/con thì phải san thưa mật độ xuống còn khoảng 1 con/m² đểđảm bảo đủ lượng thức
ăn cho chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thả giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, do hải sâm cát di chuyển chậm, ăn thức ăn tự nhiên thông qua lọc cát nên khi thả phải thả hải sâm đều khắp ao để chúng phân bố đều và con nào cũng có thức ăn. Nếu giống được vận chuyển ở xa về thì cần có thời gian nghỉ trước khi thả xuống ao để hải sâm hồi phục sức khỏe. Chú ý khi thả phải ngược chiều gió thì những con thả sau không bị nước đục của ao làm ảnh hưởng, và thả giật lùi tránh giẫm phải những con thả trước đó. Ngoài ra, chúng ta có thể đứng trên bờ thả giống tuy nhiên nếu làm cách này hải sâm không phân bốđều trong ao.
- Mùa vụ thả giống: có thế thả giống nuôi quanh năm, tuy nhiên tùy theo từng khu vực để tránh những đợt mưa bão kéo dài.
+ Chăm sóc và quản lý:
- Chế độ khiểm tra, thay nước: Hải sâm cát rất nhạy cảm với yếu tố môi trường, do đó trong quá trình nuôi cần theo dõi biến động về môi trường hàng ngày để điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp cho hải sâm sinh trưởng và phát triển. Do đó, các yếu tố môi trường cần tiến hành đo 2 lần/ ngày, sáng lúc7 giờ, chiều lúc 14 giờ.
Trong quá trình nuôi cần duy trì độ mặn trong khoảng từ 25-35‰.Vào những tháng mùa mưa, lượng mưa lớn, thường làm cho độ mặn giảm xuống dưới 15‰ điều này có thể làm cho hải sâm bị sốc, giảm sức đề kháng, dễ bị
bệnh. Xả bớt lượng nước ngọt trên tầng mặt, đồng thời chạy máy quạt nước để
tránh hiện tượng phân tầng vềđộ mặn. Ngoài ra, khi độ mặn tăng cao (>40‰) vào những tháng mùa khô chúng ta phải cấp nước vào ao, nếu không cấp nước
được nhờ thủy triều thì tiến hành bơm nước từ biển vào hoặc từ ao chứa để hạ độ mặn xuống.
Nhiệt độ nước cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hải sâm nên cũng cần được ổn định nhiệt độ trong quá trình nuôi. Trong ao nuôi cần duy trì mức nước từ: 0,8- 1,5 m. Tuy nhiên, vào những ngày nắng to hoặc mực nước trong
ao giảm xuống làm cho nhiệt độ trong ao tăng cao (>37ºC) vào buổi chiều, cùng với sự phát triển mạnh và tàn lụi của rong đáy đã làm cho nhiệt độ tầng
đáy tăng cao. Điều này rất nguy hiểm cho hải sâm và có thể làm cho chúng chết hàng loạt. Trong trường hợp này chúng ta cần tiến hành bơm bổ sung nước vào ao, đồng thời vớt sạch rong, quạt nước.
So với nhiệt độ và độ mặn thì pH ít ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm cát. Giá trị pH thường biến động lớn khi rong tảo trong ao phát triển quá mức. Khi rong đáy trong ao tàn lụi, chúng nổi lên tầng mặt và làm cho pH tăng cao vào buổi chiều. Do đó, để hạn chế sự biến động pH trong ao nuôi phải kìm hãm sự phát triển của rong đáy bằng cách nâng cao mực nước trong ao. Trong quá trình nuôi cần khống chế pH trong khoảng 7,5-8,5. Do đó, tùy vào điều kiện môi trường mà ta nên bố trí lắp đặt hệ thống quạt nước, hay bơm nước vào ao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hải sâm cát sinh trưởng và phát triển.
- Kiểm tra hoạt động của hải sâm: ban ngày hải sâm vùi mình trong cát, vào chiều tối chúng thường trồi mình nên khỏi mặt cát và di chuyển tìm kiếm thức ăn. Do đó, vào thời điểm này phải thường xuyên theo dõi hoạt động của chúng, nếu quan sát thấy những hoạt động bất thường của hải sâm như trồi lên mặt cát, ít di chuyển bắt mồi thì phải tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời xử lí ngay.
- Bổ sung thức ăn: Hải sâm cát ăn thức ăn tự nhiên và mùn bã hữu cơ có trong ao nên nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho chúng sinh trưởng và phát triển chủ yếu là từ nguồn nước do chúng ta cấp. Quá trình thay nước nhiều thì nguồn thức ăn càng phong phú, môi trường càng sạch giúp hải sâm lớn nhanh. Tuy nhiên, đểđảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho hải sâm cát sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng thời rút ngắn được thời gian nuôi thì phải định kỳ bổ sung thêm thức ăn. Thức ăn có thể bổ sung cho Hải sâm cát là bột rong mơ khô dạng mịn, định kỳ theo tuần với hàm lượng 1g/m2/tuần.
- Thường xuyên trong suốt quá trình nuôi kiểm tra, vớt rong dưới đáy ao và rong nổi trên mặt nước. Khi trong ao có nhiều rong tạp sẽ gây ra những tác hại như sau:
Gây thiếu oxy ở nền đáy.
Làm cho nhiệt độ đáy ao tăng cao đặc biệt khi trời mưa, nước ao bị phân tầng, ở trên thì nhiệt độ thấp, ở dưới sinh vật hô hấp nhiều làm cho nhiệt độ
tầng đáy tăng cao, điều này rất nguy hiểm cho hải sâm. Nếu nhiệt độ tăng lên quá cao có thể làm cho hải sâm chết hàng loạt.
Hải sâm khó di chuyển, không vùi mình trong cát được do đó không tiếp xúc với cát và lọc thức ăn được làm cho chúng lớn chậm.
Khi rong tàn, chúng bong ra từng mảng theo gió trôi vào mép bờ, nếu không vớt kịp thời rong sẽ chìm xuống đáy, phân hủy sinh ra nhiều khí độc làm cho hải sâm bị ngộđộc hay nôn nội tạng ra ngoài.
Để hải sâm không bị ảnh hưởng bởi rong tạp thì chúng ta cần cải tạo ao thật kỹ, dọn sạch rong, cỏ, đồng thời bón vôi phơi đáy. Thường xuyên vớt rong dưới đáy ao và rong nổi trên mặt trong suốt thời gian nuôi, giữ mực nước trong ao cao và ổn định hạn chế ánh sáng chiếu xuống đáy.
Trong quá trình nuôi, nguồn nước cấp phụ thuộc vào thủy triều nên khi thay nước càng nhiều thì lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi càng lớn, hải sâm sẽ lớn nhanh.Vì vậy, khi chọn vị trí ao nuôi thương phẩm hải sâm cát chúng ta nên chọn những nơi cấp thoát nước dễ dàng, vừa cung cấp nhiều thức ăn, hải sâm lớn nhanh, và tiết kiệm chi phí sản xuất. Muốn cho hải sâm tăng trưởng nhanh ngoài việc chọn giống tốt, ao nhiều dinh dưỡng thì thay nước cũng rất quan trọng. Thay nước nhiều giúp tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ao vừa tạo môi trường trong sạch.
- Thường xuyên gia cố bờ ao, kiểm tra cống cấp thoát nước, lưới chắn rác, hạn chế rò rỉ, thất thoát nước.
+ Phòng và trị bệnh:
* Phòng bệnh:
- Con giống: con giống phải được tuyển chọn kỹ, chọn những con khỏe mạnh, không xây xát, bệnh tật.
- Công trình nuôi: ao nuôi cũng phải được cải tạo sạch sẽ, tuần tự theo các bước nêu trên.
- Trong quá trình nuôi, nếu thấy ao nuôi có rong mền phát triển nhiều thì thường xuyên vớt bỏ. Nếu có rong tàn nổi lên thì dùng vợt vớt sạch không để
rong chìm xuống đáy. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên hoạt động bắt mồi của hải sâm nếu thấy hiện tượng bất thường thì kịp thời xử lí ngay. Thay nước khi có thủy triều lên, đảm bảo đủ dinh dưỡng, đồng thời tạo môi trường trong sạch giúp cho hải sâm sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Trị bệnh:
- Hải sâm cát thường bị một số bệnh như: Da, miệng bị lở loét, hay thân bị co thắt do hàm lượng khí độc trong ao nhiều, môi trường biến đổi đột ngột. Trong các trường hợp này, chuyển những con có triệu chứng như trên thả sang
ao khác có môi trường thuận lợi hơn, hay thả trong bể có sục khí để hải sâm hồi phục, và trở lại bình thường. Hải sâm bị lở loét cho thấy tác nhân đều nhạy cảm với một số kháng sinh như: Tetracilin, Norfloxacin, Erythromycin và đều có tính kháng với Cefalexin và Ampicilin. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết có thể dùng các loại kháng sinh có độ nhạy cao để phòng trị bệnh cho hải sâm. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu liều lượng hợp lý.
+ Thu hoạch và bảo quản:
Khi hải sâm cát đạt kích cỡ >300g/con thì có thể thu hoạch. Trong trường hợp cần thiết, có thể thu hoạch tỉa những con lớn đạt yêu cầu trước, tạo
điều kiện cho những con nhỏ hơn phát triển.
Có nhiều cách thu hoạch như: tháo cạn nước rồi bắt thủ công, tháo bớt nước rồi dùng lưới kéo hay lặn để bắt.
Thời gian thu hoạch được tiến hành vào chiều tối, vì thời gian này hải sâm cát thường trồi mình lên trên mặt đáy ao nên có thể thu hoạch triệt để.
Hải sâm cát được chế biến và bảo quản chủ yếu ở dạng sấy khô. Ngoài ra, hải sâm cát còn được chế biến và bảo quản bằng cấp đông.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
+ Qua nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình và thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau :
- Về chất đáy: tốc độ tăng trưởng của hải sâm ở nghiệm thức đáy cát thấp nhất (0,13 ± 0,010g/con/ngày), ở 2 nghiệm thức còn lại là cát – bùn và cát - san hô hải sâm có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau (0,29 ± 0,016 và 0,29 ± 0,024g/con/ngày).
- Về mật độ : sau 8 tuần thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng của hải sâm ở nghiệm thức 1con/m2 là cao nhất (0,29 ± 0,017g/con/ngày), kế đến là nghiệm thức 2 con/m2 (0,26 ± 0,037g/con/ngày), thấp nhất ở mật độ 3 con/m2 (0,22 ± 0,046g/con/ngày).
- Về thức ăn bổ sung: hải sâm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức cho ăn bột rong (0,52 ± 0,075g/con/ngày), kế đến là nghiệm thức cho ăn bột đậu nành (0,40 ± 0,036g/con/ngày), thấp nhất là nghiệm thức cho ăn bột cám gạo (0,30 ± 0,046g/con/ngày).
- Tỷ lệ sống của hải sâm ở các nghiệm thức của thí nghiệm đều cao (>90%). Nên chọn nuôi hải sâm ở chất đáy cát - san hô, với mật độ thả 1con/m2 và bổ sung bột rong khô làm thức ăn. Mặc dù sự sai khác về tăng trưởng và tỷ lệ
sống của hải sâm ở các nghiệm thức trong từng thí nghiệm trên đều không có ý nghĩa thống kê sinh học.
- Đã xác định được 4 loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio trên 22 mẫu hải sâm bị
lở loét. Các chủng vi khuẩn có tần số bắt gặp cao (Vibrio anguillarum, V. parahaemolyticus)đều nhạy cảm với Tetracilin, Norfloxacin và Erythromycin và đều có tính kháng với Cefalexin và Ampicilin.
- Nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao đất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận đạt năng suất từ 2,61 – 2,80 tấn/ha, tỉ lệ sống từ 80%-87%. Thời gian nuôi từ 9-14 tháng, hải sâm đạt kích cỡ thương phẩm (≥300g/con). Hiệu quả kinh tế cao với tỉ suất lợi nhuận từ 46,5- 80,1%.