SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

Một phần của tài liệu Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra trắc nghiệm thi thử đại học tham khảo (Trang 50 - 54)

DI TRUYỀN HỌC NGƯỜ

A. NH3 B C2N2 C N2, O2 D CH4, H2O

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

1. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là

A. sinh vật cổ. B. sinh vật nguyên thuỷ. C. cổ sinh vật học. D. hoá thạch.

2. Yếu tố nào sau đây được dùng làm căn cứ để xác định tuổi của các lớp đất ? A. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.

B. Độ dày của các lớp đất. C. Kích thước của các hạt đất. D. Thành phần, kết cấu của đất.

3. Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào A. độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ.

B. sự dịch chuyển của các đại lục. C. đặc điểm của các hóa thạch.

D. những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu, các hóa thạch điển hình. 4. Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và vào những hoá thạch điển hình người ta chia lịch sử sự sống đã trải qua

A. sáu đại. B. năm đại. C. bốn đại. D. ba đại. 5. Sắp xếp đúng thứ tự của các đại địa chất

A. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. B. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. C. Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Cổ sinh, Tân sinh. D. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. 6. Đại địa chất cổ xưa nhất của quả đất là

A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. 7. Sự sống của đại Thái cổ có đặc điểm nào sau đây ?

A. sinh vật đa bào phát triển phong phú. B. một số ít sinh vật đã chuyển lên ở cạn.

C. sự sống tập trung dưới nước. D. chưa có sinh vật.

8. Đặc điểm đặc trưng về địa chất, khí hậu của trái đất ở đại Thái cổ là A. vỏ quả đất và khí hậu chưa ổn định.

B. khí hậu trở nên khô hạn.

C. biển thu hẹp, đất liền mở rộng. D. mưa rất ít.

9. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG thuộc về đại thái cổ

A. vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội. B. sự sống đã phát sinh với sự có mặt của than chì và đá vôi. C. đã có hầu hết đại diện ngành động vật không xương sống.

D. sự sống đã phát triển từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào.

10. Đại Nguyên sinh bắt đầu cách nay bao lâu ?

A. 6200 triệu năm. B. 2060 triệu năm. C. 6020 triệu năm. D. 2600 triệu năm. 11. Trong đại Nguyên sinh có đặc điểm nào sau đây ?

A. chỉ có thực vật, động vật chưa hình thành. B. thực vật đa bào chiếm ưu thế.

C. vi khuẩn và tảo đã phân bố rộng.

D. chỉ có động vật đơn bào chưa có động vật đa bào. 12. Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Nguyên sinh là A. sự sống còn tập trung dưới nước.

B. hình thành sinh quyển.

C. có giun và thân mền trong giới động vật. D. có quá trình phân bố lại địa dương.

13. Đặc điểm nổi bật nhất của Đại Cổ Sinh là

A. có sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên cạn của sinh vật. B. có nhiều sự biến đổi về điều kiện địa chất và khí hậu.

C. cây hạt trần phát triển mạnh. D. dưới biển cá phát triển mạnh.

14. Sự kiện quan trọng nhất trong sự phát triển của sinh giới ở đại Cổ sinh là A. sự phát triển của sinh vật đa bào. B. xuất hiện nhiều dạng sinh vật mới ở biển.

C. sự tạo thành các mỏ than khổng lồ trong lòng đất. D. sự chuyển cư của sinh vật từ biển lên cạn.

15. Trong đại cổ sinh, sâu bọ bay ở giai đoạn mới xuất hiện đã phát triển rất mạnh là do

A. Không có kẻ thù B. Thức ăn thực vật phong phú C. Xuất hiện dương xỉ có hạt D. A và B đúng

16. Ở kỉ Cambri của đại Cổ sinh có đặc điểm nào sau đây giống với đại Thái cổ và đại Nguyên sinh?

A. Bắt đầu hình thành sinh quyển B. Vỏ trái đất đã ổn định C. Động vật đa bào chiếm ưu thế D. Sự sống tập trung ở nước 17. Hoá thạch chủ đạo của kỉ Cambri là:

A. Tôm ba lá B. Bò cạp tôm

C. Cá giáp D. Cá không hàm

18. Sự kiện xảy ra ở kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh?

A. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt B. Cây hạt trần xuất hiện C. Xuất hiện bò sát răng thú D. Cả ba sự kiện trên

19. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì ở kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh vì lí do nào sau đây?

A. Sâu bọ phát triển quá nhiều ăn cây quyết B. Mưa nhiều nào xói mòn đất và quyết bị chết

C. Khí hậu khô và lạnh dẫn đến quyết không thích nghi được D. Cây hạt kín phát triển lấn át quyết

20. Dạng sinh vật nào sau đây xuất hiện vào kỉ Than đá của đại Cổ sinh? A. Sâu bọ bay B. Dương xỉ có hạt C. Bò sát D. Cả A, B, C đều đúng 21. Sự kiện nào sau đây xảy ra ở kỉ Than đá của đại Cổ sinh?

A. Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện B. Dương xỉ có hạt xuất hiện C. Xuất hiện cá vây chân D. Cả A, B, C đều đúng 22. Sự kiện nào sau đây xảy ra ở kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh?

A. Xuất hiện vi khuẩn lam B. Tôm ba lá phát triển

C. Xuất hiện cá giáp, là đại diện đầu tiên của động vật có xương sống D. Động vật lên ở cạn hàng loạt

23. Sự kiện đã xảy ra ở kỷ Xilua thuộc đại Cổ sinh là:

A. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần. B. Xuất hiện đại diện của ruột khoang.

C. Xuất hiện tảo ở biển.

D. Xuất hiện động vật nguyên sinh.

24. Sự kiện nào sau đây KHÔNG phải xảy ra ở kỉ Xilua của đại Cổ sinh? A. Cây quyết trần xuất hiện

B. Hình thành lớp ôzôn

C. Động vật có xương sống đầu tiên lên cạn D. Xuất hiện dương xỉ có hạt

25. Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện vào giai đoạn nào sau đây của đại Cổ sinh? A. Đầu kỉ Đêvôn B. Cuối kỉ Đêvôn

C. Đầu kỉ Xilua D. Cuối kỉ Xilua

26. Sự kiện xảy ra ở kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của sinh giới là:

A. Sự di cư hàng loạt của thực vật trên cạn B. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện

C. Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không hàm D. Dương xỉ thay thế quyết trần

27. Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỷ Giura tạo điều kiện cho A. Sự phát triển ưu thế của bò sát khổng lồ

B. Sự tuyệt diệt của quyết thực vật C. Cây hạt trần phát triển mạnh

D. Sự xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim 28. Đại trung sinh gồm các kỷ:

A. Tam điệp- Giura- Phấn trắng B. Cambi- Xilua- Đêvôn C. Tam điệp- Đêvôn- Phấn trắng D. Cambi- Than đá- Pécmơ 29. Thứ tự các kỉ được phân chia ở đại Trung sinh là:

A. Kỉ Giura, kỉ Tam điệp, kỉ Phấn trắng B. Kỉ Tam điệp, kỉ Giura, kỉ Phấn trắng C. Kỉ Phấn trắng, kỉ Giura, kỉ Tam điệp D. Kỉ Phấn trắng, kỉ Tam điệp, kỉ Giura

30. Sự kiện nào sau đây được xem là đặc trưng của đại Trung sinh? A. Sự chuyển đời sống từ nước lên cạn của động, thực vật B. Xuất hiện dương xỉ có hạt và lưỡng cư đầu cứng C. Sự phát triển mạnh của cây hạt trần và nhất là bò sát D. Sự ưu thế tuyệt đối của sâu bọ

31. Đại Trung sinh là đại phát triển ưu thế của:

A. Cây hạt kín. B. Cây hạt trần và chim. C. Tảo, chim, thú. D. Cây hạt trần và bò sát.

32. Sự kiện quan trọng của sự phát triển giới thực vật ở kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh là:

A. Cây hạt kín xuất hiện và phát triển B. Cây hạt trần giảm ưu thế C. Quyết thực vật bị tiêu diệt D. Dương xỉ có hạt bị lấn át 33. Trong đại Trung sinh, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở giai đoạn nào sau đây?

A. Kỉ Tam điệp B. Kỉ Tam điệp và kỉ Giura C. Kỉ Tam điệp và kỉ Phấn trắng D. Kỉ Giura và kỉ Phấn trắng 34. Đại Tân sinh gồm 2 kỉ nào?

A. Kỉ thứ 1 và thứ 2 B. Kỉ thứ 2 và thứ 3 C. Kỉ thứ 3 và thứ 4 D. Kỉ thứ 4 và thứ 5 35. Đặc điểm địa chất, khí hậu có ở kỉ thứ tư của đại Tân sinh là:

A. Khí hậu ấm áp và kéo dài suốt kỉ B. Có nhiều băng hà

C. Các khu rừng mở rộng và khí hậu mát mẻ D. Vỏ quả đất biến động dữ dội

36. Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân Sinh là

A. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú. B. phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.

C. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

D. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người. 37. Lý do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỷ thứ ba là:

A. Bị sát hại bởi thú ăn thịt

B. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người

C. Khí hậu lạnh đột ngột làm thức ăn khan hiếm D. Biển lấn sâu vào đất liền

38. Kỉ thứ tư thuộc đại Tân sinh được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Sự tiêu diệt của bò sát khổng lồ B. Sự xuất hiện của thú

C. Sự xuất hiện của loài người D. Sự xuất hiện của cây hạt kín 39. Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn ở kỷ thứ tư là do:

A. Khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư

B. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống

C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ D. Sự phát triển của cây hạt kín và thức ăn thịt

40. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, kỉ có thời gian ngắn nhất là: A. Kỉ Thứ ba. B. Kỉ Thứ tư.

C. Kỉ Giura. D. Kỉ Phấn trắng.

41. Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm được xếp vào ngành thực vật nào sau đây? A. Ngành Rêu B. Ngành Dương xỉ

C. Ngành Hạt kín D. Ngành Hạt trần 42. Nhóm thú có nhau thai được xem là cổ sơ nhất là:

A. Thú ăn thịt B. Thú gậm nhấm C. Thú ăn hoa quả D. Thú có túi 43. Thú ăn thịt hiện nay là một nhánh phát triển từ:

A. Thú ăn sâu bọ B. Thú mỏ vịt

C. Bò sát răng thú D. Lưỡng cư đầu trắng 44. Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt ở giai đoạn nào sau đây?

A. Kỉ Giura thuộc đại Trung sinh B. Kỉ thứ tư thuộc đại Tân sinh

C. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh D. Kỉ thứ ba thuộc đại Tân sinh

45. Cây hạt trần và bò sát phát triển cực thịnh ở giai đoạn nào sau đây? A. Đại Cổ sinh B. Đại Trung sinh C. Đại Tân sinh D. Đại Nguyên sinh 46. Lí do để cây hạt kín phát triển nhanh ngay sau khi xuất hiện là:

A. Có hình thức sinh sản hoàn thiện B. Có hạt kín giúp tự bảo vệ tốt

C. Có hoa làm tăng khả năng phát tán D. Cả A, B, C đều đúng

47. Những đại diện đầu tiên của lớp chim xuất hiện ở:

A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh B. Kỉ Giura của đại Trung sinh C. Kỉ Cambri của đại Cổ sinh D. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh

48. Cây hạt trần phát triển mạng ở giai đoạn nào sau đây?

A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh B. Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh C. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh D. Kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh 49. Sự hình thành hạt ở thực vật bắt đầu có ở giai đoạn nào sau đây?

A. Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh B. Kỉ Giura thuộc đại Cổ sinh C. Kỉ Than đá thuộc đại Cổ sinh D. kỉ thứ ba thuộc đại Tân sinh 50. Động vật lên ở cạn đầu tiên là:

A. Cá giáp B. Cá vây chân

C. Cá không hàm D. Nhện 51. Thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần xuất hiện ở

A. Kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh. B. Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh. C. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh.

52. Thành phần khí quyển biến đổi dẫn đến hình thành sinh quyển xảy ra ở giai đoạn nào sau đây ?

A. Đại Nguyên sinh. B. Kỉ Cambri của đại Cổ sinh. C. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh. D. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh. 53. Động vật đa bào bắt đầu chiếm ưu thế so với động vật đơn bào xảy ra ở đại nào sau đây ?

A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh.

54. Ở sinh vật bắt đầu có sự phân hoá thành 2 nhánh thực vật và động vật nhưng vẫn tập trung dưới nước là sự kiện xảy ra ở

A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Thái cổ. 55. Đại xuất hiện sau nhất của trái đất là

A. Đại Trung sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Nguyên sinh. 56. Đại xuất hiện sớm nhất của trái đất là

A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Cổ sinh. 57. Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là

A.Tôm ba lá. B. Ốc anh vũ. C. Nhện. D. Bọ cạp tôm. 58. Sự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào:

A. Kỷ Cambi B. Kỷ Xilua C. Kỷ Đêvôn D. Kỷ than đá 59. Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là

A. Cá giáp. B. Tôm ba lá.

C. Ốc anh vũ. D. Cá chân khớp và da gai. 60. Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở

A. Kỉ Phấn trắng. B. Kỉ Thứ tư. C. Kỉ Pecmơ. D. Kỉ Thứ ba. 61. Cây hạt kín xuất hiện vào kỷ

A. Phấn trắng. B. Tam điệp. C. Giura. D. Cambi.

62. Chim thủy tổ xuất hiện ở kỉ

A. Tam điệp. B. Cambri.

C. Giura. D. Pecmơ.

63. Lý do xuất hiện và phát triển nhanh của cây hạt kín là

A. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, hình thức sinh sản hoàn thiện. B. khí hậu khô, ánh nắng gắt, ít chịu tác động của chon lọc tự nhiên. C. mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, ít chịu tác động của chon lọc tự nhiên.

D. không khí khô, ánh sáng gắt, hình thức sinh sản hoàn thiện hơn. 64. Bò sát xuất hiện ở ...(1)....và phát triển từ...(2)... (1) và (2) lần lượt là A. kỷ Than đá, kỷ Xilua. B. kỷ Đêvôn, kỷ Than đá. C. kỷ Than đá, kỷ Pecmơ. D. kỷ Xilua, kỷ Đêvôn. 65. Động vật có vú xuất hiện vào kỉ

A. Than đá. B. Pecmơ. C. Tam điệp. D. Giura. 66. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế vào kỉ

A. Than đá. B. Pecmơ. C. Tam điệp. D. Giura. 67. Loài ngưới xuất hiện vào kỉ

A. Phấn trắng. B. Thứ 4. C. Thứ 3. D. Giura. 68. Tôm ba lá là sinh vật xuất hiện ở kỉ

A. Cambri. B. Xilua. C. Pecmơ. D. Đêvôn. 69. Cây hạt trần và bò sát phát triển cực thịnh ở đại

A. Cổ sinh. B. Trung sinh. C. Tân sinh. D. Nguyên sinh. 70. Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh trong kỉ

A. Phấn trắng. B. Thứ tư. C. Giura. D. Tam điệp.

71. Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là KHÔNG đúng ?

A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất.

B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.

C. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý.

D. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật.

72. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là

C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. ngày càng đa dạng.

Một phần của tài liệu Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra trắc nghiệm thi thử đại học tham khảo (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)