Giọng điệu dân dã, mộc mạc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 25 - 30)

Với tấm lòng của một người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương, Nguyễn Ngọc Tư đã viết nên những câu chuyện mang đậm chất giọng tâm tình của người dân quê, mộc mạc mà chứa chan nghĩa tình. Điều ấy trước hết được thể hiện ở cách kể chuyện hay lời nói của các nhân vật theo kiểu người dân quê.

Viết văn, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ khui mở những tâm tình của người dân quê mình, chị còn đưa người đọc đến với thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của Nam Bộ bằng giọng kể dân dã, mộc mạc.

Với giọng điệu dân dã, mộc mạc, Nguyễn Ngọc Tư đã trần thuật một cách dễ dàng với lời văn gần lời nói, ở đó, có sự mộc mạc, dung dị khi nói về cuộc sống vất vả của người dân Nam Bộ. Sự thiếu thốn về vật chất, sự khắc nghiệt của thiên nhiên được trải ra bằng chất giọng đặc sệt giọng quê Nam Bộ “Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống ao tắm táp thứ nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm dùng để rửa rau, rửa rau xong dành rửa cá” (Cánh đồng bất tận). Hay nét sinh hoạt đặc trưng của một vùng sông nước: “Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy

Chín, một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi. Chợ rao bán rau trái dậy động cả một khúc sông” (Dòng nhớ).

Đến lối ngắt câu, xuống dòng rất phóng túng cũng tạo ra những dòng cảm xúc tự nhiên, sinh động:

“Thăm thẳm. Đen nhức. Như một cái biển sâu và tối mà bà ngụp lặn chỉ với đôi tay” (Gió lẻ).

Và lối vào truyện rất đơn giản, đầy tự tin:

“Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính tặng ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít” (Ngọn đèn không tắt)

Giọng điệu mộc mạc, dân dã pha trộn cùng với giọng trữ tình – lo âu đầy khắc khoải tạo nên giọng điệu riêng cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: vừa đằm thắm da diết rất nữ tính, vừa chân tình mộc mạc rất Nam Bộ.

* Tiểu kết chƣơng 3

Tìm hiểu về ngôn ngữ và giọng điệu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy có nhiều nét riêng, độc đáo. Là một nhà văn trẻ của vùng đất Nam Bộ, chị đã “thiết lập riêng cho mình một hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tung tẩy, thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể” [17, 1]. Chính nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định: “Làm văn chương mà có cá tính không phải dễ tìm. Chất Nam Bộ trong văn cổ đậm đặc, từ hình dáng thân thể con người, cách sống, tính cách cho tới ngôn từ. Thoại trong văn Tư không hề bị lai, rặt Nam Bộ mà người đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọn vẹn”. Vì thế, trước những bậc đàn anh như: Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam, Ý Anh, Diệp Mai,…Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc. Dường như mảnh đất đầy nắng gió Nam Bộ đã hun đúc cho chị một cách nhìn giản dị mà sâu sắc. Nỗi đau của từng cảnh ngộ luôn được chị cảm thông, chia sẻ với giọng điệu vừa da diết vừa khắc khoải. Con người trẻ tuổi ấy vẫn mải miết đi trên con đường văn chương của mình, góp nhặt những nỗi buồn, những khổ đau trong cuộc đời này bởi: “Tôi nghĩ nếu nói tới sự hạnh phúc, sự vui vẻ, không ai thấy bối rối, người ta sẽ hiểu và cảm nhận ngay những điều đó. Đơn giản như ta ngoác miệng ra cười ha ha ha. Chỉ có nỗi buồn, nỗi đau người ta mới cần văn chương chạm tới. Có thể, khi đọc, ai đó sẽ nói: Ờ, đúng là tôi đã từng thấy buồn giống như vậy…”. Điều mà chị muốn hướng tới và kiếm tìm chính là tiếng nói tri âm từ phía người nghe. Đó cũng là khao khát muôn đời của những nghệ sĩ chân chính.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ trần thuật ở các phương diện: người kể chuyện, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu chúng tôi nhận thấy chị đã khẳng định được nét riêng của mình bằng cái tài và cái tâm của người cầm bút.

Là nhân tố trung tâm của nghệ thuật trần thuật, dù lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất, tự kể về mình hoặc kể chuyện người khác, hay hàm ẩn qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba, bao giờ người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng tìm thấy sự cộng hưởng cảm xúc tự nhiên, chân thành ở người nghe. Với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện đã thâm nhập rất sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật đồng thời tạo nên một phương thức quan sát rất đặc biệt: vừa hiện thực lại vừa lãng mạn, giàu chất thơ. Những tâm tình, cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên qua cách kể, cách quan sát của người trần thuật tinh tế, đa cảm, đầy thắc thỏm, âu lo trước tình đời, tình người.

Trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư vừa mang những đặc điểm của cốt truyện truyền thống đồng thời cũng mang nét riêng rất độc đáo. Đặc biệt kiểu cốt truyện tâm lý – truyện mà lại không có chuyện tạo nên nét phong cách riêng cho nhà văn. Không có nhiều sự kiện, xung đột giật gân, Nguyễn Ngọc Tư chinh phục người đọc bằng những chi tiết và kết thúc mở đầy day dứt, ám ảnh. Cách tổ chức cốt truyện này phù hợp với xu hướng chung của văn học hiện đại. Ở đó cốt truyện đã được giải phóng ra khỏi chức năng kể việc thuần túy, sự lên ngôi của tâm lý, ý thức con người đã lấn át dòng chảy của sự kiện biến cố. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Tư còn tạo được dấu ấn riêng qua cách tổ chức kết cấu tác phẩm. Đó là kiểu kết cấu mở, mạch truyện kết cấu theo sự phát triển tâm lý chứ không tuân theo trật tự thời gian. Đồng thời, với việc sử dụng yếu tố nằm ngoài tác phẩm là lời đề từ đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao trong việc chuyển tải chủ đề tư tưởng của truyện và thông điệp của nhà văn tới bạn đọc.

Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang nét phong cách riêng của nhà văn và diễn tả được cái hồn cốt của người Nam Bộ. Đó là thứ ngôn ngữ tràn ngập những khẩu ngữ, những lời đối thoại tâm tình của con người Nam Bộ kết hợp với giọng điệu dân dã, mộc mạc như tươm ra từ chính cuộc sống đầy lam lũ. Đó là những lời nửa trực tiếp vừa như chia sẻ, vừa như giãi bày, bộc bạch những điều sâu kín nhất trong cõi lòng mỗi con người. Nhờ vậy, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

vừa trữ tình, da diết; vừa lo âu, thắc thỏm về những điều bất trắc, đau khổ trong cuộc đời.

Ở lời tựa tập truyện Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chị đã tự nhận: “Văn chương của mình (và cả bản thân mình) sao giống trái sầu riêng quá trời”. Và hiện nay chị vẫn không ngừng đem loại trái quý ấy đến với bạn đọc cho dù lời khen, tiếng chê vẫn không ngứt. Chúng ta hi vọng những thành công tiếp theo của chị không chỉ ở lĩnh vực truyện ngắn và tạp văn như hiện nay.

References.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm An, Nguyễn Ngọc Tư của những cơn gió lẻ, 2008, http://tuanvietnam.net. 2. Tạ Duy Anh (biên soạn), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên. 3. Kim Anh, Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư-Điềm đạmmà thấu

đáo, VNT số 15 ra ngày 11/4/2004.

4. Lí Nguyên Anh, Nạn đạo văn chương – văn hóa hay đạo đức, Văn nghệ trẻ, 2006.

5. Thái Phan Vàng Anh, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại, Tạp chí Sông Hương số 237.

6. Lại Nguyên Ân, Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, H.1994.

7. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 8. Phan Quý Bích, Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 46 ra ngày

12/11/2006.

9. Trần Phỏng Diều, Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, http:// www.Evan.com.vn ngày 14/06/2006.

10. Đoàn Ánh Dương, CĐBT, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật,

http://tieuluan-hopto-org, tháng 8/2006.

11.Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư- đặc sản miền Nam. Báo diễn đàn tháng 2/2005.

12. Phan Cự Đệ, Tuyển tập (tập 3), NXB Giáo dục, 2006.

13.Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992.

15.Lương Thúy Hà, Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc , Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2009.

16. Vũ Thị Thu Hà, Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc , Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2006.

17. Văn Công Hùng, Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 25, ra ngày 24/6/2007. 18. Manfret Jahn, Trần thuật học: Nhập môn lí thuyết trần thuật. Nguyễn Thị Như

Trang dịch – SV K46 Văn chất lượng cao, trường Đại học KHXH &NV. 19. Phương Lựu, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2002.

20. Hoàng Thiên Nga, Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua “Cánh đồng bất tận”, Báo Văn nghệ ngày 13/08/2005.

21. Dạ Ngân, May mà có Nguyễn Ngọc Tư, Báo Tuổi trẻ cuối tuần ngày 16/04/2006.

22. Đỗ Hồng Ngọc, Tiếng thở dài của “Cánh đồng bất tận”, http:// www. Tuổi trẻ online.com.vn, ngày 30/11/2005.

23. Phạm Xuân Nguyên, “Cánh đồng bất tận” dữ dội và nhân tình, http://vietbao.vn, ngày 03/12/2005.

24. Báo Nhân Dân: “Nguyễn Ngọc Tư sợ nhất sự vô cảm” của Trần Hoàng Thiên Kim. Số ra ngày 3/2/2006.

25. Phạm Phú Phong, Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6-2008.

26. Phạm Thị Thanh Phượng, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2008.

27. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

28. Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1999.

29.Vũ Thị Thêm, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê sau đổi mới, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2009.

30. Minh Thi, Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng, 2004, http://laodong.com.

31. Huỳnh Công Tín, Nguyễn Ngọc Tư-nhà văn trẻ Nam Bộ, 2006, http://vanngheongcuulong.org.

32. Kiệt Tuấn, Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. 2007, http://www.viet.studies.info.

33. Nguyễn Ngọc Tư, Ngọn đèn không tắt, Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2000. 34. Nguyễn Ngọc Tư, Ông ngoại, Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2001.

35. Nguyễn Ngọc Tư, Biển người mênh mông, Tập truyện, NXB Trẻ, 2003. 36. Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, Tập truyện, NXB Trẻ, 2003.

37. Nguyễn Ngọc Tư, Nước chảy mây trôi, Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TPHCM, 2004.

38. Nguyễn Ngọc Tư, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005.

39. Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Tập truyện, NXB Trẻ, 2005.

40. Nguyễn Ngọc Tư, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Tập truyện, NXB Trẻ, 2008. 41. Nguyễn Ngọc Tư, Khói trời lộng lẫy, Tập truyện, NXB Thời đại, 1010. 42.Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, 1998.

43.Trần Đình Sử, Tự sự học- một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học sư phạm, 2004.

44. Trần Đình Sử, Tự sự học- một số vấn đề lí luận và lịch sử, Phần 2, NXB Đại học sư phạm, 2008.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)