3.1.1. Thời kỳ 1980-1990
Đây là giai đoạn nước ta vẫn đang thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp. Hợp tác quốc tế về lao động ở nước ta được thực hiện theo cơ chế kế hoạch hoá dựa trên Nghị quyết 362 ngày 29 tháng 11 năm 1980 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1980, lần đầu tiên nước ta đưa lao động ra nước ngoài làm việc, mở đầu cho thời kỳ hợp tác quốc tế về lao động thông qua hiệp định của chính phủ với các nước thuộc Liên xô cũ, các nước Đông Âu và một số nước châu Phi. Trong thời kỳ này, mục tiêu kinh tế chưa phải là mục tiêu lớn nhất. Trong Nghị quyết 362 cũng đã khẳng định: hợp tác quốc tế về lao động trước hết là để giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, thứ hai là đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động để khi về nước có thêm tay nghề xây dựng tổ quốc. Nghị quyết cũng xác định rõ rằng: cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện việc hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nhìn vào Bảng 3.1 cho thấy từ năm 1980 đến năm 1990 đã có hơn 244000 lao động được đưa ra nước ngoài làm việc. Lượng tiền do người lao động gửi về trong giai đoạn này là khoảng 720 tỷ đồng và 7 triệu đô la mỹ. Nhà nước cũng thu được khoảng
482 triệu Rúp từ phí mậu dịch và 30 triệu đô la Mỹ để trả nợ và nhập khẩu hàng tiêu dùng.[25]
Bảng3.1: Số lƣợng lao động tham gia hợp tác lao động giai đoạn 1980-1990
(Đơn vị tính: Nghìn người)
Năm Số lượng lao động Năm Số lượng lao động
1980 1.070 1986 9.012 1981 20.230 1987 48.820 1982 25.970 1988 71.830 1983 12.420 1989 39.929 1984 6.846 1990 3.069 1985 5.008 1980- 1990 244.186
( Nguồn: Cục quản lý lao động ở nước ngoài)
Có thể nói trong thời kỳ này, chúng ta đã phần nào giải quyết được vấn đề thất nghiệp, mục tiêu việc làm về cơ bản là hoàn thành nhưng mục tiêu về đào tạo của chúng ta là chưa thực sự hiệu quả, có nhiều ngành nghề sau khi về nước người lao động không thể sử dụng được vì cơ sở vật chất trong nước không đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, mặc dù mục tiêu kinh tế không được đặt lên hàng đầu những cũng phải thấy rằng việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã mang lại cho Việt Nam một nguồn thu khá lớn trong bối cảnh chúng ta đang còn nhiều khó khăn đặc biệt là về kinh tế.
Về ngành nghề xuất khẩu: thời kỳ này lao động chủ yếu là việc trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp như nông, lâm, ngư nghiệp hoặc công nhân đứng máy. Riêng lĩnh
vực y tế và giáo dục chủ yếu là chuyên gia và tập trung ở các nước châu Phi và Trung đông.
Tuy nhiên cũng có thể thấy số lượng người được đưa đi làm việc ở nước ngoài chưa thực sự tương xứng với tiềm năng lao động của nước ta. Nguyên nhân của vấn đề này thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do nhà nước đã áp dụng chính sách độc quyền về xuất khẩu lao động.
Tóm lại, hợp tác quốc tế về lao động trong giai đoạn này thực chất là việt Nam cung cấp lao động đáp ứng nhu cầu lao động đang bị thiếu hụt ở các nước trong khối XHCN dựa trên tinh thần giúp đỡ, hợp tác hữu nghị, chưa chú trọng đến mục đích kinh tế. Nhà nước giữ vai trò độc quyền đối với hoạt động này.
3.1.2. Thời kỳ 1990 - 2007 * Về số lƣợng
Vào khoảng đầu những năm 1990, hoạt động hợp tác quốc tế bị đình đốn vì sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN và khủng hoảng kinh tế ở châu phi. Mặt khác đây cũng là thời kỳ Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường và thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đánh giá lại tình hình xuất khẩu lao động của giai đoạn trước, chính phủ đã sửa đổi và điều chỉnh các chính sách xuất khẩu lao động sao cho phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể và xác định đây là một hướng lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Là nước tham gia vào thị trường lao động quốc tế muộn hơn so với nhiều nước trong khu vực nên mặc dù số lượng lao động xuất khẩu không ngừng tăng lên nhưng vẫn là số lượng khiêm tốn. Đến nay chúng ta đã đưa được khoảng 400.000 lao động ra nước ngoài làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2006, Việt Nam đó đưa được 78.855 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 105% kế hoạch cả năm. Năm 2007, cả nước đó đưa được hơn 85 nghỡn lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt 6,3% so với kế hoạch đề ra và tăng 7,8% so với cựng kỳ, trong đú thị trường Malaysia là 26.704 người, Đài Loan: 23.640 người, Hàn Quốc: 12.187 người, Nhật Bản: 5.517 người, Ca-ta: 4.685 người, Ma Cao: 2.130 người… Nếu so với cỏc nước trong khu vực thỡ số lượng XKLĐ của Việt Nam vẫn cũn nhỏ bộ. Chẳng hạn như Philippin, nước cựng trỡnh độ và tương đương về quy mụ dõn số, đến nay nước này đó đưa được được 7,5 triệu lao động ra nước ngoài với số ngoại tệ đưa về nước hàng năm khoảng 8,5 tỷ USD; Inđụnờsia trung bỡnh mỗi năm đưa trờn 8 vạn lao động với số ngoại tệ thu về 4,67tỷ USD; Ấn Độ mỗi năm đưa được 50.000 lao động và thu về gần 11 tỷ USD…[17]
Mục tiêu cả năm 2008 là đưa được 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, cùng với đó là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động.[17]
* Về đặc điểm của xuất khẩu lao động.
Trình độ tay nghề: phần lớn lao động Việt Nam đi xuất khẩu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo thống kê năm 2002 có khoảng 8000 lao động đi xuất khẩu là có trình độ từ sơ cấp trở lên, số còn lại là lao động không có chuyên môn. Trong số những lao động chưa qua đào tạo thì có tới 7495 người tốt nghiệp cấp III, 12.232 người tốt nghiệp cấp II và 2953 người tốt nghiệp cấp I [5]. Theo điều tra năm 2004 khẳng định chỉ có 22,5% tổng lực lượng lao động đã qua đào tạo [13]
Mục tiờu đến năm 2010, tỷ lệ lao động cú nghề đi làm việc ở nước ngoài đạt 70% trong đú lao động lành nghề và trỡnh độ cao chiếm 30%; Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài cú nghề trong đú 40% lao động cú trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật cao.[45]
Chất lượng lao động đưa đi thấp là một trong những nguy cơ tiềm ẩn về khả năng mất thị trường và giảm khả năng canh tranh của lao động Việt Nam so với cỏc nước trong khu vực. Cỏch đõy khoảng một thập kỉ, người Malaysia phải đi làm thuờ ở một số nước khỏc (thậm chớ cả ở Việt Nam) với cụng việc chỉ đũi hỏi sức mà khụng cần kỹ thuật chuyờn mụn, thỡ nay họ lại thuờ người Việt trỡnh độ tay nghề thấp sang làm việc trong cỏc đồn điền, trang trại, nhà mỏy thay thế họ, để đi vào những cụng việc đũi hỏi kỹ năng nghiệp vụ cao. Thỏi Lan cho phộp hàng chục nghỡn lao động Malaysia sang làm thuờ cho nụng dõn để nụng dõn Thỏi vào cỏc thành phố làm việc trong khi dõn thành thị lại ra nước ngoài tỡm kiếm thu nhập cao hơn. Tại thời điểm hiện nay, với những lao động khụng cú trỡnh độ chuyờn mụn, cơ hội việc làm như vậy là hoàn toàn phự hợp và cũng đỏng mừng. Song tỡnh trạng này nếu khụng khắc phục thỡ xuất khẩu lao động khú trỏnh được sự o ộp, người lao động sẽ bị thiệt thũi, cú thể bị khinh rẻ, bị đối xử bất bỡnh đẳng.
Về loại hình ngành nghề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các ngành sản xuất trực tiếp như: nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, công nghiệp chiếm tới 76% chỉ có 24% làm việc trong ngành dịch vụ. [17]
Về lứa tuổi: lao động Việt Nam chủ yếu có độ tuổi lao động từ 18-35 tuổi trong đó có 25% có lứa tuổi từ 18-25.
* Về thị trƣờng tiếp nhận
Nếu năm 1995, nước ta mới cú 29 vạn lao động làm việc tại 15 nước thỡ đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trờn 40 nước và vựng lónh thổ chủ yếu ở cỏc thị trường: Malaysia trờn 100.000 người, thu nhập bỡnh quõn 2-3 triệu đồng/ thỏng, một số nghề thu nhập 5-7 triệu đồng/ thỏng; Đài Loan: trờn 90.000 người, thu nhập 300- 500USD/ thỏng. Hàn Quốc: trờn 30.000 người, thu nhập bỡnh quõn khoảng 900- 1000USD/ thỏng. Nhật Bản: khoảng 19.000 tu nghiệp sinh, thu nhập bỡnh quõn trờn
1000 USD/thỏng. Ngoài ra, tại Cỏc Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất cú khoảng 3000 lao động và tại Quatar là trờn 7000 người. [17]
Malaysia là một thị trường mới nhưng tương đối dễ tính, không đòi hỏi tay nghề lao động cao, chi phí ban đầu cho việc đi xuất khẩu sang nước này lại rẻ hơn nhiều so với đi sang các nước khác (chỉ khoảng từ 15-20 triệu VND cho 1 người). Vì vậy mà Malaysia được nhiều người Việt Nam lựa chọn là nơi đến để làm việc vì nó phù hợp với trình độ và khả năng kinh tế. Tuy nhiên tiền công mà người lao động nhận được khi làm việc ở thị trường này cũng tương đối thấp, khoảng từ 150-200 $ Mỹ trên 1 tháng và người lao động cũng hay gặp vấn đề tới tôn giáo và văn hoá bản địa của Malaysia. Đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc lao động Việt Nam chủ yếu đi theo con đường lao động tu nghiệp sinh. Chương trình này được bắt đầu từ khoảng năm 1992 theo đó hàng năm các doanh nghiệp nước ta đưa khoảng 3000 tu nghiệp sinh sang làm việc và hiện nay có khoảng 19.000 tu nghiệp sinh chủ yếu làm việc trong các ngành may, lắp ráp điện tử cơ khí [9]
Theo thống kê Quý 1 năm 2008 trong số những thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thì Đài Loan hiện đứng ở vị trí đầu tiên với 8501 người, tiếp đú là Malaysia (4.898); Hàn Quốc (2.656), Qatar (1.522), Nhật Bản (1.201); Macao (581), Brunei (252) và cỏc thị thị trường khỏc là 3.521 người. Đối với cỏc thị trường mới như Mỹ, Úc, Sộc…, do hạn chế về chuyờn mụn, ngoại ngữ cũng như yờu cầu khắt khe về lao động và làm thủ tục xuất nhập cảnh nờn số lượng đưa đi cũn hạn chế. [46]
3.1.3 Những lợi ích của xuất khẩu lao động đối với Việt Nam. * Giải quyết việc làm
Hàng năm chúng ta phải giải quyết việc làm cho 5 triệu lao động trong khi khả năng tạo việc làm trong nước trung bình khoảng 1 triệu việc làm. Vì vậy xuất khẩu lao động được xem là một giải pháp nhằm giảm bớt số người lao động thất nghiệp. Trong
thời kỳ hợp tác lao động quốc tế 1980-1990 chúng ta đã đưa đi lao động hợp tác khoảng 300.000 lao động. Bình quân hàng năm, xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm cho gần 3,6 vạn lao động; nếu so sánh với số việc làm do FDI tạo ra thì xuất khẩu lao động có tầm quan trọng nhất định, có những giai đoạn số việc làm mà xuất khẩu tạo ra bằng 93.4% của số việc làm do FDI tạo ra (2003). Như vậy có thể thấy xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng trong việc giải quyết việc làm.
* Góp phần xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Lao động Việt nam đi xuất khẩu chủ yếu là lao động nông thôn và người thất nghiệp ở thành thị, thu nhập họ kiếm được khi ra nước ngoài làm việc cao hơn nhiều so với việc họ làm trong nước. Ở những địa phương nghèo, nhờ có lao động xuất khẩu mà đời sống của các hộ dân cư cao hơn rõ rệt. Đối với nhiều địa phương, xuất khẩu lao động được xem như một biện pháp để xoá đói giảm nghèo hiệu quả như: Phú Thọ, Hà Tĩnh, Trà Vinh… Theo số liệu thống kê, năm 1992, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh có 550 hộ nghèo chiếm 22% dân số toàn xã, sau 10 năm thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, toàn xã có 32% hộ giầu, 47%hộ khá và 21% hộ trung bình, không có hộ nghèo với mức thu nhập dưới 2,5 triệu/ người/tháng. [12]
Cũng nhờ có nguồn thu từ xuất khẩu lao động, ngân sách nhà nước thu về hàng trăn triệu USD. Chẳng hạn, riêng trong nửa sau những năm 1980 xuất khẩu lao động đã đóng góp 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và đóng góp cho ngân sách của nhà nước để trả nợ 300 triệu USD. Năm 2000 số tiền mà người lao động gửi về là 1,25 tỷ USD và đến tháng 9 năm 2003 con số này đã tăng lên 1,4 tỷ USD. Tính ra trung bình mỗi lao động làm việc ở nước ngoài cứ hai năm lại gửi về cho gia đình 100 triệu đồng.[25]
Rõ ràng, ý nghĩa của việc xuất khẩu lao động không chỉ giúp bản thân người lao động và gia đình họ mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của đất nước.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Từ năm 1991 đến nay, lao động đi xuất khẩu chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động là một cơ hội để người lao động nắm bắt một nghề nghiệp mới hoặch nâng cao tay nghề, mở rộng tầm hiểu biết về ngôn ngữ, văn hoá và thay tác phong sản xuất nhỏ bằng tác phong công nghiệp để sau khi về nước có thể tiếp tục cống hiến, kiếm sống bằng nghề đó khi đất nước đã phát triển hơn và có nhu cầu. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp để đào tạo tay nghề, trình độ cho người lao động, tạo điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng và kỷ luật lao động, đồng thời giảm được chi phí đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác, ngưòi lao động ra nước ngoài làm việc gửi tiền về nước cho gia đình đầu tư cho con em học hành do đó cũng góp phần làm tăng chất lượng nguồn lao động của các thế hệ sau, tăng tiềm lực con người cho đất nước. Đây có thể coi là một chiến lược phát triển con ngưòi một cách có hiệu quả của nhà nước chứ không đơn thuần chỉm là việc giải quyết việc làm trước mắt.