Hình thành từ 1 nhóm sinh viên Kinh Tế Quốc Dân năng động và sáng tạo,
có cùng đam mê. bdesign cố gắng áp dụng những gì được học từ giảng đường đại
học kết hợp với kinh nghiệm thực tế trải nghiệm để xây dựng mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng nhằm chuyên môn hóa các công việc.
Nhóm gồm có: - 1 trưởng nhóm - 4 nhân viên bán hàng - 1 quản trị web - 2 thiết kế sản phẩm - 1 kế toán 8. Các rủi ro tài chính
8.1. Lý do phải phân tích rủi ro
bdesign là một ví dụ điển hình về một nhóm kinh doanh áo phông và thu
đông, bên cạnh sản xuất áo đồng phục, bdesign khẳng định thương hiệu của mình
thông qua chất lượng áo đôi, áo đơn tự thiết kế. Do vậy, bdesign ko chỉ phải cạnh tranh với các nhóm kinh doanh áo đồng phục đã xuất hiện trên thị trường mà còn phải tạo sự khác biệt đẩy mạnh thương hiệu trên phân đoạn áo tự thiết kế. Việc
phát triển bdesign từ một nhóm kinh doanh nhỏ trở thành một nhóm lớn tiến tới
thành lập công ty trong tương lai chứa đựng nhiều rủi ro cần được phân tích một cách cụ thể để đưa ra những biện pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời, hiệu quả đảm bảo sự tồn tại của công ty trong giai đoạn đầu và tiếp tục lớn mạnh trong giai đoạn tiếp đó.
8.2. Các rủi ro và biện pháp đối phó
Từ việc sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro của một dự án đầu tư: phân tích độ nhạy, phân tích hòa vốn và những phương pháp dựa trên phân phối xác suất bao gồm việc mô phỏng và sơ đồ cây quyết định có thể khái quát các rủi ro như ở bảng sau:
STT Rủi ro chủ yếu Biện pháp phòng vệ
1. - Sản phẩm làm ra
có được thị trường chấp nhận không?
- Nghiên cứu thị trường theo phương pháp định lượng : Sử dụng bảng câu hỏi điều tra nghiên cứu thị trường
- Bán hàng gặp khó khăn do mọi người chưa biết đến sản phẩm của công ty.
người tuổi từ 15- 25. Một số lớn rơi vào đối tượng là học sinh, sinh viên
- Phỏng vấn không cấu trúc đối với các nhóm tập trung (sinh viên các trường đại học):Phương pháp này cho phép họ tự do bày tỏ ý kiến của mình, do đó có thể biết được động cơ thúc đẩy được họ. Quan trọng là biết được họ nghĩ thế nào về những sự đặc biệt về sản phẩm đưa ra, có thể qua ý kiến của những nhóm này mà công ty phát triển thêm một số các loại mẫu thiết kế mới về sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa thị hiếu của người tiêu dùng. - Áp dụng kế hoạch marketing và quảng cáo hiệu
quả(các mối quan hệ, quảng cáo qua các mạng xã hội: facebook,twitter, zingme…).
2. - Hành động và sự
trả đũa của đối thủ cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh bao gồm hiện tại và tương lai luôn quan tâm đến các hoạt động của các đối thủ khác 1 cách thường xuyên.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm cũng như các chính sách bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh có thể có các chương trình khuyến mại, giảm giá vào các dịp đặc biệt trong năm, điều này có thể làm giảm số lượng khách hàng đến với công ty chúng ta. Do đó nhóm vừa phải không ngừng quảng bá sự độc đáo về mặt sản phẩm tới khách hàng, vừa phải phát triển tốt các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng để có được những khách hàng trung thành. Song song với đó nhóm cũng có thể tung ra những chương trình khuyến mại mới, hấp dẫn để thu hút hơn nữa khách hàng mới và cũ.
- Nhóm có mức lãi gộp đủ lớn và có sẵn tiền mặt để đối phó với những sự tấn công từ phía đối thủ.
- Tạo ra sự khác biệt của sản phẩm so với của đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra những mẫu hình săm độc đáo, và sự phục vụ khách hàng tận tình, đáp ứng các nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng như : săm cho một đôi, săm cho một nhóm khách hàng, hình săm kỷ niệm cho một chương trình, hình săm liên quan tới các ngày đặc biệt….
chính sách khuyến mại của đối thủ để từ đó rút ra những điều cần phải học hỏi để áp dụng vào nhóm kinh doanh của mình.
3. - Không chủ động được đầu vào
- Nhóm còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm
- Để chủ động nguyên liệu đầu vào thì với mỗi loại nguyên liệu chính như mẫu áo, mực in, hình săm…cần phải liên kết với ít nhất hai doanh nghiệp cung cấp để đảm bảo không bị rơi vào tình trạng thiếu sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng
- Tổ chức đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm thường xuyên đặc biệt là tại cuối kỳ kinh doanh. Phổ biến kinh nghiệm sáng kiến đến tất cả các thành viên trong nhóm.
- Nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, nhóm sẽ tổ chức tìm hiểu và tạo điều kiện cho người lao động theo học các khóa học nâng cao nghiệp vụ, tay nghề…đặc biệt là những đối tượng là quản lý, tổ trưởng. 4. Các chi phí hoạt động. - CP bán hàng. - CP QTDN. - CP marketing. - Lãi suất.
- Các khoản chi phí bán hàng, quản lý và marketing phải được theo sát để tránh tình trạng thất thoát, và dự trù chi phí để chuẩn bị trong tương lai. Lên kế hoạch chi phí chi tiết dựa vào mục tiêu dài han, trung hạn, ngắn hạn. Hàng tuần, hàng tháng cần phải có sự kiểm kê lại các khoản chi phí và doanh thu của nhóm.
- Có các phương án dự trù trước nếu có thay đổi bất ngờ.
5. Sự sẵn có và thời gian huy động vốn. Nếu xảy ra trường hợp cần vốn gấp, không kịp quay vòng hoặc làm ăn không thu được lợi nhuận.
- Xác định các nguồn vốn khác có thể tiếp cận được, lên kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý. Đảm bảo cung cấp đủ vốn khi cần thiết
- Đề ra các chính sách làm chậm quy trình tiêu tiền mặt
hiệu, mẫu mã sản phẩm. mới 7. Nhóm bị mất tính độc đáo trên thị trường do doanh nghiệp khác cũng nhập được các nguyên liệu giống mình.
Liên tục cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm đồng thời tăng cường mối liên kết, sự tín nhiệm với nhà cung cấp.
8. Sản phẩm bị lỗi
mốt, không theo kịp xu hướng thời trang mới.
Đầu tư cho hoạt động dự báo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các xu hướng thời trang mới.
Thuê các nhà tư vấn am hiểu về thời trang kết hợp với nhà thiết kế của nhóm để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất yêu cầu về thẩm mỹ và hợp thời trang.
9. Tính mùa vụ của sản phẩm hiện tại ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhóm (trong các tháng mùa lạnh đặc biệt là tháng 1,2 hàng năm cầu giảm mạnh)
Sản xuất thêm dòng sản phẩm áo hoddie (dạng áo nỉ cổ cao, có khóa kéo, chất liệu dày giữ ấm tốt) và các loại khăn quàng cotton.
Cả hai dòng này đều có khả năng in hình săm lên.