Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình Hội nhập quốc tế (Trang 25 - 27)

Phương pháp luậnđƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận án là duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử địi hỏi việc nghiên cứu nguồn nhân lực PT-TH trƣớc hết phải tập trung làm rõ những vấn đề chung nhất về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, những vấn đề lý luận đĩ cần đƣợc kiểm định bằng thực tiễn ở một số đài PT-TH trên thế giới. Trên cơ sở đĩ, khung khổ lý thuyết đƣợc sử dụng để nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực PT-TH ở nƣớc ta trong những năm qua.Phát triển nguồn nhân lực PT-TH luơn đƣợc xem xét trong sự vận động, biến đổi; trong quan hệ quốc tế...

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử địi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực PT-TH khơng đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách tồn diện nhƣng trong đĩ hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trị quyết định.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận án - Phân tích và tổng hợp

Luận án trên cơ sở phân tích những kết quả mà các cơng trình khoa học khác đã đạt đƣợc, từ đĩ tổng hợp lại để kế thừa, đồng thời tìm ra khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.

Từ kết quả củacác bài viết, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc và ngồi nƣớc của các nhà nghiên cứu về nguồn nhân lực PT-TH để tổng hợp thành cơ sở lý luận ban đầu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của các nhà nghiên cứu về nguồn nhân lực PT-TH… Bằng việc nghiên cứu thực tiễn Việt Nam, tác giả luận án tiếp tục hồn thiện cơ sở lý luận này. Cũng từ việc phân tích tình hình phát

26

triển nguồn nhân lực của một số đài PT-TH trên thế giới, tác giả đã tổng hợp lại thành những bài học cho phát triển nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam.

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tiếp tục đƣợc sử dụng để nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong những năm qua. Từ việc phân tích tình hình phát triển nguồn nhân lực PT-TH trên các khía cạnh khác nhau theo khung khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia, luận án đã tổng hợp lại bằng việc đƣa ra những đánh giá về các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Cặp phƣơng pháp này cịn đƣợc sử dụng để đƣa ra các quan điểm và giải pháp ở chƣơng 3.

- Lơ gich và lịch sử

Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển nguồn nhân lực PT- TH theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực PT-TH với các vấn đề khác liên quan đến nĩ. Bằng cặp phƣơng pháp này cĩ thể cho thấy bức tranh khoa học của các hoạt động phát triển nguồn nhân lực PT-TH trong những năm vừa qua. Khi trình bày các sự việc luận án đã chú ý đến sự vận động "logich" của hoạt động phát triển nguồn nhân lực PT-TH. Luận án sử dụng phƣơng pháp logich để xem xét, nghiên cứu ra các vấn đề thực tế của phát triển nguồn nhân lực PT-TH dƣới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động, các bƣớc phát triển tất yếu, cốt lõi. Phƣơng pháp logich sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tế về phát triển nguồn nhân lực PT-TH ở Việt Nam những năm qua.

- Trừu tượng hĩa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hĩa khoa học đƣợc sử dụng để loại bỏ những yếu tố bên ngồi, ngẫu nhiên, khơng bản chất để nghiên cứu các yếu tố bên trong, bản chất, tất nhiên, cĩ tính quy luật của các sự vật, hiện tƣợng.

Quá trình phát triển nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong những năm qua diễn ra khơng đơn giản, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan. Sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hĩa khoa học cho phép tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những nhân tố quan trọng nhất.

27

Bên cạnh các phƣơng pháp nghiên cứu định tính, luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thơng qua các bảng số liệuvề hoạt động phát triển nguồn nhân lực PT-TH, vạch ra tính quy định thuộc về bảnchất của hoạt động phát triển nguồn nhân lực PT-TH,làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực PT-TH bằng các tiêu chí cụ thể.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình Hội nhập quốc tế (Trang 25 - 27)