Nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)

được một số điểm khả quan sau :

T hứ nhất : các doanh nghiệp Việt Nam đã có bước trưởng thành quan

trọng. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã vươn lên cạnh tranh ngày càng đôníi đao, vững vàng về ý chí, bán lĩnh và đạt được nhiều thành công trên thương trường, ở trong nước, các doanh nshiệp đã dần thâu tóm được nhiều sản phẩm quan trọng. Trên trường quốc tế, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam mỗi năm tăng với tốc độ cao, một số sản phẩm có sức cạnh tranh khá lốt và chiếm nhiều vị trí đáng kể trên các thị trường, kể cả một số thị trường có sức

cạn h tranh quyết liệt. .

T h ứ hai : với lợi thế của ngưòi đi sau, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lèn, đi vào những lĩnh vực mới, những ngành công nghệ cao, có tương lai và bước đầu thành công. Điển hình ỉà các ngành viễn thông, điện tử, máy tính và phần mềm máy tính, dịch vụ thiết kế cao cấp, các sản phẩm cao cấp trong lĩnh vực thời trang ...

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang chuyển mình, khoa học công nghệ phát triển cực mạnh, các doanh nghiệp có thể nắm bắt thời cơ, phát triển được các dịch vụ và sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường. Một số nước trên thế giới đánh giá cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động sáng tạo phần mềm máy tính, sản xuất sản phẩm yêu cầu thẩm mỹ cao: .đồ mỹ nghệ, trang trí, sản phẩm nghệ thuật, các dịch vụ đòi hỏi tinh thần nhủn dân cao : du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc người già.

Như vậy, bên cạnh những khó khăn và thách thức lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bộc lộ những tích cực rất đáng được khuyến khích. Trong giai đoạn tới, với sự hỗ trợ xác đáng của các ngành, các cấp, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ từns bước nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đóng góp lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.

CHƯƠNG 3 : NHŨNG GIẢI PHÁP c ơ BẢN

NÂNG CAO KHẢ NÁN G CẠNH TRANH CÙA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 Bối cảnh mới tác động tới khả năng cạnh tran h của doanh nghiệp

Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển không ổn định và không đều, về tốc độ thấp hơn thập kỷ trước (trên 2%/năm so với 3,2%); đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra năm 1997; vị trí các nước và các khu vực thay đổi theo hướng : kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm và đến năm 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu hiện không còn phát triển nhanh như các thập kỷ trước ; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra ; các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng và kéo dài; vài năm gần đây tăng trưởng tương đối khá ; trong khi đó kinh tế Trung Quốc phát triển “ngoạn mục”; Đông Á và Đông Nam Á phát triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước, vừa qua đã rơi vào suy thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và nhất là Châu Phi vẫn chưa thoát khỏi tình trạngirì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ La Tinh có khá hơn song cũng không ổn định.

Ngày nay, khi các lực lượng tham gia toàn cầu hoá áp dụng những thành tựu công nghệ, đặc biệt là công nghệ thỏng tin, quá trình toàn cầu hoá đang kéo theo sự biến đổi nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, kể các những biến đổi trong kinh doanh. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, việc nâng cao khả năng cạnh tranh luôn là đòi hỏi bức thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Riông đối với doanh nghiệp Việt Nam, bối cảnh sau đây càng có tác động mạnh tới sự cẩn thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

M ột là: Phê chuẩn và thực th i Hiệp định thương mại Việt - M ỹ

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký ngày 13/7/2000, đã được Quốc hội cả hai nước phê chuẩn, tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam như : Mở

rộng thị trường xuất khẩu tới thị trường Mỹ với mức thuế quan thấp ; thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ một nước công nghiệp hàng đầu như Mỹ ; có điều kiện để đám phán gia nhập WTO và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp định bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, quyển sở hữu trí tuệ, quan hệ đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh, tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện.

H ai là : Thực hiện cam kết A F T A

Từ năm 1996, hàng năm Việt nam đã công bố lịch trình cắt giảm thuế quan. Cho đến nay, gần 5.000 dòng thuế nhỏ hơn 20% được đưa vào Danh mục loại trừ ngay để thực hiện CEPT/AFTA. Hiện số lượng hàng hoá thuộc CEPT là 423,3 chiếm 60% tổng số (6.383) danh mục hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam. Thúng 2/2001, Việt Nam đã chính thức công bố lịch trình cắt giảm thuế quan cho giai đoạn 2001 - 2006 cho tất cả các hạng mục hàng hoá thuộc danh mục Loại trừ ngay và Loại trừ tạm thời. Thuế quan đối với đại đa số các dòng thuế (95% theo ước tính sơ bộ) đối với nhập khẩu từ ASEAN sẽ được giảm xuống còn không quá 20% vào năm 2003 và 0-5% năm 2006. Đến đẩu năm 2004, thuế quan trung bình đối với hàng chế tác từ các nước ASEAN sẽ được cắt giảm 50%. Cùng thời gian này, thuế quan trung bình đối với hàng dệt, da, gỗ, khoáng sản phi kim loại (như kính và gốm) và thực phẩm nhập khẩu từ ASEAN sẽ giảm trên 60%.

Thực hiện cam kết AFTA là cơ hội mở rộng thị trường, nhưng là thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp ASEAN tại thị trường nội địa.

B a là : Đ à m p h á n g i a n h ậ p W T O

Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương lần đẩu tiên với nhóm công tác về rríinh bạch hoá các chính sách kinh tế và thương mại từ tháng 7/1998, đã hoàn tất việc công bố, làm rõ chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước thành viên WTO, có những thuận lợi nhất định trong việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO, vì tiến trình này phù hợp với chủ trương cải cách và

hội nhập của Việt Nam, Việt Nam dưa ra ban ban đầu về những cam kết cụ thể về dịch vụ vào tháng 1/2002. Cuộc họp lần thứ 5 của các bên công tác về sự gia nhập của Việt Nam đã được tổ chức vào tháng 4/2002, để đánh giá tình trạng đàm phán song phương cũng như các kế hoạch hành động của Việt Nam để thực hiện một số thoa ước WTO, bao gồm cả những thoả ước liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Cuộc họp lần thứ 6 tổ chức vào tháng 12/2002 đánh dấu việc khởi đầu của đàm phán. Đến nay, quá trình đàm phán với đối tác lớn nhất lù Mỹ đã kết thúc. Vào cuối năm 2006 ,Việt Nam hy vọng sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.

Việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo them khuyến khích để Việt Nam trở thành thành viên. Cạnh tranh với hàng xuất khẩu Trung Quốc ở thị trường thứ ba sẽ mạnh hơn. Việt Nam sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi việc bỏ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2005. Cũng vậy, việc Trung Quốc hội nhập WTO sẽ cải thiện môi trường kinh doanh của Trung Quốc, và có khả năng sẽ giành mất ỉuồng đầu tư nước ngoài trực tiếp khỏi những nước có những lợi thế cạnh tranh tương tự, bao gồm cả Việt Nam.

B ốn là : Cam kết vói tư cách là thành viên APEC

Các thành viên APEC khẳng định cam kết hoàn thành mục tiêu tự do hoá và mở cửa thương mại vá đầu tư trong APEC vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 đối với các nền kinh tế chưa phát triển.

3.2 Những chính sách của Đảng và Nhà nước tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

3.2.1 Chính sách về phát triển các loại hình doanh nghiệp

Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước điểu tiết nén kinh tê. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt ; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và chấp hành

luật pháp. Trong những năm tới, cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâns cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, dồng thời phát triển thêm doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phán chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trươnơ cổ phấn hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng : xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh binh đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi.

Kinh tế ngoài nhà nước : Khuyến khích phát triển rộng rãi các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để các loại hình doanh nghiệp này phát triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước. Khuyến khích các doanh nghiệp này liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động [10].

3.2.2 Chính sách cạnh tranh

Trên cơ sở định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển của thị trường Việt Nam trong những năm gần đây thì chính sách cạnh tranh của Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu sau :

M ột là : Chính sách cạnh tranh phải xuất phát từ chiến lược phát triển

kinh tế xã hội cụ thể từng thời kỳ do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

H ai là : v ề tổng thể, chính sách cạnh tranh phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Sự cạnh tranh phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế.

- Cạnh tranh phải lành mạnh, công bằng, đúng pháp luật và đạo đức xã hội. - Cạnh tranh phải đảm bào lợi ích chính đáng của người sản xuất, lợi ích của

Nhà nước và nsười tiêu dùng.

- Xử lý hợp lý mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền cũng như liên minh cạnh tranh để tạo thế độc quyền.

- Mở rộns và nâng cao khă năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trons nước

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)