Về phương diện di truyền:

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận:"Nguồn gốc dân tộc Miêu ở Trung Quốc" doc (Trang 33 - 36)

Hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về gen di truyền ( đặc biệt là phân tích các đoạn đứt gen 9bp- deletion trong ty lạp thể) để nhận dạng có quan hệ tộc người trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện các công trình công phu, chẳng hạn Cavalli- Sforza L.Luca, Paolo Menozzi, Albert Piazza, Bodmer W.F, Bowles G.T... Điều đặc biệt quan trọng là tất cả các công trình nghiên cứu về gien di truyền đều cho thấy nhóm người Miêu-Dao có quan hệ gần gũi với các nhóm dân tộc Nam Trung Hoa như Khmer, Thái, Nạp Tây, Xá, Thổ Gia, Di... Một nghiên cứu so sánh gien di truyền các dân tộc Trung Quốc cũng cho thấy tộc người Miêu có quan hệ gần gũi với tộc người Dao, người Kuchong. Theo nghiên cứu này một số tộc người được chọn nghiên cứu ở Trung Quốc có thể chia ra làm 4 nhóm: 1) Hán và Hồi; 2) Bạch và Tạng; 3) Miêu, Dao và Kuchong; 4) Bố An, Đông Hương và Salar. Thêm vào đó, công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Lucia Cavalli-Sforza L., Paolo Menozzi, cho thấy cả về mặt hình thể ( nghiên cứu họp sọ) và di truyền, nhóm người Miêu có cùng dạng hình thể với các dân tộc thiểu số ở Quý Châu, Vân Nam (Dao, Xá, Di, Bunu) và các tộc người ở Việt Nam. Biểu đồ gien của 39 nhóm tộc người châu Á được các tác giả thể hiện như sau:

Biểu đồ gien các dân tộc ở Châu Á [ Lucia Cavalli-Sforza L:1996:225]

Trong biểu đồ này, ta có thể thấy nhóm Nam Trung Hoa ( trong đó có Miêu -Dao) có quan hệ gần gũi với các tộc người Việt, Thái, trong khi đó khác xa với nhóm người Bắc Trung Hoa và Tạng- Miến. Như vậy về mặt di truyền học, tộc người Miêu có nhiều cơ sở hơn để xếp vào đại gia đình các tộc người

KT LUN

Như vậy, việc xác định nguồn gốc dân tộc Miêu rõ ràng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì việc xác định nguồn gốc một dân có bề dày lịch sử và địa bàn cư trú tương đối rộng lớn như dân tộc Miêu không chỉ đòi hỏi sự am hiểu tường tận về một lĩnh vực mà còn phải có sự liên kết liên ngành với những lĩnh vực có liên quan như: ngôn ngữ học, văn hóa học, di truyền học, địa lý, lịch sử... Mặt khác, trong từng lĩnh vực cụ thể, giới nghiên cứu khắp thế giới vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung. Tuy nhiên, qua các lĩnh vực khoa học cụ thể như: ngôn ngữ học, văn hóa học và di truyền học, nhiều dấu ấn phương Nam đã được phát hiện, phần nào bổ sung cho khuynh hướng xem người Miêu có nguồn gốc từ phương Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận:"Nguồn gốc dân tộc Miêu ở Trung Quốc" doc (Trang 33 - 36)