Kết hợp với việc điều tra các loài thực vật quý hiếm theo tuyến đi chúng đã đánh giá sơ bộ mức độ tác động của con người tới các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ- Bắc Kạn. Mức độ tác động được đánh giá dựa trên: số gốc cây bị chặt, dấu vết khai thác lâm sản, đốt, phát quang, dấu vết động vật để lại,....Trên cơ sở thống kê sự tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến điều tra lên khu vực đang nghiên cứu tại Khu bảo tồn loài thiên nhiên Kim Hỷ ta thấy:
Khu bảo tồn chịu sự tác động của con người khá lớn, mặc dù đối tượng khai thác hiện nay không chỉ là các loài cây quý hiếm mà còn là nhiều loài khác. Hiện tại các loài cây gỗ lớn trong Khu bảo tồn là đối tượng khai thác phục vụ lợi ích kinh tế. Những cây gỗ lớn có giá trị đã bị khai thác gần như cạn kiệt, một số người dân do sự hiểu biết còn hạn chế nên một số loài quý hiếm còn bị khai thác làm củi đun. Kết quả thống kê điều tra đánh giá cho thấy:
- Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, qua thực tế cho thấy các loài cây là loài quý hiếm như họ Thông còn lại rất ít chủ yếu là do con người vào chặt phá rừng. Ngoài ra còn một số hiện tượng khác diễn ra như: đào rễ, chặt cây lấy lan hoặc sẻ gỗ trực tiếp. Khai thác các loài cây gỗ sẽ làm giảm độ tàn che, mất đi sinh cảnh các loài thực vật và sinh trưởng và phát triển của loài sẽ bị thu hẹp hay nói cách khác là nguy cơ tuyệt chủng, chính vì vậy cần phải có biện pháp hợp lí để bảo vệ các loài cây tầng cao và các loài cây quý hiếm. Chặt cành thường xuyên diễn ra nhất là đối với các loài cây gỗ thường có quả và lá sử dụng được như: Trám, Sấu, Me rừng, Rau sắng, Dâu da xoan...các loài cây có quả và lá sử dụng được thường bị chặt cũng làm mất đi sinh cảnh nơi mà các loài thực vật phân bố, giảm tính đa dạng sinh học, giảm số lượng loài...
Dấu vết các loài vật nuôi thường gặp phổ biến trên các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài vật nuôi được chăn thả nhiều nhất là Trâu,
Lợn...Tuyến đi Kim Hỷ gặp nhiều hơn cả trong các tuyến đi do đường mòn dẫn vào nơi các hộ dân người dân tộc Tày sinh sống. Du sam đá vôi và Thiết sam giả lá ngắn và một số loài thực vật quý hiếm khác thường phân bố ở độ cao trên 700-800m so với mặt nước biển, chính vì vậy dấu chân các loài vật nuôi ít bị ảnh hưởng do việc chăn thả diễn ra chủ yếu ở chân và sườn núi, lên đỉnh ta không còn bắt gặp dấu chân động vật nên các loài này ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố này.
Phát quang đốt rừng làm nương trong Khu bảo tồn thường ít diễn ra, nhưng trong tuyến đi Ân Tình vẫn gặp 1 hiện tượng phát quang nhưng chưa sử dụng lửa, đốt phát quang sẽ có ảnh hưởng mạnh đến loài thực vật quý hiếm, do quá trình đốt phát quang có thể trực tiếp làm chết các loài cây trong rừng.
- Quá trình tác động không chỉ do người dân địa phương mà còn có yếu tố của bộ phân không nhỏ là lâm tặc, trong tuyến điều tra Ân Tình, phát hiện ra rất nhiều nơi có sự chặt phá mạnh của con người, dấu vết khai thác còn rất mới, lâm tặc xẻ gỗ ngay tại rừng rồi vận chuyển gỗ thành phẩm ra ngoài, một số hình ảnh minh họa cho sự tàn phá rừng của lâm tặc (phụ lục 3):
Ngoài ra còn có một số tác động khác như đào bới các loại củ, rễ, làm dược liệu hoặc các loại rễ, củ đem trao đổi mua bán như: Củ bình vôi, Củ mài, Củ nghiến.... Để đánh giá sự tác động của con người và động vật tới các loài thực vật quý hiếm: Tác động của con người và vật nuôi (chủ yếu là con người) lên các loài thực vật quý hiếm là rất lớn. Con người chặt phá, khai thác các loài thực vật quý hiếm, đốt nương làm rẫy, phát quang, hoặc thả vật nuôi vào rừng làm đổ gẫy các cây tái sinh.
4.3. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn