Rủi ro trong xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số vấn đề lý luận - Việc làm docx (Trang 32 - 34)

Trong thời gian trên sự rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động bắt nguồn từ phía người sử dụng lao động không nhiều mà chủ yếu lại là từ người lao động. Điều này cũng cho thấy tình hình kinh tế của nước tiếp nhận lao động khá ổn định. Tuy nhiên,

đầu năm 2004 vừa qua một rủi ro không may đã xảy ra với lao động Việt Nam: hơn 700 công nhân trong lĩnh vực xây dựng ở Malaysia đã bị mất việc làm.

Cũng trong thời gian trên thì tỷ lệ lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng ra làm ngoài tuy không lớn nhưng cũng không phải là nhỏ, đặc biệt là ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Số vụ lừa đảo đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nứơc ngoài tăng lên về cả

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

I, QUAN ĐIỂM VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẰM

GIẢI QUÝÊT VIỆC LÀM .

Hội nhập kinh tế quốc tế và xuất khẩu lao động là quá trình tất yếu của bất cứ một quốc gia nào. Việt Nam đã tham gia vào quá trình ấy trong rất nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hợp tác lao động quốc tế. Xuất khẩu lao động là một trong những khía cạnh của lĩnh vực hợp tác lao động quốc tế. Không phải lúc nào hội nhập cũng đem lại thuận lợi, và cũng không phải lúc nào cũng gây ra những khó khăn. Vấn đề là ở chỗ phải biết tìm ra cơ hội, nắm lấy cơ hội, sử dụng triệt để cơ hội. Nhưng hội nhập phải luôn nhớ

một nguyên tắc: “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Hiểu nguyên tắc đó trong xuất khẩu lao động có nghĩa là làm sao để người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sau khi hết hạn đều sẵn sàng trở về nước, đều nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống, với bối cảnh kinh tế- xã hội cuả nước mình và sẵn lòng đem những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã có được để phục vụ cho đất nước.

Muốn xuất khẩu lao động thực sự có hiệu quả thì trước tiên cần nhận thức đúng đắn về

nó. Sau nữa cần có các kế hoạch phát triển dài hạn hay các chiến lược xuất khẩu lao

động, trong đó phải xác định rõ đối tượng được đưa đi xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động cần hướng tới trong từng giai đoạn và các biện pháp thực hiện. Là một nước đi sau trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tất nhiên việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước là rất quan trọng nhưng chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc vì đây là một loại hình kinh doanh đặc biệt và nền kinh tế thì luôn luôn biến

đổi. Cái chúng ta cần phải làm là: “đi tắt, đón đầu”. Chúng ta cần xác định cầu lao

động ở thế giới trong tương lai để có chiến lược cho phù hợp.

II. MỤC TIÊU CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.

Mục tiêu trước mắt.

+ Làm thế nào để tăng số người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Xây dựng thương hiệu cho hàng hoá sức lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

Mục tiêu lâu dài

Giảm số lượng xuất khẩu lao động nhưng lại tăng giá trị xuất khẩu lao động. Điều đó có nghĩa là số lượng lao động đưa đi xuất khẩu lao động thì ít đi nhưng thu nhập ròng

mà người lao động đi xuất khẩu gửi về trong nước thì tăng lên đáng kể, hơn cả so với giai đoạn trước.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số vấn đề lý luận - Việc làm docx (Trang 32 - 34)