1919 đến đầu những năm 1940
2.2.2 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của các phố Hàng Ngang,
Lãn Ông, Hàng Buồm, Mã Mây
Đầu thế kỷ XX, lượng người Hoa di cư sang Việt Nam ngày một đông đảo hơn, chỉ trong 10 năm từ 1912 đến 1922 đã có tới 157.958 người Hoa di cư sang Việt Nam [17, tr. 33]. “Hàng năm người Tàu đi ra ngoại quốc kiếm ăn có đến số nửa triệu. Cứ như ở nước ta thì mỗi năm họ vào cũng có đến ngoại chục vạn… Xem đó thì mới biết ở nước ta dễ kiếm ăn thực!” [15, tr. 1]. Trong đó, Hoa kiều ở Hà Nội năm 1912 là 2.908 người [49, tr. 211].
Ở phía Bắc, phần lớn người Hoa tập trung sinh sống ở các tỉnh biên giới và gần biên giới Việt - Trung và những đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... Xét trên toàn quốc, người Hoa tập trung ở các thành thị phía Nam hơn là phía Bắc.
70
Bảng 2.1: Dân số Đông Dương tính đến năm 1920
Tên tỉnh Người Âu Người Việt Người Hoa Người Minh Hương Người Nhật Người Pháp Người Ấn Lào Cai 32 32082 1625 4 19 Lai Châu 29 150 300 Cao Bằng 68 1041 1854 2 Yên Bái 25 13600 288 Hà Giang 9 1675 2986 Tuyên Quang 100 25893 504 7 Quảng Yên 285 19878 2777 Bắc Giang 100 250000 5000 2 13 Bắc Cạn 35 1000 2000 Lạng Sơn 388 3117 3160 Hà Nội 2842 83101 3377 825 79 79 Hải Phòng 1150 10250 43 Hải Dương 100 600 800 Nam Định 277 880000 1065 16 6 (Nguồn: trích lược [17, tr. 34])
Theo thống kê trên Hà Thành ngọ báo, số 15, 18/4/1927, người Trung Hoa ở Đông Pháp tất cả có 360.000 người, trong đó có 156.000 đàn ông, 71.000 phụ nữ và 120.000 trẻ em; trong đó ở Nam kỳ có 203.000 người, Bắc kỳ có 46.000 người, Trung kỳ có 10.000 người, Cao Miên có 95.000 người và Ai Lao có 2.000 người [14, tr.1].
Riêng tại Hà Nội, từ những khu vực cư trú nhỏ trong phố buôn bán, sau nhiều biến động có lúc phải di dời đi các nơi khác cuối cùng người Hoa vẫn bám trụ và xây dựng được cơ sở vững mạnh của mình tại đây. “Ở Bắc Kỳ, Cao Miên, số đàn bà Tàu nhiều hơn Nam Kỳ. Thế đủ rõ người Tàu ở đây là có ý ở hẳn, thâm căn cố đế” [14, tr.1]. Năm 1930, Hà Nội có 4.594 người Hoa và năm 1940 là 5.310 người [49, tr. 211].
71
Theo thống kê tạm thời năm 1902, trong khu vực phố buôn bán Hà Nội có 12.367 người Việt (chiếm khoảng 36% dân số trong khu phố buôn bán), 22.932 ngoại kiều (chiếm khoảng 64% dân số) mà chủ yếu là Hoa kiều. “3/4 dân cư sống trong khu buôn bán là người Hoa, trong đó một nửa sống tập trung trên 3 phố là Hàng Ngang, Hàng Buồm và Hàng Chiếu, thuộc phường Hà Khẩu trước đây, hình thành nên khu phố Hoa kiều” [49, tr. 215].
Từ khu vực phố Hàng Ngang, Hàng Buồm dần dần người Hoa mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống sang các khu phố lân cận như Lãn Ông, Mã Mây… Đây có thể coi như các phố người Hoa ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Theo thống kê năm 1902, phố Hàng Ngang có 444 ngoại kiều, phố Hàng Buồm có 995 ngoại kiều (chỉ có 289 người Việt), phố Lãn Ông có 436 ngoại kiều (có 400 người Việt) và phố Mã Mây có 752 ngoại kiều (có 230 người Việt). Phần lớn số ngoại kiều này là Hoa kiều [49, tr. 211-217]. Số lượng Hoa kiều ở đây ngoài những gia đình định cư lâu năm có sở hữu đất đai nhà cửa hàng quán còn có những thương nhân, thợ thủ công, người làm thuê đến thuê nhà làm ăn buôn bán.
Xét về đất đai, vào những năm 1940, theo thống kê của bằng khoán điền thổ trong phạm vi 75 phố17 của khu phố buôn bán có 62 phố được ghi nhận có sở hữu đất của người Hoa; 19 phố ghi nhận có sở hữu của người Âu và chỉ có 12 phố thuần là sở hữu của người Việt mà không có sở hữu của người nước ngoài [49, tr. 252-255]. Theo đó, phố Hàng Buồm là nơi có số lượng thửa đất thuộc sở hữu của người Hoa cao nhất (55 thửa), có thể xem là trung tâm của phố người Hoa lúc bấy giờ. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn phố Hàng Buồm và các phố lân cận có thể tạo với phố Hàng Buồm thành một tuyến liên hoàn để nghiên cứu trường hợp. Đó là phố Hàng Ngang – Lãn Ông – Mã Mây18
.
17 Phạm vi khu phố cổ hiện nay có 76 phố. Tuy nhiên phố Cầu Đông mới thành lập năm 1991, ở thời điểm lập bằng khoán 1943-1944 chưa có phố này.
18
Theo bằng khoán cho thấy phố Hàng Ngang và Mã Mây mỗi phố có 13 thửa đất thuộc sở hữu của người Hoa, Lãn Ông có 5 thửa. Mức độ tụ cư Hoa kiều ở 4 khu phố này là cao so với bình diện chung trong khu vực phố cổ tuy số lượng không nhiều mà ta có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Trên thực tế có bộ phận người Hoa tới thuê nhà để làm ăn buôn bán tại các khu phố này. Họ không sở hữu đất đai, nhà cửa, hàng quán. Việc người Hoa thuê nhà trong khu phố buôn bán là tình trạng phổ biến, thậm chí vào cuối những năm 1930 sự gia tăng của người Hoa đến thuê nhà đã đẩy giá thuê nhà lên cao dẫn đến xung đột giữa người Hoa và người Việt.
Thứ hai: người Hoa thường sinh sống cùng nhiều thế hệ trong một ngôi nhà theo lối tam-tứ đại đồng đường. Ngoài ra, đối với các gia đình thương gia giàu có còn có thêm lực lượng người giúp việc, nhân công làm
72
a. Phố Hàng Ngang
Phố dài 152m, rộng 8m. Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương. Đến thế kỷ XIX có tên là phố Việt Đông, phố những người Hoa kiều Quảng Đông. Dãy phố này nổi tiếng với việc buôn bán tơ lụa, bông sợi. Tên Hàng Ngang có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp đến đặt tên cho phố Hàng Ngang là “Rue de Cantonnais”, phố của những người Quảng Đông. Trước đây trừ cửa hàng của người Quảng Đông, còn có cửa hàng tơ lụa của các thương gia người Ấn. Phố nằm trên trục đường chính của phố cổ nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến chợ Đồng Xuân, trục đường này có thể coi là xương sống của phố cổ.
b. Phố Lãn Ông
Phố dài 180m, rộng 6m. Xưa thuộc đất thôn Hậu Đông, Hoa Môn, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Cuối thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Đông Hoa và Đông Hoa Nội Tự thành Đức Môn. Phố kéo dài từ ngã tư phố Hàng Đường - Hàng Ngang đến phố Thuốc Bắc, chạy ngang qua ngã tư phố Chả Cá - Hàng Cân.
Thời Pháp thuộc gọi là phố Phúc Kiến (rue des Phúc Kiến). Gọi là phố Phúc Kiến vì tới giữa thế kỷ XIX người Phúc Kiến chạy loạn Thái Bình Thiên Quốc tới đây ồ ạt mua đất dựng nhà, xây Hội quán trở thành lực lượng cư dân đông đảo trong phố. Năm 1817, họ lập hội quán Phúc Kiến (nay ở số nhà 40 phố Lãn Ông).
thuê. Do đó, trên thực tế số người Hoa sinh sống tại đây là đông đảo trong khi mỗi thửa đất người Hoa sở hữu chỉ do 1 người đứng tên.
Thứ tư: Các bằng khoán này được lập chủ yếu trong năm 1944, một số ít lập năm 1943, đặc biệt phố Hàng Ngang chỉ có 2 bằng khoán lập năm 1943. Đây là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động trong khu vực cũng như ở Hà Nội. Nhật vào Đông Dương. Nhật đồng thời là kẻ thù của cả Pháp và Trung Quốc. Khi Nhật kiểm soát Đông Dương, việc làm ăn buôn bán của người Hoa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những thế, tính mạng của họ còn bị đe dọa, bởi Nhật không bảo trợ cho người Hoa như Pháp đã làm. Điều đó khiến cho một bộ phận người Hoa đã phải chuyển khỏi Hà Nội.
Phố Lãn Ông theo thống kê từ bằng khoán không phải là khu phố có đông người Hoa định cư. Tuy nhiên đây là một trong những khu phố có người Hoa sinh sống từ lâu đã xây dựng được cơ sở tín ngưỡng qui mô (Hội quán Phúc Kiến – thờ bà Thiên Hậu), có hoạt động nghề nghiệp, có sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đăc trưng của một trong hai cộng đồng người Hoa chủ đạo ở Hà Nội thời bấy giờ (người Hoa gốc Phúc Kiến) nên chúng tôi lựa chọn trường hợp nghiên cứu. Việc lựa chọn các khu phố này để nghiên cứu trường hợp có chủ đích khắc họa bộ phận điển hình nhất về khu phố người Hoa ở Hà Nội.
73
Ban đầu người Hoa ở đây chủ yếu buôn bán hàng kim loại, đồ đồng, đồ thiếc từ Trung Quốc sang, ít lâu sau họ kinh doanh thêm mặt hàng thuốc Bắc và nhanh chóng trở nên giàu có [39, tr. 66]. Năm 1949, đổi tên là phố Lãn Ông. Nay thuộc phường Hàng Đào, Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm, nổi tiếng với các hiệu buôn bán thuốc bắc [6, tr. 383-384].
c. Phố Hàng Buồm
Phố dài 300m, rộng 7m. Hàng Buồm xưa thuộc đất phường Hà Khẩu (trước đó gọi là Giang Khẩu), tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng. Đây là một trong 36 phường thời Lê. Thời Pháp thuộc gọi là “rue des Voiles”. Sau năm 1945 lấy tên Việt là phố Hàng Buồm cho đến nay. Phố Hàng Buồm nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.
Phố Hàng Buồm xưa chuyên bán các loại buồm. Đó là buồm được may bằng vải hay đan bằng cói dùng cho thuyền bè. Sản phẩm xưa kia của phố là các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Nguyên liệu được các thuyền chở vào tận sát phố, và cũng các thuyền ấy chở sản phẩm đi các khu vực khác.
Người Hoa được phép tới ở phường Hà Khẩu vào đời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII trở đi). Có thể đây là những người Hoa từ phường Đường Nhân tản sang (phường Đường Nhân tức là khu vực phố Hàng Ngang hiện nay). Cho đến thế kỷ XIX, lợi dụng tình hình chính trị, kinh tế nhiều biến động, Hoa kiều ở Hàng Buồm ngày một lớn mạnh, họ đã xây dựng được Hội quán Quảng Đông to rộng. Họ nắm quyền nhập khẩu mọi hàng hóa thiết yếu của người Việt và độc quyền xuất khẩu nông phẩm như ngô, gạo sang Trung Quốc và Singapo. Kể từ khi người Hoa chiếm lĩnh khu phố thì việc buôn bán các loại buồm cũng dần mai một và biến mất.
Thay vào đó, phố Hàng Buồm là nơi tập trung các “cao lâu” – quán ăn của người Hoa. Nổi tiếng nhất là Hiệu Đông Hưng Viên, có thời gọi là Kim Môn vì tam cấp và hai bên cửa đều bọc đồng bóng loáng.
d. Phố Mã Mây
Phố Mã Mây dài 268 mét, rộng 6m, kéo dài từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu (đoạn đầu) và thôn Dũng Hãn
74
(đoạn cuối), đều thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên Mã Mây có từ trước khi Pháp chiếm Hà Nội. Thời xưa gồm hai phố: phố Hàng Mây và và phố Hàng Mã. Hàng Mây là đất của giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là phần đất sát Hàng Buồm, có những cửa hàng bán song, mây. Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề làm đồ mã như nhà táng, hình nhân, mũ ông công, tiền giấy…
Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã được gọi chung là Rue des Pavilons Noirs (phố quân Cờ Đen). Từ năm 1945 lấy tên phố Mã Mây [6, tr. 470-471]. Phố Mã Mây và giữ nguyên cho tới nay. Đây là nơi tập trung sinh sống của những người Hoa kiều nghèo khổ, sống bằng cách làm bánh trái, nấu các loại chè, nước giải khát để bán rong.
2.2.3 Diện mạo kinh tế - xã hội của khu phố ngƣời Hoa (Hàng Ngang – Lãn Ông – Hàng Buồm – Mã Mây) ở Hà Nội qua tƣ liệu địa chính
2.2.3.1. Việc chỉnh trang đường phố
Việc cải tạo đường phố và vệ sinh môi trường là một trong những hoạt động đáng lưu ý của thực dân Pháp từ sau năm 1920. Chính hoạt động này đã tạo ra nhiều biến đổi cho cảnh quan khu phố buôn bán. Trước đây, sự chật hẹp và bảo trì kém của các đường phố làm cho lưu thông rất khó khăn, đường phố lầy lội, những mái hiên của những ngôi nhà tranh chìa ra chiếm không gian khiến cho lối đi bị thu hẹp lại; những dãy nhà xây không thẳng hàng khiến cho những con đường trở nên hẹp và ngoằn ngoèo. Bởi vậy chính quyền thành phố đã thực hiện những chính sách quy hoạch về kiến trúc nhà cửa để có thể “nắn thẳng” và tạo vỉa hè cho các con đường. Điều này được phản ánh phần nào qua những con số của bằng khoán.
Thống kê từ 375 bằng khoán của các phố Hàng Ngang – Lãn Ông – Hàng Buồm – Mã Mây cho ta kết quả sau:
75
Bảng 2.2: Thống kê diện tích đất bị cắt làm đường của phố Hàng Ngang, Lãn Ông, Hàng Buồm, Mã Mây
Đƣờng/Phố Số bằng khoán Diện tích bị cắt làm đƣờng (m2) Hàng Ngang 4 18 Lãn Ông 6 28 Hàng Buồm 8 66 Mã Mây 10 91 Tổng số 28 213
Như vậy, trong tổng số 375 bằng khoán, có 28 bằng khoán thể hiện việc cắt đất làm đường. Phố Mã Mây là phố có phần diện tích bị cắt nhiều nhất trong đó thửa bị cắt nhiều nhất là 17m2, thửa bị cắt ít nhất là 3m2, phần đất bị cắt chủ yếu thuộc sở hữu của người Việt, phần thuộc về sở hữu của người Hoa chỉ duy nhất có một thửa đất bị cắt 10m2. Tiếp đến là phố Hàng Buồm thửa bị cắt ít nhất là 2m2 và thửa bị cắt nhiều nhất là 19m2; trong 8 thửa bị cắt đất có 6 thửa thuộc sở hữu của người Hoa có phần diện tích bị cắt ít nhất là 4m2 và nhiều nhất là 13m2.
Hội đồng thành phố trưng dụng phần diện tích nhô ra bên ngoài đường quy hoạch dự kiến theo mức giá thỏa thuận giữa chính quyền và người dân. Việc cắt đất một số ngôi nhà để mở rộng lòng đường theo quy hoạch chung là thiết thực. Tuy nhiên, việc cắt đất làm đường và vỉa hè dẫn đến thưc tế là có những thửa đất còn lại diện tích nhỏ chủ yếu được sử dụng làm vỉa hè, làm đường hoặc bỏ trống. Cụ thể, theo phản ánh của bằng khoán thì phố Hàng Buồm có 14 thửa đất có diện tích còn lại rất nhỏ, (10 thửa chỉ có 1m2; 2 thửa 2m2, 1 thửa 3m2 và 1 thửa 7m2). Trong khi đó, phố Hàng Ngang có hai thửa đất rộng 3m2
và 1 thửa đất chỉ có 1m2
. Phố Lãn Ông: 1 thửa 1m2, 1 thửa 2m2, 1 thửa 4m2, 1 thửa 6m2,1 thửa 7m2, có 1 thửa 9m2, 1 thửa 10m2. Phố Mã Mây có 2 thửa 1m2, 2 thửa 2m2 và 2 thửa 4m2.
Trong trường hợp phần đất còn lại không quá nhỏ nhưng cũng không đủ để đảm bảo xây dựng đủ các công trình thiết yếu của một gia đình thì các gia đình
76
có đất bị trưng dụng làm đường có thể xin mua lại phần đất bên cạnh nhà mình để tiện cho việc sinh hoạt19
. 2.2.3.2. Sở hữu nhà đất
Sở hữu nhà đất là vấn đề quan trọng khi xem xét tới diện mạo các khu phố, bởi chủ sở hữu nhà đất thuộc bộ phận dân cư nào có thể góp phần lý giải qui mô đất đai, kiểu kiến trúc của ngôi nhà và tổng thể không gian kiến trúc, sinh hoạt văn hóa của tuyến phố. Trong những tấm bằng khoán điền thổ vấn đề chủ sở hữu và của từng mảnh đất là được thể hiện rõ ràng.
Xét về hình thức sở hữu: có hai loại là công hữu và tư hữu20. Trong đó, loại hình tư hữu chúng ta có thể phân nhóm theo đối tượng sở hữu là người Việt, người Hoa, người Âu21.
a. Đất công hữu:
Diện tích đất công hữu của 4 phố chỉ còn lại phần rất nhỏ, chiếm 4,6%, chiếm 9,3% về số lượng. So sánh với bình diện các ph ố khác trong khu ph ố cổ có sự khác biệt.
19 Trường hợp một chủ sở hữu người Hoa trên phố Mã Mây là một ví dụ:
“Tôi là Lay Foc Thong, thương nhân Hoa kiều, trú tại số 47 Hàng Bồ, Hà Nội. Tôi xin trình bày với ngài một sự